Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát chất lượng bản tin sức khỏe phú yên năm 2012...

Tài liệu Khảo sát chất lượng bản tin sức khỏe phú yên năm 2012

.PDF
23
98
141

Mô tả:

SỞ Y TẾ PHÚ YÊN TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE Đề tài: KHAÛO SAÙT CHAÁT LÖÔÏNG BAÛN TIN SÖÙC KHOÛE PHUÙ YEÂN NAÊM 2012 Thực hiện: KS Nguyễn Thị Yên CN Lê Thị Thùy Trang Phú Yên, 2012 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trước những diễn biến phức tạp của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là nguy cơ tiềm ẩn rất nhiều bệnh, dịch ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó chúng ta đang phải đối đầu với một số bệnh dịch đang lưu hành và có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn như dịch cúm A ở người, bệnh tay chân miệng, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, dịch sốt xuất huyết, dịch sốt rét, viêm não do virut…Trước thực trạng đó, Ngành y tế nước ta nói chung và Phú Yên nói riêng luôn phải nêu cao cảnh giác, quyết tâm phòng và ngăn chặn, khống chế dịch bệnh không để lan rộng ra cộng đồng, trong đó công tác truyền thông giáo dục sức khỏe giữ vai trò quan trọng trong công tác phòng bệnh và ngăn ngừa dịch, và nâng cao hiểu biết cho nhân dân về lĩnh vực y tế. Trong thời gian qua, về cơ bản các dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi, trong đó công tác truyền thông giáo dục sức khỏe đã góp phần tích cực trong cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác một cách kịp thời cho cộng đồng. Vị trí, vai trò của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe đã được lãnh đạo Ngành y tế và lãnh đạo các cấp đánh giá cao, dành sự quan tâm chỉ đạo trong triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe. Các hoạt động truyền thông đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp, các ban ngành, cộng đồng và các tổ chức xã hội. Truyền thông giáo dục sức khoẻ là hoạt động không thể thiếu được trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong những năm qua, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền bảo vệ sức khỏe nhân dân, các hình thức truyền thông giáo dục sức khỏe đã được đa dạng hoá dưới nhiều hình thức khác nhau và đem lại kết quả tốt đẹp, được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng. Hình thức truyền thông gián tiếp, tiếp tục được triển khai thông qua các kênh truyền thông trên địa bàn tỉnh như: VTV Phú Yên, Đài Phát thanh truyền 2 hình tỉnh, Báo Phú Yên, Đài phát thanh truyền hình huyện/tx/tp, truyền thanh qua hệ thống loa truyền thanh của xã/phường/cụm dân cư… Các hình thức truyền thông khác như tư vấn qua điện thoại, Internet, thư từ, tổ chức các sự kiện, các buổi mít tinh diễu hành xe loa tuyên truyền…đã tăng trội nhiều so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động sản xuất các bản tin giáo dục sức khỏe được duy trì đều đặn, phản ánh đầy đủ và kịp thời các thành tựu, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của Ngành y tế, các chủ trương lớn của Đảng và nhà nước; thực hiện y đức, quy tắc ứng xử của cán bộ y tế, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và các vấn đề y tế của địa phương… Xuất phát từ vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Khảo sát chất lượng Bản tin sức khỏe Phú Yên năm 2012”. Qua đó giúp cho Ban biên tập có những cải tiến, điều chỉnh để nâng cao chất lượng của Bản tin sức khỏe, đó là lý do mà chúng tôi lựa chọn đề tài này. Đề tài nghiên cứu gồm 2 mục tiêu: - Đánh giá được nhận xét của bạn đọc về chất lượng của Bản tin sức khỏe. - Ghi nhận được những nội dung cần cải tiến bổ sung phù hợp với nhu cầu bạn đọc. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Hàng năm Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe (TT TTGDSK) sản xuất từ 12 - 15 số Bản tin sức khỏe, trung bình mỗi tháng 1 số, mỗi số 1.000 bản phân phối đến các đơn vị y tế trong tỉnh, các truyền thông viên (nhân viên y tế thôn bản); các ban, ngành đoàn thể, lãnh đạo UBND xã và các điểm bưu điện văn hóa xã. Bản tin giúp cán bộ y tế năm bắt được thôn tin và định hướng nội dung để triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông của đơn vị; giúp lãnh đạo cộng đồng và nhân dân có những thông tin cần thiết trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng. Mỗi bản tin có 8 trang, được in 2 màu, bằng giấy cose, kích thước khổ A4 (210 X 297mm). Gồm các chuyên đề: bài chủ đề tuyên truyền trong tháng, mục bác sĩ trả lời, bạn cần biết, phổ biến pháp luật, mục y học cổ truyền, tin hoạt động, mục bảo hiểm y tế… Các chuyên mục thường được trình bày trên bản tin như sau: trang 1 bài chủ đề của tháng, trang 2, 3, 4 là các bài phản ánh tình hình dịch bệnh của địa phương, các bài chuyên môn, phổ biến văn bản; trang 5,6 là các bài của chuyên mục y học cổ truyền, bác sĩ trả lời; trang 7 là trang tin hoạt động; trang 8 bạn cần biết. Mỗi bản tin có từ 5 – 10 hình minh họa in trắng đen. Các bài viết trung bình từ 700 – 1500 từ, tin từ 150 – 400 từ. Mỗi số đăng 6 – 8 bài và 8 – 12 tin hoạt động. Vì các văn bản thường rất dài nên các bài viết liên quan đến phổ biến văn bản thường được Ban biên tập trình bày dưới hình thức hỏi đáp thắc mắc hoặc trích dẫn nội dung trọng tâm của văn bản. Bài viết của bản tin thường từ các cộng tác viên đang công tác tại các đơn vị y tế trong tỉnh, trong đó chủ yếu là các cộng tác viên tại các đơn vị tuyến tỉnh, huyện/tx/tp và một số cộng tác viên ngoài ngành. Các bài viết từ các CTV từ xã phường hầu như không có nên các hoạt động ở tuyến cơ sở chưa được phản ảnh nhiều. 4 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Là độc giả của Bản tin sức khỏe Phú Yên. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu. Vị trí địa lý: Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên là 5.060 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông, với bờ biển dài 189km. Đơn vị hành chính: Phú Yên có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa. Thành phố Tuy Hòa là tỉnh lỵ của Tỉnh. Dân số: Mật độ dân số năm 2011 là 172 (người/km2). Dân số trung bình của tỉnh Phú Yên là 871.900 người. Trong đó thành thị 20%, nông thôn 80%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số. Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau. Chăm, Ê đê, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnông, Raglai là những tộc người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên. Địa hình: Địa hình khá đa dạng, đồng bằng, đồi núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau, hướng dốc địa hình dốc từ Tây sang Đông, có hai vùng đồng bằng lớn do sông Ba và sông Kỳ Lộ bồi đắp với diện tích là 816km2, trong đó riêng đồng bằng Tuy Hòa chiếm 500km2. Khí hậu: Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23 - 270C. Lượng mưa trung bình các năm ở tỉnh Phú Yên vào khoảng 1.200 - 2.300mm. Độ ẩm tương đối của không khí trung bình 80 - 85%. 5 Văn hóa, lịch sử: Phú Yên đã có một nền văn hóa truyền thống đầy bản sắc được kế thừa và không ngừng phát triển làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của 31 dân tộc anh em trong Tỉnh. Gần 3 thiên niên kỷ các bậc tiền nhân đã sáng tạo ra những nhạc cụ âm nhạc tương đối hoàn chỉnh về thanh âm và điệu thức, đó là bộ đàn đá và cặp kèn đá Tuy An, đây là 2 nhạc cụ âm nhạc có niên đại gần 1000 năm trước Công nguyên. Nhiều trống đồng cổ được phát hiện ở Phú Yên trong những năm gần đây. Nhiều di tích Lịch sử - Cách mạng - Văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Phú Yên như: nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Phú Yên; Hội trường Mùa Xuân, nhà thờ Bác Hồ. Vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh; chiến thắng đường Năm, Tàu Không số Vũng Rô; mộ và đền thờ Lê Thành Phương, Lương Văn Chánh; Mũi Điện, tháp Nhạn; đầm Ô Loan; gành Đá Dĩa, chùa Đá trắng đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng là các di tích lịch sử - cách mạng - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Phú Yên có nhiều lễ, hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều hoạt động văn hóa đã trở thành truyền thống không thể thiếu như: lễ hội Lương Văn Chánh, lễ hội Lê Thành Phương, hội thơ Nguyên Tiêu, hội đua thuyền đầm Ô Loan, hội đua thuyền sông Chùa, hội hoa xuân, nhạc hội xuân v.v Cơ sở hạ tầng: Phú Yên có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối tỉnh Gia Lai, quốc lộ 29 nối tỉnh Đắk Lắk, phía Nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa. Các tuyến giao thông Bắc Nam, Đông Tây, cảng biển sân bay có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho hợp tác, trao đổi kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa Phú Yên với các tỉnh thành trong vùng, cả nước và quốc tế. - Giao thông đường bộ: có mạng lưới giao thông rộng khắp, gồm Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1D, Quốc lộ 25, Quốc lộ 29 và các tuyển tỉnh lộ nối vùng đồng bằng với vùng miền núi. Có trục giao thông phía Tây nối 03 huyện miền núi Phú Yên với huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) và huyện Ma D'rak (tỉnh Đắk Lắk); có trục giao thông ven biển nằm trong tuyến đường bộ ven biển Việt Nam nối các huyện vùng biển và ven biển. 6 - Giao thông đường sắt: có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua với chiều dài đoạn tuyến là 117 km. Có 2 ga chính là Tuy Hòa và Đông Tác. Tương lai khi tuyến đường sắt lên Tây nguyên được hình thành mở ra triển vọng hợp tác, giao thương hàng hóa giữa Phú Yên và các tỉnh Tây nguyên. - Giao thông đường không: Sân bay Tuy Hòa cách thành phố Tuy Hòa 5km về phía Đông Nam. Diện tích sân bay: 700ha. - Cảng Vũng Rô: Vũng Rô là vịnh kín có điều kiện thiết lập một cảng địa phương đủ tiếp nhận loại tàu 10.000 tấn trong mối quan hệ hợp lí với hệ thống cảng miền Trung. Hệ thống y tế: Sở y tế với các phòng chức năng trực thuộc; Tuyến tỉnh: có 5 bệnh viện (Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện YHCT, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện sản nhi, Bệnh viện ĐD và PHCN), 2 Chi cục (Dân số KHHGĐ, VSATTP), 10 đơn vị y tế tuyến tỉnh (8 trung tâm và 2 trạm chuyên khoa); tuyến huyện/tx/tp có Bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế và phòng y tế; tuyến xã phường có 112 TYT xã/phường; tại các thông buôn đều có nhân viên y tế thôn bản với số lượng 586 người. 2.1.3 Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2012 đến tháng 11/2012, được chia làn 3 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Từ tháng 6 – 7/2012 xây dựng đề cương, hoàn thiện phiếu phỏng vấn. - Giai đoạn 2: Từ tháng 7 – 9/2012 tiến hành thu thập và nhập số liệu trên phần mềm tin học ứng dụng SPSS 11.5. - Giai đoạn 3: Từ 10 – 11/2012 phân tích số liệu trên phần mềm tin học ứng dụng SPSS và viết báo cáo kết quả nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng. Sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra phỏng vấn bằng 7 bộ phiếu điều tra được soạn thảo kỹ và có thuer nghiệm đánh giá trước khi sử dụng để thu thập số liệu. 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu Cỡ mẫu phỏng vấn: tính theo công thức N = 2 p ( 1 – p) C2 n: cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý Ước đoán P = 0,5 (chọn p = 50%) Ứng với độ tin cậy 95% có  = 1,96 Chấp nhận C = 0,05 (sai số mong muốn 5%). Tính được cỡ mẫu: ít nhất 384. Chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên, phát phiếu phỏng vấn cho các đối tượng là độc giả của Bản tin sức khỏe Phú Yên và dùng phiếu phỏng vấn để thu thập số liệu đến khi đủ số lượng mẫu đã định trước. Trên thực tế chúng tôi đã thu được 452 phiếu phỏng vấn. 2.2.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Sử dụng phiếu phỏng vấn chuyển đến đối tượng đọc bản tin để phỏng vấn. Phiếu phỏng vấn được thiết kế làm 2 phần: A là phần hành chính để biết giới, năm sinh, dân tộc, nghề nghiệp. Chúng tối không lấy tên với mục đích để bạn đọc thẳng thắng nhận xét. - Phương pháp tiến hành: phát phiếu phỏng vấn kèm với Bản tin sức khỏe khi phát hành và thu thập lại các phiếu trực tiếp tại các đơn vị hoặc qua bưu điện. 2.2.4. Mô tả về các biến số - Tuổi các đối tượng là tuổi theo Dương lịch và được chia làm các nhóm tuổi: 11 – 20; 21 – 30; 31 – 40; 41 – 50; 51 – 60; trên 60. - Biến số đánh giá nội dung, hình thức trình bày, màu sắc của Bản tin sức khỏe Phú Yên. - Thu thập các ý kiến đề xuất cải tiến. 2.2.5. Phương pháp đánh giá, phân tích và xử lý số liệu: 8 Xử lý số liệu trên phần mềm tin học ứng dụng SPSS 11.5. Sử dụng các thuật toán trong nghiên cứu thống kê mô tả và phân tích 2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu Mọi đối tượng đối tượng nghiên cứu đều có quyền từ chối không tham gia. Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tự nguyện tham gia của đối tương nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu vì mục đích nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông GDSK, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, không vì lợi ích kinh tế, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về y đức của ngành y tế. Những thông tin đối tượng nghiên cứu cung cấp được giữ bí mật hoàn toàn và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.. 9 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua thu thập ý kiến nhận xét của 452 độc giả Bản tin sức khỏe Phú Yên (SKPY)về chất lượng của Bản tin chúng tôi thu được các kết quả sau: 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu theo địa phương Bảng 3.1. Đối tượng nghiên cứu theo địa phương Địa phương Tần suất Tỷ lệ % Tuy Hòa 57 12.6 Sông Cầu 40 8.8 Đồng Xuân 84 18.6 Tuy An 22 4.9 Phú Hòa 54 11.9 Sơn Hòa 53 11.7 Sông Hinh 47 10.4 Đông Hòa 53 11.7 Tây Hòa 42 9.3 452 100.0 Tổng 3.1.2. Nhóm tuổi và giới Bảng 3.2. Nhóm đối tượng nghiên cứu và giới Nhóm tuổi 21-30 31-40 41-50 51-60 >60 Giới Tổng Tỷ lệ cộng % Nam 28 50 57 8 0 143 31.64 Nữ 77 116 80 29 7 309 68.36 Tổng số 105 137 37 7 452 Tỷ lệ % 23.23 30.30 8.19 1.55 100 166 36.73 Trong tổng số 452 đối tượng được phỏng vấn có 143 là nam giới (tỷ lệ 10 31.64%) và 309 là nữ giới (tỷ lệ 68.36%). Nhóm tuổi của đối tượng nhiên cứu từ 31 - 40 chiếm số lượng nhiều nhất (36.73%), nhóm tuổi 21 - 30 (23.23%), nhóm tuổi 41 - 50 (30.30%), nhóm tuổi 51 - 60 (8.19%), thấp nhất là nhóm tuổi trên 60 (1.55%). Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 3.1.3. Tuổi trung bình Bảng 3.3. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu Tuổi Số lượng Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 22 63 39.15 452 9,014 Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 39.15 tuổi với độ lệch chuẩn 9.014. 3.1.4. Dân tộc Bảng 3.4. Đối tượng nghiên cứu và dân tộc Dân tộc Tần suất Tỷ lệ % Kinh 443 98 Khác 9 2 Tổng cộng: 406 100 Số đối tượng nghiên cứu là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ có 9/452 (tỷ lệ 2%). 11 3.1.5. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.5. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Nghề nghiệp Tần suất Tỷ lệ % Cán bộ y tế 235 52 Cán bộ Y tế thôn 217 48 452 100 Tổng cộng: 3.2. Đánh giá của đọc giả đối với Bản tin Sức khỏe Phú Yên 3.2.1. Nhận xét khi xem Bản tin Bảng 3.6. Nhận xét khi xem Bản tin sức khỏe Phú Yên Rất thích Giới Thích Bình thường Tổng cộng Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % Nam 50 35 87 60.8 6 4.2 143 Nữ 110 35.6 180 58.3 19 6.1 309 Chung 160 35.4 267 59 25 5.6 452 Tỷ lệ chung cả hai giới khi đọc Bản tin SKPY: rất thích là 35.4%, thích 59%, bình thường 5.6%, không thích 0%. Biểu đồ 3.2. Nhận xét của đọc giả khi xem Bản tin SKPY 12 3.2.2. Nhận xét về hình thức trình bày của Bản tin SKPY Bảng 3.7. Nhận xét về hình thức trình bày Bản tin sức khỏe Phú Yên Nhận Rất đẹp Đẹp Bình .........xét Xấu Tổng thường Tần xuất Số lượng 24 339 80 9 452 Tỷ lệ % 5.3 75 16.7 2 100 Nhận xét về hình thức trình bày của Bản tin SKPY: rất đẹp 5.3%, đẹp 75%, bình thường 16.7%, xấu 2%. Một số ý kiến đề xuất: đưa thêm nhiều hình ảnh minh họa cho các bài viết, thiết kế trang bắt mắt hơn để thu hút người xem. 3.2.3. Nhận xét về màu sắc của Bản tin SKPY Bảng 3.8. Nhận xét về màu sắc Bản tin sức khỏe Phú Yên Nhận Rất đẹp Đẹp Bình .........xét Xấu Tổng thường Tần xuất Số lượng 34 272 138 8 452 Tỷ lệ % 7.5 60.2 30.5 1.8 100 Nhận xét về màu sắc của Bản tin SKPY: rất đẹp 7.5%, đẹp 60.2%, bình thường 30.5%, xấu 1.8%. Một số ý kiến đề xuất: in màu, lụa chọn màu sắc bắt mắt nhưng không quá chói. 13 3.2.4 Chuyên mục được bạn đọc thích nhất trên bản tin SKPY Bảng 3.9. Chuyên mục được người đọc thích nhất của Bản tin sức khỏe Phú Yên Nam Chuyên mục của Bản tin SKPY Bài chuyên môn n Nữ Tỷ lệ % Chung n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 57/143 39.9 109/309 35.3 166/452 36.7 Bác sĩ trả lời 91/143 63.6 208/309 67.3 299/452 66.2 Phổ biến văn bản 12/143 8.4 23/309 7.4 35/452 7.7 Y học cổ truyền 46/143 32.2 93/309 30.1 139/452 30.5 Bạn cần biết 29/143 20.3 95/309 30.7 124/452 27.4 Tin hoạt động 36/143 25.2 59/309 19.1 95/542 21 theo chủ đề Qua trả lời phiếu phỏng vấn của 452 đọc giả, chuyên mục được đọc giả thích nhất: bác sĩ trả lời 66.2%, bài chuyên môn theo chủ đề 36.7%, y học cổ truyền 30.5%, bạn cần biết 27.4%, tin hoạt động 21%, tháp nhất mục phổ biến văn bản 7.7%. Một số ý kiến đề xuất: cần có bài chuyên đề về các bệnh xã hội, bài chuyên môn sâu, giới thiệu các bệnh có nguy cơ trong cộng đồng, thêm mục thư giản, trang tin địa phương, thơ về lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. 14 70.00% 66.20% 60.00% 50.00% 40.00% 36.70% 30.50% 27.40% 30.00% Series1 21% 20.00% 7.70% 10.00% 0.00% Biểu đồ 3.2. Nhận xét của đọc giả khi xem Bản tin SKPY 3.2.5. Sự đáp ứng của Bản tin SKPY với như cầu tìm hiểu thông tin về y tế của bạn đọc. Bảng 3.10. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về y tế của bạn đọc Bản tin SKPY Nhận Rất tốt Tốt .........xét Bình Không đáp thường ứng Tổng Tần xuất Số lượng 92 259 92 9 452 Tỷ lệ % 20.3 57.4 20.3 2 100 Nội dung Bản tin SKPY đáp ứng như cầu tìm hiểu thông tin của bạn đọc: rất tốt 20.3%, tốt 57.4%, bình thường 20.3%, thấp nhất không đáp ứng 2%. 15 3.2.6. Đề xuất về số lượng trang của Bản tin SKPY. Bảng 3.11. Đề xuất tăng trang của Bản tin SKPY Số lượng trang. Tần Giữ Nên tăng nguyên trang Tổng (8 trang) xuất Số lượng 101 351 452 Tỷ lệ % 22.3 77.7 100 Bảng 3.12. Số lượng trang của Bản tin SKPY Số lượng 12 16 20 Tổng Số lượng 286 59 6 351 Tỷ lệ % 81.5 16.8 1.7 100 trang Tần xuất Đề xuất tăng trang: nên tăng trang 77.7%, giữ nguyên 22.3%. Trong đó đề xuất tăng số lượng trang: 12 trang 81.5%, 16 trang 16.8%, 20 trang 1.7%. 3.2.7. Đề xuất về số lần phát hành hàng tháng của Bản tin SKPY. Bảng 3.12. Số lần phát hành của Bản tin SKPY Số lượng Giữ nguyên Nên tăng Tổng (1 lần/tháng) Tần xuất Số lượng 263 189 452 Tỷ lệ % 58.2 41.8 100 16 Bảng 3.13. Đề xuất thay đổi số lần phát hành/tháng Bản tin SKPY Số lần/tháng 2 3 4 lần/tháng lần/tháng lần/tháng Số lượng 186 2 1 189 Tỷ lệ % 81.5 16.8 1.7 100 Tần Tổng xuất Đề xuất số lần phát hành Ban tin SKPY hàng tháng: giữ nguyên 1 lần/tháng 58.2%, tăng số lần phát hành 41.8%. Trong đó đề xuất tăng số lần phát hành: 2 lần/tháng 81.5%, 3 lần/tháng 16.8%, 4 lần/tháng 1.7%. 3.2.7. Ý kiến đề xuất khác đối với Bản tin SKPY. Đăng các bài viết về kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị, gương người tốt việc tốt, bài phản ánh công tác khám chữa bệnh tại y tế cơ sở, thơ Làm trang bìa màu, nhiều hình ảnh minh họa 17 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Giới Với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và không có chủ đích phân tỷ lệ cân bằng về giới. Trong 452 đọc giả trả lời phỏng vấn ngẫu nghiên cho thấy tỷ lệ nam giới là 31,64% và nữ giới là 68.36%. 4.1.2. Dân tộc Trong 452 đọc giả trả lời phỏng vấn có 443 là người kinh (chiếm tỷ lệ 98%), 9 đối tượng là người dân tộc thiểu số (chiếm tỷ lệ 2%). Vì tỷ lệ chênh lệch cao giữa người kinh và dân tộc thiểu số nên trong nghiên cứu này không đánh giá được nhận xét của người kinh và người dân tộc thiểu số về chất lượng của Bản tin SKPY. 4.1.3. Tuổi và nghề Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 39.15 tuổi với độ lệch chuẩn 9.014. Tuổi lớn nhất 63, tuổi nhỏ nhất 22. Cán bộ y tế (đang công tác tại các đơn vị y tế trong tỉnh) 235 chiếm tỷ lệ 52%, cán bộ y tế thôn bản 217 chiếm tỷ lệ 48%. 4.2. Đánh giá của đọc giả đối với Bản tin Sức khỏe Phú Yên 4.2.1. Nhận xét khi xem Bản tin Theo kết quả bảng 3.6 đọc giả nhận xét về bản tin: rất thích là 35.4%, thích 59%, bình thường 5.6%, không thích 0%. Qua kết quả này chúng ta thấy tỷ lệ bạn đọc đánh giá khá cao về Bản tin SKPY từ thích đến rất thích 93,4%. 4.2.2. Nhận xét về hình thức trình bày của Bản tin SKPY Theo kết quả bảng 3.7. Nhận xét về hình thức trình bày của Bản tin SKPY: rất đẹp 5.3%, đẹp 75%, bình thường 16.7%, xấu 2%. Một số ý kiến đề xuất: đưa thêm nhiều hình ảnh minh họa cho các bài viết, thiết kế trang bắt mắt hơn để thu hút người xem. Thực tế do số lượng trang của Bản tin sức khỏe (8 trang) và số lượng chuyên mục của mỗi số ít nhất là 6 chuyên mục nên cung hạn chế đưa nhiều hình ảnh. 18 4.2.3. Nhận xét về màu sắc của Bản tin SKPY Theo kết quả bảng 3.8 nhận xét về màu sắc Bản tin sức khỏe Phú Yên, rất đẹp 7.5%, đẹp 60.2%, bình thường 30.5%, xấu 1.8%. Một số ý kiến đề xuất: in màu, lụa chọn màu sắc bắt mắt nhưng không quá chói. 4.2.4 Chuyên mục được bạn đọc thích nhất trên bản tin SKPY Theo kết quả bảng 3.9 chuyên mục được người đọc thích nhất của Bản tin sức khỏe Phú Yên: Qua trả lời phiếu phỏng vấn của 452 đọc giả, chuyên mục được đọc giả thích nhất: bác sĩ trả lời 66.2%, bài chuyên môn theo chủ đề 36.7%, y học cổ truyền 30.5%, bạn cần biết 27.4%, tin hoạt động 21%, thấp nhất mục phổ biến văn bản 7.7%. Các bài viết mục bài chuyên đề, bác sỹ trả lời, y hoc cổ truyền thường là những bài liên quan đến những vấn đề sức khỏe mà cộng đồng quan tâm nên thu hút người đọc hơn. Mục phổ biến văn bản thường liên quan đến các quy định, chính sách, chế độ… thường khó hấp dẫn người đọc nên khi thực hiện cần có những cải tiến như lựa chọn nội dung trọng tâm, không quá dài, hoặc dưới hình thức hỏi đáp.. Một số ý kiến đề xuất: cần có bài chuyên đề về các bệnh xã hội, bài chuyên môn sâu, giới thiệu các bệnh có nguy cơ trong cộng đồng, thêm mục thư giản, trang tin địa phương, thơ về lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Qua trả lời phiếu phỏng vấn của 452 đọc giả, chuyên mục được đọc giả thích nhất: bác sĩ trả lời 66.2%, bài chuyên môn theo chủ đề 36.7%, y học cổ truyền 30.5%, bạn cần biết 27.4%, tin hoạt động 21%, thấp nhất mục phổ biến văn bản 7.7%. Một số ý kiến đề xuất: cần có bài chuyên đề về các bệnh xã hội, bài chuyên môn sâu, giới thiệu các bệnh có nguy cơ trong cộng đồng, thêm mục thư giản, trang tin địa phương, thơ về lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. 4.2.5. Sự đáp ứng của Bản tin SKPY với như cầu tìm hiểu thông tin về y tế của bạn đọc. Theo kết quả bảng 3.10 đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về y tế của bạn đọc Bản tin SKPY: rất tốt 20.3%, tốt 57.4%, bình thường 20.3%, thấp nhất không đáp ứng 2%. Qua kết quả này chúng ta có thể thấy Bản tin SKPY đáp ứng khá tốt 19 nhu cầu tìm hiểu thông tin về lĩnh vực y tế của bạn đọc. 4.2.6 Một số các y kiến đề xuất về số lượng trang và thời gian phát hành của Bản tin SKPY Theo kết quả bảng 3.11 và 3.12 trong số 452 phiếu trả lời phỏng vấn có 351 đọc giả đề nghị tăng trang chiếm tỷ lệ 77.7%, 101 đề nghị giữ nguyên chiếm 22.3%. Trong những đọc giả đề nghị tăng trang thì số lượng tăng lên 12 trang là 286 phiếu chiếm tỷ lệ 81.5%, tăng 16 trang có 59 phiếu chiếm tỷ lệ 16.8%, 20 trang chiếm 1.7%. Qua kết quả này chúng ta thấy cần phải nâng số lượng trang để có thể cung cấp thêm nhiều thông tin về y tế trên mỗi số của Bản tin SKPY. Đề xuất số lần phát hành Bản tin SKPY hàng tháng: giữ nguyên 1 lần/tháng 58.2%, tăng số lần phát hành 41.8%. Trong đó đề xuất tăng số lần phát hành: 2 lần/tháng 81.5%, 3 lần/tháng 16.8%, 4 lần/tháng 1.7%. Một số ý kiến khác: Đăng các bài viết về kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị, gương người tốt việc tốt, bài phản ánh công tác khám chữa bệnh tại y tế cơ sở, thơ. Làm trang bìa màu, nhiều hình ảnh minh họa. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan