Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích kết quả cung ứng thuốc cho các bệnh viện công lập của công ty cổ phần ...

Tài liệu Phân tích kết quả cung ứng thuốc cho các bệnh viện công lập của công ty cổ phần và vật tư y tế Thái Nguyên năm 2011

.PDF
59
196
119

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HÀ VIỆT QUÝ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CUNG ỨNG THUỐC CHO CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ Y TẾ THÁI NGUYÊN NĂM 2011 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HÀ VIỆT QUÝ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CUNG ỨNG THUỐC CHO CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ Y TẾ THÁI NGUYÊN NĂM 2011 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LÂM SÀNG MÃ SỐ CK.60.73.05 Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội Công ty Cổ phần Dược & VTYT Thái Nguyên Thời gian thực hiện: Từ 01/06/2012 đến 30/10/2012 HÀ NỘI 2013 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp cho tôi được học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình đã trực tiếp, tận tình truyền đạt, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Dược và Vật tư y tế Thái Nguyên, các phòng ban chức năng đã cung cấp số liệu và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của tôi tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó! Thái Nguyên, ngày 01 tháng 11 năm 2012 DS. Hà Việt Quý MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN.................................................................................................. 3 1.1. Vài nét về thị trường thuốc thế giới và Việt Nam.................................................... 3 1.1.1. Vài nét về thị trường thuốc thế giới ...................................................................... 3 1.1.2. Vài nét về thị trường thuốc Việt Nam................................................................... 4 1.2. Một số vấn đề về cung ứng thuốc cho các bệnh viện công lập................................ 8 1.2.1. Khái niệm về đấu thầu........................................................................................... 9 1.2.2. Đấu thầu thuốc ...................................................................................................... 9 1.3. Cung ứng thuốc cho các bệnh viện công lập tại Thái Nguyên................................ 10 1.3.1. Vài nét về Thái Nguyên và hệ thống y tế ở Thái Nguyên..................................... 10 1.3.2. Một số vấn đề liên quan đến cung ứng thuốc cho các bệnh viện tại Thái Nguyên............................................................................................................................. 11 1.4. Vài nét khái quát về Công ty Cổ phần Dược và Vật tư y tế Thái Nguyên............. 13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................. 14 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 14 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu................................................................................. 14 2.3. Phương pháp, nội dung nghiên cứu........................................................................... 14 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................... 14 2.3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 15 2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................................... 15 2.4.1. Phần mềm Excel for Windows ............................................................................. 15 2.4.2. Phân tích các số liệu liên quan đến cơ cấu tiêu thụ thuốc theo các chỉ số............. 15 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................... 18 3.1. Phân tích kết quả trúng thầu cho các bệnh viện của Công ty Cổ phần Dược & VTYT Thái Nguyên............................................................................................................ 18 3.1.1. Kết quả kinh doanh thuốc của Công ty CP Dược&VTYT Thái Nguyên năm 2011................................................................................................................................. 18 3.1.1.1. Cơ cấu doanh số bán theo đối tượng khách hàng ....................................... 18 3.1.1.2. Cơ cấu doanh số bán thei hình thức cung ứng ............................................ 19 3.1.2. Kết quả trúng thầu của Công ty CP Dược&VTYT Thái Nguyên năm 2011......... 19 3.1.2.1. Kết quả trúng thầu theo số lượng mặt hàng................................................ 19 3.1.2.2. Kết quả trúng thầu theo giá trị gói thầu...................................................... 21 3.1.3. Kết quả thực hiện thầu ......................................................................................... 21 3.1.3.1. Kết quả thực hiện thầu năm 2011 theo gói thầu ........................................ 22 3.1.3.2. Kết quả thực hiện thầu năm 2011 theo hình thức sở hữu .......................... 22 3.1.3.3. Kết quả thực hiện thầu năm 2011 phân theo nhóm bệnh viện ................... 23 3.2. Phân tích cơ cấu các mặt hàng của Công ty Cổ phần Dược và Vật tư y tế Thái Nguyên cung ứng vào các bệnh viện trong năm 2011..................................................... 24 3.2.1. Cơ cấu thuốc cung ứng theo nguồn gốc xuất xứ................................................... 24 3.2.2. Cơ cấu thuốc cung ứng theo thuốc đơn chất - thuốc phối hợp............................. 26 3.2.3. Cơ cấu thuốc cung ứng theo gói thầu thuốc biệt dược - thuốc Generic ............... 27 3.2.4. Phân tích cơ cấu thuốc cung ứng theo phương pháp ABC.................................... 29 3.2.4.1. Cơ cấu thuốc cung ứng trong nhóm A theo nguồn gốc xuất xứ................... 30 3.2.4.2. Cơ cấu thuốc cung ứng trong nhóm A theo gói thầu thuốc Biệt dược thuốc generic............................................................................................................. 31 3.2.4.3. Phân tích cơ cấu thuốc cung ứng trong nhóm A theo mã ATC.................... 32 3.2.4.4. Cơ cấu các thuốc có giá trị cung ứng lớn trong nhóm A............................. 34 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN................................................................................................... 39 4.1. Kết quả trúng thầu cho các bệnh viện của Công ty Cổ phần Dược và VTYT Thái Nguyên năm 2011...................................................................................................... 39 4.2. Cơ cấu các mặt hàng của Công ty Cổ phần Dược và VTYT Thái Nguyên cung ứng vào các bệnh viện trong năm 2011............................................................................ 40 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................... 44 1 - Kết luận......................................................................................................................... 44 2 - Kiến nghị........................................................................................................................ 46 CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABC: Phân tích ABC ATC: Anatomical Therapeutic Chemicals (Giải phẫu – Điều trị - Hóa học) BMI: Business Monitor International CP: Cổ phần ĐV: Đơn vị. GMP: Good Manufacturing Practice (Thực hành sản xuất thuốc tốt). GMP WHO: Tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức y tế thế giới GTTT: Giá trị tiêu thụ GĐ: Giám đốc HĐĐT: Hội đồng đấu thầu KQĐT: Kết quả đấu thầu KLTT: Khối lượng tiêu thụ RNCOS: Công ty Cung cấp dịch vụ tư vấn và nghiên cứu thị trường toàn cầu SYT : Sở Y tế SLTT : Số lượng tiêu thụ. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn VTYT: Vật tư y tế UBND: Ủy ban nhân dân WHO: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) WTO: World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Tên bảng Trang 1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập của bình quân đầu người Việt Nam những năm gần đây 4 1.2 Số lượng các cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn 2005 – 2010 5 3.3 3.4 3.5 Cơ cấu doanh số bán của Công ty Cổ phần Dược & VTYT Thái Nguyên năm 2011 Kết quả cung ứng thuốc cho các bệnh viện năm 2011 theo hình thức cung ứng So sánh số lượng mặt hàng trúng thầu với số lượng mặt hàng của các gói thầu năm 2011 18 19 20 3.6 Giá trị đã trúng thầu của Công ty với giá trị các gói thầu năm 2011 21 3.7 Kết quả thực hiện thầu năm 2011 tính theo gói thầu 22 3.8 Doanh số thực hiện thầu năm 2011 vào các bệnh viện theo hình thức sở hữu 23 3.9 Doanh số thực hiện thầu năm 2011 vào các nhóm bệnh viện công lập trong tỉnh 23 3.10 Cơ cấu thuốc cung ứng theo nguồn gốc xuất xứ của Công ty vào các bệnh viện công lập năm 2011 25 3.11 Cơ cấu tiêu thụ thuốc đơn chất - thuốc phối hợp của công ty năm 2011 26 3.12 Cơ cấu thuốc cung ứng theo gói thầu thuốc biệt dược - thuốc Generic của công ty năm 2011 28 3.13 Cơ cấu thuốc cung ứng của công ty vào các bệnh viện năm 2011 theo ABC 29 3.14 Cơ cấu thuốc cung ứng trong nhóm A theo nguồn gốc xuất xứ 30 3.15 Cơ cấu tiêu thụ thuốc trong nhóm A theo gói thầu thuốc Biệt dược - thuốc Generic 32 3.16 Cơ cấu tiêu thụ thuốc trong nhóm A theo mã ATC 33 3.17 Cơ cấu các thuốc có giá trị tiêu thụ lớn trong nhóm A 35 3.18 Cơ cấu các thuốc có giá trị tiêu thụ lớn trong nhóm A theo nguồn hàng 37 DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ Stt Tên hình, đồ thị 1.1 Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu ngành Dược thế giới giai đoạn 2001 – 2010. 3 1.2 Tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. 4 1.3 Thị phần ngành Dược Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. 6 1.4 Các nhóm chính thị trường thuốc tân dược Việt Nam 2008 7 1.5 Tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. 7 1.6 Các hình thức đấu thầu thuốc áp dụng trong ngành Dược 10 1.7 Qui trình tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc năm 2011 của sở y tế Thái Nguyên 12 3.8 Cơ cấu doanh số bán của Công ty Cổ phần Dược & VTYT Thái Nguyên năm 2011 Trang 18 3.9 Cơ cấu doanh số bán vào các bệnh viện theo kết quả trúng thầu năm 2011 24 3.10 Cơ cấu thuốc cung ứng theo xuất xứ của công ty vào các bệnh viện công lập năm 2011. 25 3.11 Cơ cấu cung ứng theo thuốc đơn chất - thuốc phối hợp của công ty năm 2011 27 3.12 Cơ cấu cung ứng thuốc theo gói thầu biệt dược - thuốc generic cho các bệnh viện công lập năm 2011 28 3.13 Cơ cấu thuốc cung ứng vào các bệnh viện năm 2011 theo ABC 30 3.14 Cơ cấu cung ứng theo xuất xứ của các thuốc trong nhóm A 31 3.15 Cơ cấu tiêu thụ theo gói thầu thuốc Biệt dược - Generic của các thuốc trong nhóm A 32 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao vì vậy chi phí cho thuốc cũng tăng không ngừng. Trong giai đoạn 2001-2010 chi phí y tế chiếm khoảng 6% GDP và hàng năm gia tăng khoảng 10% [9]. Thị trường thuốc Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng vượt bậc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, Ngành Dược cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đa dạng; Ngành dược là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý của nhà nước. Để định hướng và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh thuốc, đồng thời nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng công tác y tế, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đến các vấn đề như Chính sách của nhà nước về lĩnh vực dược, quản lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc; hoạt động cung ứng thuốc, đặc biệt là cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế công lập. Kinh doanh thuốc là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, song đã có nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia khiến thị thường thuốc hết sức sôi động và có tính cạnh tranh cao. Công ty Cổ phần Dược và Vật tư y tế Thái Nguyên là một doanh nghiệp có hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh và là doanh nghiệp chủ đạo trong việc cung ứng thuốc chữa bệnh cho các bệnh viện trong tỉnh trong nhiều năm qua; trong đó, doanh số cung ứng thuốc vào các bệnh viện chiếm tới 80% [13] doanh số hàng năm của công ty. 1 Những năm gần đây, Công ty Cổ phần Dược và VTYT Thái Nguyên cũng phải đối mặt với sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc khác trong việc cung ứng thuốc cho các bệnh viện trên địa bàn tỉnh thông qua đấu thầu thuốc. Với mong muốn đánh giá được kết quả cung ứng thuốc của Công ty Cổ phần Dược và VTYT Thái Nguyên vào các bệnh viện và xác định được nhóm thuốc chủ đạo mang lại doanh số cao, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích kết quả cung ứng thuốc cho các bệnh viện công lập của Công ty Cổ phần Dược và Vật tư y tế Thái Nguyên năm 2011” Với mục tiêu của đề tài: 1 – Phân tích kết quả trúng thầu cho các bệnh viện của Công ty Cổ phần Dược và VTYT Thái Nguyên năm 2011. 2 – Phân tích cơ cấu các mặt hàng của Công ty Cổ phần Dược và VTYT Thái Nguyên cung ứng vào các bệnh viện năm 2011. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Vài nét về thị trường thuốc thế giới và Việt Nam 1.1.1. Vài nét về thị trường thuốc thế giới Cùng với sự bùng nổ dân số, sự biến đổi khí hậu và thay đổi mô hình bệnh tật trên thế giới nhu cầu sử dụng thuốc hàng năm tăng mạnh, điều đó được thể hiện qua doanh số bán thuốc trên toàn thế giới [23]: Tỷ USD 900 16% 825 773 800 16% 760 715 12% 700 14% 648 12% 605 560 9% 600 10% 499 500 400 393 8% 9% 8% 429 18% 10% 8% 7% 6% 4% 300 2% 200 0% 100 -2% -2% -4% 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hình 1.1 : Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu ngành Dược thế giới giai đoạn 2001 – 2010. Có thể thấy doanh số bán có tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 10% (2000-2003) và 7% (2004-2007). Đây là mức tăng trưởng nổi trội so với tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thế giới và nhiều nhóm ngành khác. Những năm tiếp theo tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại, doanh thu ngành Dược năm 2009 ước tính đạt 760 tỷ USD, giảm 1,68% so với năm 2008. 3 1.1.2. Vài nét về thị trường thuốc Việt Nam Dân số Việt Nam đến 2010 khoảng 87 triệu người, trong đó 70% sống ở khu vực nông thôn, 65% dân số đang ở độ tuổi lao động [20]; Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm luôn ở mức cao so với bình quân trên thế giới. Sự phát triển kinh tế cùng với mức sống ngày càng được nâng lên dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển của ngành Dược. Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập của bình quân đầu người Việt Nam những năm gần đây [20] Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng GDP (%) 6,7 7,0 6,8 7,2 7,6 8,4 8,17 8,48 6,23 5,32 6,80 Tổng thu nhập quốc dân (GDP) (tỷ USD) 31,4 33,6 36,0 38,7 41,6 45,1 48,8 60,2 77,8 86,6 104,6 GDP bình quân đầu người (USD) 404 428 454 482 514 640 729 752 972 1082 1168 1400 USD 8.4% 8.2% 7.6% 9% 8.5% 1168 7.2% 1200 1082 6.8% 6.8% 972 1000 729 800 7% 6.2% 6% 5.3% 752 5% 640 600 428 454 482 8% 4% 514 3% 400 2% 200 1% 0% 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hình1.2 : Tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. 4 Hệ thống y tế của Việt Nam được tổ chức và xây dựng rộng khắp. bao gồm mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở, khám bệnh, chữa bệnh và phục hổi chức năng, mạng lưới sản xuất, lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc…(từ các trạm y tế xã, phường, thị trấn đến các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương…); Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh cũng ngày càng được đầu tư, phát triển về qui mô và số lượng theo hướng tăng cường xã hội hoá, trong đó y tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, từng bước đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân với chất lượng ngày càng cao. Bảng 1.2: Số lượng các cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn 2005 – 2010 [20] CƠ SỞ KCB Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bệnh viện 878 903 956 974 1.002 1.030 Phòng khám đa khoa khu vực 880 847 829 781 682 622 53 51 51 40 43 44 10.613 10.672 10.851 10.917 10.979 11.028 769 710 710 710 710 710 50 49 41 38 34 33 BV điều dưỡng và phục hồi chức năng Trạm y tế xã, phường Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp Cơ sở khác * Thị trường thuốc Việt Nam. Thị trường thuốc Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng hết sức nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người 5 dân. Thuốc sản xuất trong nước đã có vị thế nhất định trên thị trường, tập trung chủ yếu vào các thuốc Kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, vitamin và thực phẩm chức năng. Hiện tại có khoảng 500 doanh nghiệp nước ngoài tham gia cung cấp thuốc cho thị trường Việt Nam [9], những tập đoàn dược phẩm có tên tuổi lớn như Sanofi-Aventis (Pháp), GlaxoSmithKline (Anh), Servier (Pháp), Pfizer (Mỹ)… đã xuất hiện tại Việt Nam và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước cho phân khúc thuốc đặc trị cũng như đang thâm nhập sâu hơn nữa phân khúc thuốc phổ thông. 100% 80% 64% 62% 60% 57% 52% 50% 47% 50% 50% 43% 48% 50% 53% 50% 50% 40% 60% 40% 20% 40% 36% 38% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Thị phần các công ty nội địa Thị phần các hãng dược nước ngoài 60% 0% 2010 Hình1.3: Thị phần ngành Dược Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 [9]. * Thị trường thuốc tân dược [9] Thị trường tân dược Việt Nam chia ra làm 15 nhóm chính. Trong đó, 5 nhóm chính chiếm gần 70%, gồm có chuyển hóa dinh dưỡng, kháng sinh, tim mạch, thần kinh và hô hấp. Phần lớn thuốc sản xuất trong nước là thuốc kháng sinh, vitamin và các thuốc bổ. 6 Ký sinh trùng, 0.5% Thuốc dùng trong Nội tiết tố, 1.5% chẩn doán, 0.4% Giá quan, 2.4% Chuyển hoá dinh dưỡng, 21.7% Thuốc về máu và cơ quan tạo máu, 2.5% Giải pháp the o bệnh viện, 3.6% Da liễ u, 3.8% Khác, 3.9% Hệ tiê u hoá, 4.2% Ung thư, điề u hoà miễ n dịch, 4.4% C ơ xương khớp, 4.9% Hô hấp, 7.3% Kháng sinh, 21.4% Thần kinh, 7.7% Tim mạch, 9.8% Hình1.4: Các nhóm chính thị trường thuốc tân dược Việt Nam 2008. * Tiền thuốc bình quân đầu người [9]: USD 25 25% 23% 19.77 20% 19% 20 22.25 20% 16.45 15% 13% 15 13% 12% 14% 15% 13.39 11.23 13% 9.85 10 6 6.7 8.6 7.6 10% 5 5% 0 0% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tiền thuốc bình quân đầu người 2008 2009 Tăng trưởng Hình1.5: Tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. 7 2010 Giai đoạn từ 2001-2010, chi tiêu y tế của người dân đã tăng cao, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Nếu như năm 1998 việc chi tiêu cho tiền thuốc theo đầu người mới chỉ ở mức 5,5 USD, thì năm 2008 con số này đã lên tới 16,45 USD, tăng gấp 3 lần năm 1998. Tuy nhiên thực tế con số này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và còn rất thấp so với mức trung bình của thế giới (40 USD/người/năm). Vẫn còn nhiều cơ hội cho việc tăng trưởng ngành dược ở Việt Nam, dự đoán rằng thị trường sẽ phát triển từ 1,4 tỷ USD trong năm 2008 đến 6,1 tỷ USD trong năm 2019 [24]. Trong khoảng thời gian này, dân số năng động của Việt Nam sẽ thay đổi đáng kể, tác động tích cực đến thị trường dược. Dân số trẻ Việt Nam sẽ trưởng thành, tuổi thọ sẽ được nâng lên và BMI dự đoán rằng dân số Việt Nam sẽ tăng từ 86.8 triệu trong năm 2008 lên hơn 100 triệu trong năm 2019 [24]. Những nhân tố này sẽ thúc đẩy nhu cầu và chi tiêu cho dược phẩm theo đầu người, dự đoán là sẽ tăng từ 16,45 USD trong 2008 lên 60,30 USD trong 2019 [24]. 1.2. Một số vấn đề về cung ứng thuốc cho các bệnh viện công lập Hiện nay hệ thống bệnh viện tư nhân đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên chưa đủ mạnh và chi phí chữa bệnh cao. Lượng bệnh nhân phần lớn vẫn tập trung chủ yếu tại các bệnh viện công lập nên thường xuyên xảy ra hiện tượng quá tải. Ngày 10/8/2007, Bộ Y Tế, Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC [2] thống nhất hướng dẫn đấu thầu mua thuốc phục vụ nhu cầu phòng bệnh, khám và chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập. Đối tượng áp dụng là các cơ sở y tế công lập có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác (gọi chung là nguồn ngân sách) để mua thuốc theo quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 8 Thông tư 10/2007/TTLT-BYT-BTC [2] quy định thẩm quyền trong đấu thầu mua thuốc : - Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan Bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua thuốc cho các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định hiện hành. - Thủ trưởng các cơ sở y tế công lập (thủ trưởng đơn vị) chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của đơn vị. 1.2.1. Khái niệm về đấu thầu Theo Luật Đấu thầu số 61/2005QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 [16], [12]: “ Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án theo qui định của nhà nước trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” 1.2.2. Đấu thầu thuốc: Thuốc là hàng hoá đặc biệt, mang tính xã hội cao, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người bệnh nên trong đấu thầu thuốc tiêu chí giá không phải là điều kiện đầu tiên mà thuốc cần phải được lựa chọn, sử dụng an toàn hợp lý, có hiệu quả trong chữa bệnh và luôn phải đảm bảo chất lượng cao nhất trong khoảng kinh phí cho phép do đó cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng và ban ngành. Hoạt động đấu thầu thuốc và cung ứng thuốc phải thực hiện theo Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/8/2007 của liên Bộ Y Tế, Bộ Tài Chính [2]. 9 * Các hình thức đấu thầu thuốc áp dụng trong ngành Dược: STT Hình thức Áp dụng Đấu thầu rộng rãi Được áp dụng tại các bệnh viện trong mua sắm thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu 2 Chỉ định thầu Với những biệt dược được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu không cần VISA (thuốc đặc trị, thiên tai...) 3 Mua sắm trực tiếp Chủ yếu dùng trong pha chế 4 Chào hàng cạnh tranh Đối với các thuốc được mua ngoài thầu, đấu thầu bổ sung do nhu cầu điều trị. 1 Hình1.6: Các hình thức đấu thầu thuốc áp dụng trong ngành Dược 1.3. Cung ứng thuốc cho các bệnh viện công lập tại Thái Nguyên 1.3.1. Vài nét về Thái Nguyên và hệ thống y tế ở Thái Nguyên. Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi đông bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km² [20], [21]. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa Và 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan