Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận văn hóa dân gian...

Tài liệu Tiểu luận văn hóa dân gian

.PDF
16
58
111

Mô tả:

I . Dẫn luận Múa bóng rỗi còn được gọi là múa bóng hoặc bóng rỗi, là một loại hình nghệ thuật dân gian hết sức độc đáo của người Nam bộ. Loại hình này có từ thời khẩn hoang, lập ấp, theo dấu chân của các tiền nhân trong công cuộc Nam tiến cách đây hơn 300 năm1.Bóng rỗi là loại hình diễn xướng dân gian gắn liền với tục thờ Mẫu ở Nam Bộ. Múa bóng rỗi được hình thành và phát triển trong cái nôi văn hoá của cư dân Nam Bộ. Không chỉ văn hóa của người Việt mà trong đó nó còn chứa đựng những yếu tố dung hợp nhiều nền văn hóa của các cư dân cùng sống trên vùng đất này và sự dung hợp ấy được ngày càng chắt lọc để trở thành những hình thức riêng biệt, tạo nên nét văn hóa độc đáo nơi đây. II . Bóng rỗi ở Nam Bộ Nam Bộ có nhiều cách gọi bóng rỗi như múa bóng, hát bóng rỗi...Bóng rỗi là múa , hát gắn với nghi lễ cúng thành mẫu ở đền, miếu, đặc biệt ở những nơi thờ Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Ngũ Hành Nương Nương, thậm chí ở cả cung miếu thờ Thiên Hậu...Múa bóng rỗi là một nghi thức quan trọng trong nghi lễ thờ Nữ thần, Mẫu thần phổ biến trong cái nôi của văn hóa Nam Bộ. Bóng rỗi là sự kết hợp hai hình thức biễu diễn là hát rỗi và múa bóng. Trật tự của một bữa bóng rỗi là sau khi bà bóng dâng lễ Tổ, thắp hương thì đến hát rỗi. 1. Nghi thức bóng rỗi 1.1 Hát rỗi Cũng như các loại hình diễn xướng trong các nghi lễ thờ Thần khác, nội dung chính của bóng rỗi xưng tụng công đức của các vị Thần mà người dân tôn thờ,người hát rỗi mặc lễ phục đứng trước bàn thờ nữ thần, tay cầm trống nhỏ, gọi là trống rỗi, vừa gõ làm nhịp cho hát để mời gọi những vị Thần này về chứng giám cho buổi lễ và chuyển tải những lời cầu xin của người dân lên vị Thần đó.”Ngoài ra, nội dung bài rỗi còn tả cảnh nói về những sụ vật hiện tượng trong cuộc sống đời thường, thể hiện ước mơ về một cuộc sống yên vui hạnh phúc. Ngoài những bài rỗi Bà, Cô ,Ông Cậu,...đề tài các bài rỗi trở nên phong phú khi các bà bóng sáng tác ra những bài rỗi mang nội dung ca ngợi cảnh đẹp thanh bình của non sông đất nước, hay các bài rỗi mang nội dung chuyển tải những ước mơ của con người, cầu chúc cho bổn hội, gia 1 http://yume.vn/phaiyen/article/tim-hieu-ve-nghe-thuat-mua-bong-roi-35D41327.htm 1 chủ bình an, giàu sang phú quý....lời của các bài hát rỗi không đặt ngặn về văn chương thơ phú. Ngôn ngữ bình dị của người Nam Bộ” (Nguyễn Thị Hải Phượng ) . Ví dụ: bài Chầu Năm Bà ............. Bà Kim sanh bạc, hóa vàng Bà Thủy sanh nước dãy đầy biển khơi Bà Hỏa sanh ngọn lửa hổng Bà Thổ sanh đất đầy đồng nơi đây Bà Mộc sanh cội hóa cây Năm Bà năm phép tới đây hợp cùng Trời sanh năm vị ngũ hành. ( Cuối các bài rỗi, các bà bóng chuyển sang hát các điệu Lý với đề tài miêu tả sự vật hiện tượng: hoa, cây trái, thú vật phản ánh phong tục lễ nghi,.....hay những bài Lý mang tên gọi đặc trưng của Bóng rỗi , để tạo không khí nhẹ nhàng và vui tươi khi dứt bài. Ví dụ như: Lý trèo đèo, Lý trống cơm. Lý bản đờn, Lý vọng phu,....Sự thay đổi và làm phong phú những nội dung trong các bài hát rỗi thể hiện đậm nét sự linh hoạt uyển chuyển và tràn đầy sức sống của người Nam Bộ. 1.2 Múa bóng rỗi Múa bóng rỗi là những động tác tạo hình tương ứng với âm nhạc nhằn biểu đạt một ý nghĩa nào đó với đối tượng được tôn thờ và người dự lễ. Múa có tính chuyên môn cao, đòi hỏi phải có một quá trình luyện tập mới thực hành được. Trong nghi lễ cúng Bà, phần trình diễn múa lúc nào cũng được mọi người hân hoan chào đón, bao gồm các loại sau: Múa dâng bông: là điệu múa đầu tiên trong thực hiện nghi lễ cúng Bà.” Bà Bóng nâng chén bông ngang mày và bắt đầu thực hiện các động tác múa kết hợp với lời hát bày tỏ niềm tôn kính. Những động tác như cầm chén bông xoay tròn quanh người hay đặt chén bông lên đầu, lên trán với những động tác múa khi đứng, khi ngồi khi nằm nhưng chén bông vẫn giữ được thăng bằng. Hay đặt chén bông lên một thanh gỗ nhỏ hình trụ, nhỏ, dài từ 1-1,5m, đầu còn lại của thanh gỗ đặt lên trán, lên miệng để múa, tạo thành một màn trình diễn ngoạn mục” (Mai Mỹ Duyên ). 2 Múa dâng bông Múa dâng mâm : có thể nói múa mâm vàng là một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá tài năng của một nghệ nhân. Đây là một điệu múa bắt buộc phải có trong nghi lễ cúng Bà.Múa mâm vàng có nhiều động tác nhưng quy lại có ba loại:tay, đầu và toàn thân. “Động tác tay: Lật mâm: giữ mâm vàng trên một tay rồi lật nghiêng. Chuyền mâm: chuyền mâm liên tục từ tay trái qua tay phải và ngược lại. Tung mâm: bật mâm lên cao và giơ tay hứng lấy. Động tác đầu: Thăng bằng:mâm được đặt trên đỉnh đầu,bóng xoay tròn người để múa, sau đó nghiêng đầu liên tục qua hai bên. Cấn cạnh:dựng chiếc mâm vàng theo chiều ngang, đặt cạnh của mâm trên đỉnh đầu, trên mép miệng, trên mũi hoặc trên trán trong lúc hai tay múa đều. Cấn cạnh là động tác kĩ thuật cao của máu mâm vàng. Bêu: mâm vàng được dựng mắc ngang vào đầu bên, đầu còn lại trên mũi, mép trán,,,của bóng và múa. Động tác toàn thân: Động tác có tính di chuyền. Đầu tiên, họ đặt mâm vàng trên đầu, múa xoay tròn người. Dùng ngực hất mâm rơi xuống lưng, chống hai tay xuống đất giữ cho mâm thăng bằng, rồi xoãi chân nằm úp xuống. Sau đó sử dụng các cơ vai, cơ bụng,di chuyển mâm từ sau lưng ra trước ngực, từ đầu xuống chân. Như một vận động viên uốn dẽo, bóng dùng hai chân đưa mâm lên đầu và tiếp tục múa. Sau đó, bóng quỳ trước bàn thờ, người chủ miễu bật lửa hóa mâm vàng 3 để dâng lên Bà. Bóng tiếp tục múa cho đến khi ngôi tháp cháy rụi, kết thúc nghi thức dâng mâm.”(Mai Mỹ Duyên) Múa dâng mâm(múa mâm vàng) Múa dâng lộc: đây là diệu múa trong nghi thức Bán lộc. Bóng cầm một mâm trầu cau trên phủ vải đỏ (nếu múa trong Lễ tạ trang thì trên tấm vải đỏ đặt thêm một cặp vọi làm bằng giấy trang kim màu vàng được cắt hoa văn rất đẹp). Cặp vọi này sau khi làm lễ Bán lộc xong, bóng sẽ mang dán lên hai bên trang thờ để lấy may mắn. Để làm lễ bán lộc bóng bưng mâm lên vừa hát vừa múa để dâng lên Bà. Sau đó phân phát hoặc bán cho người đến dự lễ để họ có sự may mắn, phò hộ của bà trong làm ăn. Người nhận lộc sẽ đặt lên mâm một số tiền tùy ý. Múa đồ chơi(tạp kỹ): Ngay tên gọi múa đồ chơi cho thấy điệu múa này không phục vụ nghi lễ cúng Bà nhằm biểu diễn cho công chúng thưởng thức. Với loại múa này, ngoài những đạo cụ chuẩn bị trước, nghệ nhân có thể mượn các vật dụng tại chỗ để làm đạo cụ trình diễn, chẳng hạn: xe đạp, xe gắn máy bàn ăn cơm, ghế đai, ghế đẩu,... những tiết mục múa đồ chơi rất phong phú, tùy theo tính chất có thể chia là hai loại: “Sức mạnh:đều có thể múa các vật dụng nặng như: khạp da bò, xe đạp, nhiều chiếc ghế ngồi xếp chồng lên theo hình tam giác lật ngược, múa bàn ăn có đặt một em bé ngồi lên trên.... 4 Múa ghế Khéo léo chính xác:các tiết mục như múa dao phay, múa rót rượu, bình nhạo, múa dàn xay, lông công, bông huệ...đòi hỏi phải thật khéo léo và chính xác. Múa dao phay 5 Múa lu Múa bông huệ Việc huấn luyện múa tạp kỹ được thực hiện theo nguyên tắc từ nặng tới nhẹ, từ đơn giản đến phức tạp đi kèm với các loại đạo cụ như cây nêu, lu đựng nước, khạp da bò, bàn, ghế, bình bông, nhạo, dàn xoay,bông huệ, lông công...” (Mai Mỹ Duyên) 1.3 Âm nhạc Âm nhạc trong nghi thức diễn xướng bóng rỗi mang đậm nét đặc trưng cũa nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ. Những hơi nhạc được sử dụng là hơi Xuân, hơi Ai, hơi Đảo. Đây 6 là những hơi nhạc nằm trong hệ thống chính của bài bản nhạc lễ Nam Bộ và thường được sử dụng trong các nghi lễ chính của người Việt ở Nam Bộ như trong các lễ cúng Đình, lễ tang... Trong âm nhạc của Nam Bộ nói chung và âm nhạc trong hình thức bóng rỗi nói riêng đều nhấn mạnh đến tư duy “mở” trong âm nhạc. Âm nhạc “động” chứ không “đóng”. Với quan niệm “phương châm hoa lá”, khi học thì phải giữ vững lòng bản, giữ vững cái “chân phương”, nhưng khi đàn thì phải biết “thêm hoa thêm lá”, trên những quy định từ trước người đàn có thể thêm nhiều chỗ để chọn chữ nhạc theo ý của mình làm cho bài bản trở nên sinh động hơn phong phú hơn và luôn biến đổi. Cách tư duy “chân phương-hoa lá” cũng bộc lộ vũ trụ quan của người xưa, tư duy linh hoạt sinh động về một thế giới luôn thay đổi để tồn tại và phát triển. 1.3.1 Tiết tấu Trong âm nhạc của Hát rỗi và múa Bóng, tiết tấu của nhịp trống không phức tạp. Theo quy định, tiết tấu một bài rỗi lúc nào cũng phải thay đổi từ chậm đến nhanh rồi chậm. Đó cũng là một phương thức thể hiện quy luật âm dương,quy luật cuộc sống. Không có bài rỗi nào chỉ sử dụng một tiết tấu, một nhịp điệu,một hơi nhạc duy nhất từ đầu đến cuối bài. 1.3.2 Nhạc khí Toàn bộ nhạc đệm cho Bóng rỗi trước đây chỉ gồm một cái trống Tổ (do bà Bóng vừa cầm gõ vừa hát), một trống Cơm ( hoặc dùng phách), một đàn Cò ( miền Bắc gọi là đàn Nhị) và có khi thêm đàn Nguyệt (Kìm) hoặc đàn Sến. Tuy nhiên, gần đây ban nhạc còn có thêm cây Guitare phím lõm. Có trống Chiên,phách hay phệt. 2.Nét đặc sắc trong múa bóng rỗi ở Nam Bộ “Mặc dù múa bóng rỗi là hình thức diễn xướng tổng hợp gồm có nhạc, hát và múa nhưng nếu như hầu bóng ở Bắc Bộ nhấn mạnh đến âm nhạc thì múa bóng rỗi Nam Bộ lại nhấn mạnh đến múa” (Trịnh Xuân Thắng ). Nếu hầu bóng là múa của thần linh, các Thánh Mẫu nhập hồn vào thể xác cảu các bà đồng từ đó tùy theo tính cách của từng vị Thánh mà có những động tác múa khác nhau thì múa hát bóng rỗi là múa của con người đang dâng cúng thần linh mà ở đây là các nữ thần, mẫu thần. Để có thể múa hát bóng rỗi, chúng ta thấy ít nhiều yếu tố nhập đồng, tuy nhiên so với hầu bóng yếu tố nhập đồng không đậm và không điển hình. 7 Múa bóng rỗi ở Nam Bộ ít mang tính kinh điển hơn, các nghi thức cũng ít gò bó, quy phạm, giao lưu giữa thần linh và người trần cũng thoải mái hơn, nhiều lúc mang tính chất sinh hoạt văn hóa hơn là tín ngưỡng, dân dã,bình dân hơn là cung đình. Khác với múa hầu bóng, múa Bóng từ múa nghi lễ chuyển sang múa mang tính tạp kỹ, từ múa dâng thần,mua vui cho thần sang múa giải trí cho cộng đồng trong lễ hội, từ múa thiêng sang múa ít nhiều mang tính trần tục. “Múa bóng rỗi Nam Bộ thể hiện tính đa văn hóa rất rõ nét trong quá trình người Việt tiến về phương Nam. Múa Bóng rỗi còn là sản phẩm của quá trình tiếp xúc và tích hợp văn hóa giữa người Việt với văn hóa Champa, Hoa và Khmer. Nhiều hiện tượng văn hóa nghệ thuật của các dân tộc Khmer, Champa,Hoa đã được người Việt tiếp thu trong bóng rỗi. Do vậy, bóng rỗi Nam Bộ vừa mang trong mình tính cội nguồn tục thờ Mẫu ở Bắc Bộ vừa tại nên sự mới mẻ trong môi trường văn hóa phương Nam. Từ nhân lõi là hình thức múa hát nhập thần để dâng cúng Bà ở cửa đền, múa bóng rỗi trong quá trình lịch sử mấy trăm năm đã tích hợp vào nó nhiều hình thức nghi lễ văn hóa nghệ thuật dân gian khác. Đó là các hình thức rỗi (hát mời) theo lối đọc kinh của đạo Cao Đài, đạo Phật,các điệu hát của sân khấu cải lương, của sân khấu Hát bội, cùng với các điệu lý, hát thờ, rỗi thờ... Múa bóng rỗi của người Việt cũng đã tiếp thu vào nó múa nghi lễ, múa bóng của người Champa, người Khmer”(Trịnh Xuân Thắng ). Tính mở, tính linh hoạt của múa bóng rỗi Nam Bộ. Người Nam Bộ quan niệm “chân phương hoa lá “, học thì học cái chân phương mang tính nền tảng, quy tắc nhưng khi diễn tấu thì thêm hoa thêm lá. Mỗi bài rỗi vừa mang tính cố định, có nội dung tương tự nhau với những điều mong ước như cầu bình an, tài lộc, sức khỏe...nhưng mang tính ứng tác của nghệ nhân khi hát cho nên không có một mẫu số chung, không lặp về câu chữ, mỗi bà bóng khác nhau có những kiểu hát rỗi khác nhau. Tính mở của bóng rỗi còn thể hiện ở chỗ nó thu nạp những hình thức nghệ thuật mới để không ngừng biến đổi đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu của con người. Múa bóng rỗi, đặc biệt là phần múa tạp kỹ, đã tiếp thu các yếu tố xiếc hiện đại, mở rộng các đạo cụ và các kỹ thuật múa theo hướng ngày càng kỹ thuật, điêu luyện nhằm thu hút và thỏa mãn nhu cầu giải trí của người tham dự lễ hội. 8 3.Giá trị của múa bóng rỗi ở Nam Bộ Múa bóng rỗi là môt nghệ thuật diễn xướng và hát để thể hiện truyền thống tri ân, uống nước nhớ nguồn của con người đối với thần linh, đối với tổ tiên và những người đã khuất, đối với những người có công với đất nước, dân tộc đã cưu mang, che chở người dân trước khó khăn, hoạn nạn. Đó cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. “Múa bóng rỗi là một nghi lễ gắn liền với tục thờ Mẫu nên nó trước hết thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cộng đồng. Múa hầu bóng thể hiện ước mơ của người dân về một cuộc sống an bình, khỏe mạnh sung túc qua những lời cầu xin đối với thần thánh cũng như niềm mong chờ nhận được chút lộc Bà ban. Đó cũng là mong ước hết sức chính đáng, là khát vọng chân chính của con người muôn thuở. Vì vậy, múa bóng rỗi chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc” (Trịnh Xuân Thắng). Múa bóng rỗi là những hoạt động văn hóa cộng đồng trong đời sống tâm linh của dân tộc, nó có khả năng kết nối mọi người lại với nhau. Đến với bóng rỗi mọi người được gặp gỡ, giao lưu trò chuyện, chia sẻ và cùng nhau cộng cảm trong một niềm mong ước chung, mong ước vể một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn. Đó chính là sợi dây vô hình gắn kết cộng đồng trong một hoạt động chung, tiếng nói chung. Bóng rỗi Nam Bộ còn góp phần thể hiện đặc trưng của văn hóa Nam Bộ đó là sự phóng khoáng bao dung, tính bình dị, sự đa văn hóa... “Bóng rỗi Nam Bộ chứa đựng nhiều giá trị văn hóa còn ở chỗ nó đã bảo lưu và phát triển nhiều loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian như múa hát, âm nhạc truyền thống của dân tộc nói chung và của các dân tộc sinh sống trên vùng đất Nam Bộ nói riêng. Qua bóng rỗi mà những tri thức dân gian được lưu truyền như các bài vè trong bóng rỗi truyền đạt kinh nghiệm trong sản xuất, đời sống như vè đám cưới, vè con kiến” (Trịnh Xuân Thắng)... Ngoài ra, bóng rỗi Nam Bộ còn có chức năng mua vui, giải trí cho thần linh và cũng là thỏa mãn nhu cầu giải trí cho những người tham dự. Đến với bóng rỗi, mọi người tạm quên đi những lo toan, bộn bề của cuộc sống để thưởng thức những tiết mục múa tạp kỹ công phu, điêu luyện, được thăng hóa trong tiếng nhạc, lời hát... Có thể nói bóng rỗi đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhân dân ở thôn ấp xưa kia cũng như hiện nay. 9 III. Kết luận Bóng rỗi là một loại hình diễn xướng có tính lịch sử lâu đời, có tính nhân sinh có giá trị về văn hóa nghệ thuật. Tuy là hình thức diễn xướng dân gian nhưng bóng rỗi mang trong nó tính chuyên nghiệp cao, thể hiện ờ các vai trò của bà Bóng, các nhạc công. “Tính nghệ thuật trong việc xây dựng và xử lý lời hát, âm nhạc, tiết tấu, các loại hình múa...làm cho Bóng rỗi có thể tồn tại và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của người Việt ở Nam Bộ. Nghi lễ diễn xướng nói chung, bóng rỗi nói riêng mang trong nó những hình thức phản ánh về đời sống xã hội, quan niệm thẩm mỹ của cộng đồng, tư tưởng luân lý, đạo đức trong xã hội đó. Thực hành nghi lễ chính là hình thức chuyển tải nhận thức về văn hóa của cá nhân và xã hội” (Nguyễn Thị Hải Phượng). Bóng rỗi ở Nam Bộ cần được tiếp tục bảo tồn và phát huy trong cuộc sống hôm nay. Bóng rỗi cũng như hầu bóng chứa đựng nhiều giá trị nhưng quá trình vận động trong cuộc sống có những “bụi bẩn”, “tạp chất” phản giá trị bám vào do ý thức của những người thực hiện nó. Chính vì vậy, thái độ đối với bóng rỗi phải là một thái độ trân trọng , biết ngăn ngừa và hạn chế những phản giá trị có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện để bóng rỗi Nam Bộ thực sự là hoạt động văn hóa tâm linh đầy ý nghĩa. 10 11 12 13 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Trịnh Xuân Thắng_Bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ:bản sắc và giá trị (in trong Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ giá trị và bản sắc_Võ Văn Sen-Ngô Đức Thịnh- Nguyễn Văn Lên NXB ĐHQG TPHCM 2014 tr 224). 2.Nguyễn Thị Hải Phượng_ Nghi thức diễn xướng bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ (in trong Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ giá trị và bản sắc_Võ Văn Sen-Ngô Đức Thịnh- Nguyễn Văn Lên NXB ĐHQG TPHCM 2014 tr 209). 15 3.Mai Mỹ Duyên_ Kỹ năng trình diễn múa bóng rỗi (in trong Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ giá trị và bản sắc_Võ Văn Sen-Ngô Đức Thịnh- Nguyễn Văn Lên NXB ĐHQG TPHCM 2014 tr 203). 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan