Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức dạy học yếu tố thống kê và xác suất theo hướng phát triển năng lực tư du...

Tài liệu Tổ chức dạy học yếu tố thống kê và xác suất theo hướng phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh lớp 2

.PDF
168
1
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ DUY ĐÀO TỔ CHỨC DẠY HỌC YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY VÀ LẬP LUẬN TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC ĐÀ NẴNG – 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ DUY ĐÀO TỔ CHỨC DẠY HỌC YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY VÀ LẬP LUẬN TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) Mã số: 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG NAM HẢI ĐÀ NẴNG – 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều đơn vị và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất đến: - Thầy giáo TS. Hoàng Nam Hải, Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. - Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Phòng Đào tạo Sau đại học, các thầy cô trong Khoa Giáo dục Tiểu học, đặc biệt là các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và bổ sung cho chúng tôi rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong hai năm học tập vừa qua. - Ban Giám hiệu và quý thầy cô trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành khảo sát và thực nghiệm sư phạm. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, ủng hộ, khích lệ, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 3 tháng 8 năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Duy Đào ii LỜI CAM ĐOAN Đề tài ―Tổ chức dạy học yếu tố thống kê và xác suất theo hƣớng phát triển năng lực tƣ duy và lập luận toán học cho học sinh lớp 2‖ là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Hoàng Nam Hải không trùng với kết quả nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả thu thập trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào. Đà Nẵng, ngày 3 tháng 8 năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Duy Đào vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ ......................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................xi DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... xii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... xiii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................5 1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới ...............................................................................5 1.2 . Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam ..............................................................................7 1.3. Kết luận chương 1 ..................................................................................................11 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................13 2.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 2 ................................................................ 13 2.1.1. Nhận thức cảm tính .......................................................................................13 2.1.2. Nhận thức lí tính ...........................................................................................13 2.1.3. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học .........................14 2.1.4. Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học ............................... 14 2.1.5. Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học .............................15 2.1.6. Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học ................................ 15 2.2. Phân tích chương trình môn Toán lớp 2 .................................................................15 2.2.1. Cấu trúc nội dung chương trình môn Toán lớp 2 .........................................15 viii 2.2.2. Nội dung yếu tố thống kê và xác suất trong chương trình môn Toán lớp 2 .................................................................................................................................20 2.3. Năng lực và năng lực toán học ...............................................................................24 2.3.1. Năng lực ........................................................................................................24 2.3.2. Năng lực toán học .........................................................................................25 2.3.3. Năng lực hiểu biết thống kê ..........................................................................29 2.3.4. Năng lực tư duy và lập luận toán học ...........................................................29 2.3.5. Năng lực tư duy và lập luận trong mạch kiến thức yếu tố thống kê và xác suất .................................................................................................................................37 2.4. Dạy học phát triển năng lực ở tiểu học ...................................................................38 2.4.1. Khái niệm ......................................................................................................38 2.4.2. Các phương pháp dạy học tích cực ............................................................... 41 2.5. Khung đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học trong dạy học yếu tố thống kê và xác suất lớp 2 .............................................................................................45 2.6. Kết luận chương 2 ..................................................................................................46 CHƢƠNG 3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY VÀ LẬP LUẬN TRONG DẠY HỌC YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT MÔN TOÁN LỚP 2 .........................................................................................47 3.1 Mục đích khảo sát ....................................................................................................47 3.1.1. Đối với học sinh ............................................................................................47 3.1.2. Đối với giáo viên...........................................................................................47 3.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................................47 3.2.1. Đối với học sinh ............................................................................................47 3.2.2. Đối với giáo viên...........................................................................................47 3.3. Tổ chức khảo sát .....................................................................................................48 3.3.1. Đối tượng khảo sát ........................................................................................48 3.3.2. Thời gian khảo sát .........................................................................................48 3.3.3. Tiến hành khảo sát ........................................................................................48 3.4. Phân tích kết quả khảo sát ......................................................................................48 3.4.1. Đối với học sinh ............................................................................................48 3.4.2. Đối với giáo viên...........................................................................................55 ix 3.5. Kết luận chương 3 ..................................................................................................57 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY VÀ LẬP LUẬN TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 ..........................................59 4.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................................59 4.1.1. Nguyên tắc 1: Đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường tiểu học .....................59 4.1.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính phù hợp, tính hiệu quả ....................................59 4.1.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính vừa sức, tính thực tiễn ....................................59 4.1.4. Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính hệ thống, tính vững chắc .................................60 4.2. Một số biện pháp sư phạm......................................................................................60 4.2.1. Biện pháp 1: Rèn luyện các thao thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp thông qua hoạt động thu thập, phân loại, kiểm đếm số liệu thống kê ....................60 4.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức học thông qua chơi để rèn luyện năng lực tư duy và lập luận trong dạy học yếu tố thống kê và xác suất ..................................................67 4.2.3. Biện pháp 3: Rèn luyện cho học sinh năng lực suy luận thống kê thông qua đọc hiểu biểu đồ thống kê .......................................................................................73 4.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng tình huống học tập để mô tả các khả năng chắc chắn, có thể, không thể ..................................................................................................77 4.2.5. Biện pháp 5: Rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh khi dạy học yếu tố thống kê và xác suất trong môn Toán lớp 2 ..................................................................83 4.3. Kết luận chương 4 ..................................................................................................88 CHƢƠNG 5. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................90 5.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................90 5.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................................90 5.2.1. Kế hoạch dạy học thực nghiệm 1: Biểu đồ tranh (Phụ lục 5) .......................90 5.2.2. Kế hoạch dạy học thực nghiệm 2: Chắc chắn, không thể, có thể (Phụ lục 6) .................................................................................................................................91 5.2.3. Đề kiểm tra đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học (Phụ lục 5) .......91 5.3. Tổ chức thực nghiệm ..............................................................................................92 5.3.1. Hình thức thực nghiệm .................................................................................92 5.3.2. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................92 x 5.3.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ..............................................................92 5.4. Phân tích tiên nghiệm .............................................................................................93 5.4.1. Phân tích tiên nghiệm qua bài kiểm tra .........................................................93 5.4.2. Phân tích tiên nghiệm qua giáo án thực nghiệm ...........................................94 5.5. Phân tích kết quả sau thực nghiệm .........................................................................96 5.5.1. Đánh giá ban đầu về thực nghiệm.................................................................96 5.5.2. Phân tích định tính ........................................................................................96 5.5.3. Phân tích định lượng .....................................................................................97 5.5.4. Về mức độ đạt được của NL TD&LL toán học trong yếu tố TK&XS .........99 5.6. Kết luận chương 5 ................................................................................................100 KẾT LUẬN ................................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................103 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ DH Dạy học GD Giáo dục GV Giáo viên HS Học sinh HSTH Học sinh tiểu học HTQC Học thông qua chơi NL Năng lực PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học PTNL Phát triển năng lực QTDH Quá trình dạy học SGK Sách giáo khoa XSTK Xác suất thống kê TD Tư duy TD&LL Tư duy và lập luận TDPB Tư duy phản biện TK&XS Thống kê và xác suất xii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. Nội dung và yêu cầu cần đạt của môn Toán lớp 2 Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học và yêu cầu cần đạt cho cấp tiểu học Biểu hiện của NL TD&LL toán học trong mạch kiến thức TK&XS Yêu cầu cần đạt của dạy học yếu tố TK&XS trong chương trình môn Toán lớp 2 Khung đánh giá năng lực TD&LL toán học trong yếu tố TK&XS lớp 2 Trang 16 26 37 38 45 3.1. Đáp án và thang điểm đề khảo sát trước thực nghiệm 53 3.2. Thống kê điểm bài khảo sát trước thực nghiệm 54 5.1. 5.2. 5.3. Kết quả quan sát các biểu hiện của NL TD&LL trong yếu tố TK&XS Thống kê các điểm số của bài kiểm tra Bảng so sánh mức độ đạt được của NL TD&LL trong yếu tố TK&XS trước và sau thực nghiệm 97 98 99 xiii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ 5.1. 5.2. Tên biểu đồ Biểu đồ so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm Biểu đồ so sánh mức độ đạt được của NL TD&LL toán học trong yếu tố TK&XS trước và sau thực nghiệm Trang 98 100 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết nêu r : ―Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt l i, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học‖ [2]. Mỗi một môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong Thư gửi các bạn trẻ yêu toán, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi r : "Trong các môn Khoa học và Kĩ thuật, Toán học giữ vị trí nổi bật. Nó là môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác như cần cù và nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lí" [15]. Toán học cung cấp hệ thống các kiến thức và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống lao động và học tập của mỗi con người. Đây là công cụ quan trọng để học tập các môn học khác và để nhận thức thế giới xung quanh c ng như thành công trong các hoạt động thực tiễn. Môn Toán có nhiều đóng góp trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất trí tuệ, các năng lực TD logic, TD sáng tạo, linh hoạt, năng lực giải quyết vấn đề và PP suy nghĩ, tác phong làm việc khoa học, ... [3]. Để đáp ứng nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin theo hướng ngày càng hiện đại hóa như hiện nay thì yêu cầu đổi mới giáo 2 dục theo hướng phát triển NL người học trở thành yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn. Việc con người ngày càng sử dụng nhiều phương tiện khoa học kĩ thuật hiện đại thì càng đòi hỏi cao hơn về các NL để giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập và trong thực tế cuộc sống. Trong mỗi HS đều tiềm ẩn một khả năng tiềm tàng mà nhiệm vụ của GV là phải biết phát hiện, góp phần hình thành, nuôi dưỡng và kích thích những khả năng ấy để chúng phát triển ở mức tối đa nhất. Môn Toán ở tiểu học cùng với môn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan trọng bởi vì các kiến thức kỹ năng của môn Toán ở cấp Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống. Kiến thức toán học rất cần thiết để học sinh học tốt các môn học khác và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc cao hơn. Môn Toán ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển NL toán học với yêu cầu cần đạt ở các mức độ đơn giản như NL TD&LL toán học; NL mô hình hóa toán học; NL giao tiếp toán học; NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán; NL giải quyết vấn đề toán học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được Bộ Giáo dục ban hành theo Thông tư 32/2018/TTBGDĐT đã bắt đầu được thực hiện ở các trường tiểu học trong cả nước và đã cho thấy đã có những tác động nhất định lên quá trình dạy-học ở các trường. Từ năm học 20202021, bộ sách giáo khoa mới từ lớp 1 trở đi của chương trình sẽ được áp dụng và đòi hỏi các trường c ng như giáo viên cần có những thay đổi và phản hồi kịp thời cho Bộ. Trong 10 môn bắt buộc, Toán học có 175 tiết và chiếm tỉ trọng lớn, đồng thời c ng là một môn học cơ bản phát triển TD cho trẻ em, bởi môn Toán là nền tảng của các môn Tự nhiên. Môn Toán giúp hình thành và phát triển cho HS năm năng lực toán học trong đó có NL TD&LL toán học. Không chỉ dừng lại ở các chủ đề toán truyền thống, mà các chủ đề mới của môn Toán nhưng có liên hệ trực tiếp với các môn học khác và có liên hệ thực tiễn trong cuộc sống c ng đã được đưa vào. Trong đó, yếu tố TK&XS có vai trò vô cùng quan trọng, vừa làm cầu nối của các yếu tố toán học cơ bản với cuộc sống thực tiễn, vừa giúp phát triển suy luận và TD logic của các học sinh với các vấn đề phức tạp hơn trong cuộc sống hàng ngày, như là quan sát và dự đoán tính thường xuyên hay ngẫu nhiên của một sự việc nào đó, ví dụ như Tại sao có hôm con đi gặp nhiều đèn đỏ khi qua ngã tư, có hôm lại đèn xanh. Dầu vậy, đây là một yếu tố rất mới cho cả giáo viên và học sinh vì theo chương trình giáo dục c , yếu tố này chỉ được dạy ở cấp trung học phổ thông hoặc đại học. Thêm vào đó, yêu cầu chung và các 3 chương trình tập huấn giảng dạy theo SGK mới vẫn chưa đủ chi tiết hoặc thời lượng để định hướng cho đội ng giáo viên; do đó các trường vẫn phải tự mày mò phương pháp để có thể đưa yếu tố mới này vào lớp một cách hiệu quả nhất. Không những thế, trong quá trình dạy học, GV chưa chú trọng đến việc hình thành các NL toán học cho HS mà chỉ cố gắng truyền tải hết nội dung có trong sách giáo khoa. Do đó, đề tài ―Tổ chức dạy học yếu tố thống kê và xác suất theo hướng phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh lớp 2” được thực hiện nhằm đưa ra các đánh giá khái quát về tình hình giảng dạy yếu tố TK&XS, c ng như các biện pháp có thể được áp dụng nhằm giúp các em làm quen và nắm bắt yếu tố này hiệu quả nhất, từ đó yêu thích và đạt được những kỹ năng TD và suy luận logic quan trọng, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học toán ở trường tiểu học. 2. Mục đích nghiên cứu Làm r cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học yếu tố TK&XS, từ đó xây dựng các biện pháp tổ chức dạy học yếu tố TK&XS theo hướng phát triển NL TD&LL toán học cho học sinh lớp 2. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lí luận của việc dạy học yếu tố TK&XS. - Khảo sát, điều tra thực tiễn việc tổ chức dạy học yếu tố TK&XS . - Xây dựng biện pháp tổ chức dạy học yếu tố TK&XS theo hướng phát triển NL TD&LL toán học cho học sinh lớp 2. - Thực nghiệm sư phạm để bước đầu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc tổ chức dạy học một số yếu tố TK&XS theo hướng phát triển NL TD&LL toán học cho học sinh lớp 2. 4. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, nếu đề xuất được cách thức tổ chức dạy học yếu tố TK&XS một cách hợp lí thì sẽ hình thành và phát triển được NL TD&LL toán học cho học sinh lớp 2. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Là quá trình dạy học toán lớp 2 và nhiệm vụ phát triển phẩm chất, phát triển NL TD&LL toán học cho học sinh. 4 5.2. Phạm vi nghiên cứu Tổ chức dạy học yếu tố TK&XS theo hướng phát triển NL TD&LL toán học cho học sinh lớp 2. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và nhà nước về đổi mới giáo dục, các Thông tư, công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình phổ thông 2018, nghiên cứu chương trình sách giáo khoa lớp 2 môn Toán- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. - Nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến dạy học yếu tố TK&XS. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Khảo sát thực tiễn việc dạy học yếu tố TK&XS của giáo viên. - Quan sát quá trình dạy học, phỏng vấn, thực hiện thăm dò bằng phiếu hỏi giáo viên và học sinh, tổng hợp kết quả. 6.3. Phương pháp thực nghiệm Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất. 6.4. Phương pháp thống kê toán học Xử lí số liệu điều tra, xử lí kết quả khảo sát. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có cấu trúc 5 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Chương 3: Khảo sát thực trạng phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học trong dạy học yếu tố thống kê và xác suất môn Toán lớp 2. Chương 4: Một số biện pháp tổ chức dạy học yếu tố thống kê và xác suất theo hướng phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh lớp 2. Chương 5: Thực nghiệm sư phạm. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới Trong những năm qua, do sự xuất hiện của nhiều yếu tố ngẫu nhiên trong cuộc sống mà chúng lại có tác động trực tiếp lên nhận thức của trẻ. Môn học XSTK đã được đưa vào trong môn toán của nhiều nước để tăng cường khả năng suy luận về các hiện tượng ngẫu nhiên này. Và vấn đề thường gặp với các nền giáo dục là các giáo viên thường thiếu sự chuẩn bị phù hợp. Các nhà nghiên cứu giáo dục ở các nước c ng cố gắng để tìm ra các phương pháp, mô hình sư phạm để phát huy hiệu quả môn học này. Tuy vậy, không giống như các ngành khoa học tự nhiên khi mà kiến thức khoa học có thể được chia sẻ và dễ dàng áp dụng, nhân rộng ở các quốc gia khác nhau, phương pháp sư phạm tiểu học nói chung và toán học nói riêng lại tùy thuộc mạnh mẽ vào các đặc điểm riêng biệt của từng quốc gia, đó là các yếu tố xã hội như mô hình giáo dục của quốc gia, phân bố dân cư, mức độ tiếp cận của trẻ em với các phương tiện giáo dục. Do vậy, tùy thuộc vào đặc điểm từng nước hoặc khu vực mà các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá và đưa ra được phương pháp-mô hình dạy học toán học và XSTK hiệu quả nhất. Từ những năm 1987, nhóm tác giả D. Burrows và T. Coppers ở Đại học Kĩ thuật Queensland (QUT, Úc) đã nghiên cứu và tổng hợp các nội dung của việc dạy XSTK ở cấp tiểu học [56], và c ng đã trình bày một số phương pháp giảng dạy và thực hành yếu tố XSKT. Các nhà khoa học ĐH Minnesota (Mỹ) c ng đã tổng hợp và cho thấy rằng có rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy yếu tố XSTK ở cấp tiểu học [62]. Gần đây hơn, nhóm tác giả khoa Sư phạm Toán, trường ĐH Granada (Tây Ban Nha) [63] c ng đã thực hiện nghiên cứu khảo sát trên một nhóm 132 sinh viên khoa Sư phạm Toán bằng phương pháp trắc nghiệm và rút ra được các đặc điểm chung là các sinh viên đều có cách hiểu chưa chính xác về yếu tố XSTK, và chưa tự tin có thể giảng dạy yếu tố này. Nghiên cứu c ng đề xuất là thay vì đào tạo XSTK cho tất cả các sinh viên, thì cần tăng cường nhận thức về nó để họ tự mình học và hoàn thiện dựa trên tài liệu tham khảo có sẵn. Ngược lại, nghiên cứu của Đại học thành phố New York [61] lại kết luận và đề xuất là cần phải có các khóa đào tạo về XSTK cho các sinh viên.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng