Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư...

Tài liệu Chuyên đề cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư

.DOCX
28
501
81

Mô tả:

MỤC LỤC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 4 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 5 3. CƠ SỞ SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA 5 3.1. Đối với tế bào 5 3.2. Đối với tổ chức 7 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XẠ TRỊ 8 4.1. Các phương pháp xạ trị vào đầu thế kỷ 20 8 4.2. Những phương pháp chiếu xạ hiện đại hơn 9 4.2.1. Máy Betatron 9 4.2.2. Máy xạ trị Cobalt-60 9 4.2.3. Gamma knife và xạ phẫu định vị 10 4.2.3.1. Ứng dụng của gamma knife trong điều trị ung thư 11 4.2.4. Xạ trị 3 chiều theo hình dạng khối u (3-D CRT) 12 MÁY GIA TỐC TUYẾN TÍNH 12 KỸ THUẬT XẠ TRỊ 3D-CRT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ 14 4.2.5. Xạ trị điều biến liều IMRT 15 4.2.6. Xạ trị proton 18 4.2.7. Xạ trị bằng nguồn phóng xạ kín (xạ trị áp sát) 20 4.2.8. Tia xạ chuyển hóa, kết hợp chọn lọc 23 5. KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………25 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho con người trên toàn cầu. Hiện nay, việc phòng chống ung thư đi vào ba hướng chính: Phòng bệnh, phát hiện sớm và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào điều trị ung thư. Việc điều trị ung thư căn cứ vào nhiều yếu tố như cơ quan, vị trí bị ung thư, thểgiải phẫu bệnh lý, giai đoạn bệnh, cũng như tình trạng chung của bệnh nhân. Phát hiện sớm cũng như chẩn đoán đúng giai đoạn bệnh có ý nghĩa tiên quyết trong việc quyết định phương pháp điều trị để đem lại hiệu quả cao cho người bệnh. Trên Thế Giới, theo số liệu của Tổ chức ung thư Mỹ công bố thì năm 2007 có khoảng 7,6 triệu người chết do bệnh ung thư. Ngoài ra còn có 12 triệu người mang trong người căn bệnh ung thư trên toàn Thế Giới. Còn theo Tổ chức kiểm soát ung thư Thế Giới thì trong năm 2005, tỉ lệ người chết do bệnh ung thư là 13% trong tổng số 58 triệu người chết trên Thế Giới. Trong đó khoảng hơn 70% số người chết vì bệnh ung thư xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Theo ước tính thì số người chết vì ung thư sẽ tiếp tục tăng khoảng 11,4 triệu người trong năm 2030 [1]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của GS.Nguyễn Bá Đức thì ung thư vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư mới và khoảng 75.000 người tử vong vì bệnh này. Tính đến năm 2010 số người mắc bệnh là 200.000 và tử vong là 100.000 người [1]. Việc điều trị ung thư bằng tia xạ đã có một quá trình lịch sử rất lâu dài có thểnói từ năm 1895, khi Roentgen phát hiện ra tia X và tới ngày 27 tháng 10 năm1951 bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được điều trị bằng tia gamma Coban-60. Ngay từ những năm 1960 bệnh viện Ung Thư Trung Ương (bệnhviện K Hà Nội) đã dùng máy Coban, các nguồn radium vào trong xạ trị. Bên cạnhđó, một số cơ sở y tế khác như bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội, bệnh viện Chợ Rẫy –Thành Phố Hồ Chí Minh, Viện Quân Y 103 đã sử dụng các đồng vị phóng xạ trongđiều trị ung thư. Máy gia tốc được đưa vào Việt Nam từ tháng 1 năm 2001 tạiBệnh Viện K – Hà Nội. Hiện nay ngoài bệnh viện K – Hà Nội, ở nước ta đã cónhiều bệnh viện khác cũng đã sử dụng máy gia tốc trong xạ trị như Bệnh việnBạch Mai, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Ung bướu Trung ương, … Phương phápxạ trị từ xa dùng máy gia tốc hiện đang có xu hướng phát triển ở nước ta. Tuynhiên số lượng máy còn quá ít so với yêu cầu thực tế. Những tiến bộ trong xạ trị đã đem lại kết quả điều trị tốt hơn và ít biến chứng hơn. Hiện nay 70% bệnh nhân ung thư được điều trị tia xạ như một phần trong liệu trình điều trị ung thư. Chính vì vậy tôi tiến hành chuyên đề này với mục tiêu: “Cập nhật tiến bộ của xạ trị trong điều trị ung thư” 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN • Tháng 11/1895 Nhà vật lý học Wilhem Conrad Rontgen phát minh ra tia X. • Tháng 3/1896 Nhà vật lý học Henri Becquerel tìm ra sự phóng xạ từ quặng Uranium. • Tháng 7/1898 ông bà Pierre và Marie Curie phân lập được chất phóng xạ Radium ra khỏi quặng phóng xạ thiên nhiên Uranium. • Đầu thế kỷ 20: Tia X và tia phóng xạ được ứng dụng vào chẩn đoán và điều trị. Sau một thời gian ứng dụng vào điều trị thử một số loại bệnh, người ta sớm nhận thấy chỉ có bệnh lý tăng sinh tế bào là đáp ứng với tia X và tia phóng xạ mà thôi. Từ đó chỉ định xạ trị khu trú dần vào lĩnh vực ung thư . 3. CƠ SỞ SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA [ 2 ] 3.1. Đối với tế bào Tác dụng trực tiếp (chiếm 20%): Xạ trị sẽ tác động ngay đến các chuỗi AND của tế bào, làm cho chuỗi nhiễm sắc thể này bị tổn thương. Đa số các trường hợp, tổn thương được hàn gắn và tế bào hồi phục bình thường, không để lại hậu quả. Một số trường hợp gây nên tình trạng sai lạc nhiễm sắc thể như: "Gẫy đoạn, đảo đoạn, đứt đoạn ..." từ đó tạo ra các tế bào đột biến,làm biến đổi chức năng tế bào và dẫn tới tế bào bị tiêu diệt. Tần xuất tổn thương phụ thuộc vào cường độ, liều lượng chiếu xạ và thời gian nhiễm xạ.

Tài liệu liên quan