Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tại khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ

.DOC
131
7680
169

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA DƯỢC ---------- BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN Gíao viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN Sinh viên thực hiện: NGUYỄN QUỲNH ANH MSSV: 1153030269 Đơn vị lớp: ĐẠI HỌC DƯỢC KHÓA 4 Hậu Giang – Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA DƯỢC ---------- BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN Sinh viên thực hiện: NGUYỄN QUỲNH ANH Mã số sinh viên: 1153030269 Đối tượng: Dược ĐH chính qui K4 Địa điểm thực tập: Bệnh viện YHCT TP. Cần Thơ Thời gian thực tập: 07/ 09/ 2015 đến 11/10/2015 Cán bộ hướng dẫn: DS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên DS. CKI. Lê Minh Đạt Hậu Giang – Năm 2015 NHẬN XÉT CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN 3 BẢNG ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN Sinh viên: NGUYỄN QUỲNH ANH MSSV: 1153030269 Lớp: Đại Học Dược – Khóa 4 Nơi thực tập: Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ Nhận xét: - Hình thức: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… - Nội dung: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Điểm Bằng chữ Bằng số Hậu Giang, ngày tháng 10 năm 2015 Giảng viên hướng dẫn 4 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................... 8 MỤC TIÊU THỰC TẬP BỆNH VIỆN.............................................................................10 1. GIỚI THIỆU CHUNG...............................................................................................11 1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành bệnh viện....................................................................11 1.2. Sơ lược bệnh viện và bộ phận thực tập......................................................................12 2. QUẢN LÝ DƯỢC Ở BỆNH VIỆN (theo mục tiêu).................................................15 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Dược bệnh viện.....................................................15 2.1.1. Chức năng của khoa Dược..............................................................................15 2.1.2. Nhiệm vụ của khoa Dược................................................................................15 2.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự và vai trò của từng bộ phận trong khoa Dược bệnh viện.16 2.2.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự .....................................................................................17 2.2.2. Vai trò từng bộ phận.........................................................................................18 2.2.2.1. Trưởng khoa Dược......................................................................18 2.2.2.2. Nghiệp vụ Dược...........................................................................18 2.2.2.3. Kho và cấp phát............................................................................19 2.2.2.4. Kế toán - Thống kê Dược............................................................25 2.2.2.5. Dược lâm sàng – Thông tin thuốc................................................25 2.2.2.6. Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc............26 2.2.2.7. Các bộ phận khác:........................................................................28 2.3. Các bước trong quy trình nhập - xuất thuốc, y cụ tại khoa Dược bệnh viện.........28 2.3.1. Qui trình mua thuốc............................................................................................29 2.3.1.1. Mục đích, yêu cầu........................................................................29 2.3.1.2. Phạm vi áp dụng...........................................................................29 2.3.1.3. Các bước thực hiện.......................................................................29 2.3.2. Quy trình kiểm nhập thuốc................................................................................32 2.3.2.1. Mục đích, yêu cầu........................................................................32 2.3.2.2. Phạm vi áp dụng...........................................................................32 2.3.2.3. Các bước thực hiện.......................................................................32 2.3.3. Quy trình nhập.....................................................................................................33 2.3.4. Quy trình xuất và cấp phát.................................................................................34 2.3.4.1. Xuất hàng từ kho chẵn..................................................................35 2.3.4.2. Xuất, cấp phát hàng từ kho lẻ.......................................................37 2.3.4.3. Lưu trữ chứng từ xuất, nhập, đơn thuốc ngoại trú........................39 2.3.4.4. Bàn giao.......................................................................................39 2.3.5. Theo dõi, quản lý xuất – nhập; sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế............39 2.3.5.1. Thống kê, báo cáo xuất – nhập, thanh toán tiền............................39 2.3.5.2. Kiểm kê thuốc, hóa chất, vật tư y tế.............................................40 2.4. Cách sắp xếp, bảo quản thuốc, sinh phẩm y tế, y cụ ở khoa Dược bệnh viện.......40 2.4.1. Nguyên tắc chung về sắp xếp, bảo quản thuốc, sinh phẩm y tế, y cụ .........40 2.4.1.1. Yêu cầu về kho thuốc:..................................................................40 2.4.1.2. Nguyên tắc chung về sắp xếp thuốc ở khoa Dược........................41 2.4.1.3. Nguyên tắc chung về bảo quản thuốc ở khoa Dược......................41 2.4.1.4. Theo dõi, kiểm soát chất lượng thuốc:..........................................43 5 2.4.2. Cụ thể cách sắp xếp, bảo quản ở từng kho, phòng..........................................44 2.4.2.2. Kho dược liệu...............................................................................47 2.4.2.3. Quầy Tân dược - thành phẩm (khối sự nghiệp)............................49 2.4.2.4. Quầy Hốt thuốc thang..................................................................51 2.5. Cách sắp xếp, bảo quản và quy trình mua, bán thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.....54 2.5.1. Cách sắp xếp tại nhà thuốc bệnh viện..............................................................54 2.5.2. Cách bảo quản tại nhà thuốc bệnh viện...........................................................58 ..........................................2.5.3. Quy trình mua bán thuốc tại nhà thuốc bệnh viện 58 2.6. Cách thức quản lý xuất - nhập thuốc, y dụng cụ bằng phần mềm tin học............60 2.6.1. Sơ lược về phần mềm DHG. HOSPITAL:......................................................60 2.6.2. Ứng dụng phần mềm DHG.HOSPITAL để quản lý xuất nhập thuốc tại bệnh viện:............................................................................................................61 2.6.3. Cách vận hành và quản lý xuất nhập bằng hệ thống phần mềm DGH.HOSPITAL:..............................................................................................62 2.6.3.1. Nhân sự vận hành hệ thống.................................................................63 2.6.3.2. Cách vận hành hệ thống......................................................................63 2.6.3.3. Cách quản lý xuất nhập.......................................................................65 2.7. Vai trò người dược sĩ bệnh viện trong việc hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế. Một số hoạt động liên quan đến Dược Lâm Sàng............67 2.7.1. Vai trò người dược sĩ .........................................................................................67 2.7.2. Công tác Dược lâm sàng ở bệnh viện...............................................................68 2.7.2.1. Thông tin thuốc, tư vấn về sử dụng thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR)....................................................................68 2.7.2.2. Sử dụng thuốc...............................................................................70 2.7.2.3. Tổ chức đánh giá hiệu quả, chất lượng các hoạt động:.................71 2.7.3. Kế hoạch hoạt động Dược Lâm Sàng cụ thể của bệnh viện năm 2015......71 2.7.3.1. Mục tiêu.......................................................................................71 2.7.3.2. Kế hoạch thực hiện.......................................................................71 2.7.3.3. Tổ chức thực hiện.........................................................................73 2.8. Rút kết kinh nghiệm bản thân liên quan đến việc rèn luyện tác phong đạo đức của người cán bộ y tế trong quá trình thực hành nghề nghiệp........................................76 3. QUẢN LÝ THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN, GÂY NGHIỆN Ở BỆNH VIỆN............77 3.1. Dự trù..............................................................................................................................77 3.2. Duyệt dự trù...................................................................................................................77 3.3. Cấp phát, sử dụng:.........................................................................................................77 3.4. Bảo quản.........................................................................................................................78 3.5. Lưu trữ hồ sơ và sổ sách...............................................................................................78 3.6. Báo cáo...........................................................................................................................78 3.7. Hủy thuốc.......................................................................................................................78 4. PHA CHẾ, SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN........................79 4.1. Yêu cầu về trang thiết bị phòng bào chế....................................................................79 4.2. Yêu cầu về người làm việc tại phòng pha chế, bào chế thuốc.................................82 4.3. Yêu cầu về nguyên liệu (thuốc đông y và thuốc từ dược liệu)................................83 4.4. Phạm vi pha chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu...............................................83 6 4.5. Quy trình pha chế..........................................................................................................83 4.5.1. Quy trình pha cồn...............................................................................................83 4.5.2. Quy trình chế biến thục địa...............................................................................84 4.5.3. Quy trình sắc thuốc thang.................................................................................85 4.6. Kiểm nghiệm:.................................................................................................................85 4.7. Kiểm tra sức khỏe dược sĩ pha chế thuốc...................................................................85 5. KẾT LUẬN, NHẬN XÉT.........................................................................................86 6. PHỤ LỤC, BẢNG, BIỂU MẪU............................................................................................87 7 LỜI CẢM ƠN Được sự phân công, giúp đỡ của trường Đại học Võ Trường Toản; thời gian qua em đã có cơ hội thực tập năm tuần ở Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ để tiếp xúc, học hỏi và vận dụng những kiến thức đã được học ở trường vào công việc thực tế. Sau thời gian thực tập, em đã rút ra được rất nhiều bài học và kinh nghiệm mà em chưa từng được biết khi ngồi trên ghế nhà trường. Trong suốt thời gian thực tập tại bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các quý thầy cô và các anh chị trong bệnh viện. “Nhất tự vi sư , bán tự vi sư” – “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” Để được thành công, có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các quý thầy cô và anh chị trong Khoa Dược bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ đã tạo điều kiện tốt, dùng tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em; đến các quý thầy cô giáo ở trường Đại học Võ Trường Toản đã giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức cơ bản và tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Minh Đạt đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi thực tế. Nếu không có những lời hướng dẫn tận tình, chỉ bảo chi tiết của thầy thì bài thu hoạch này chúng em rất khó để hoàn thiện được. Một lần nữa, em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Dược Đại học Võ Trường Toản, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Ngọc Quyên đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Trong khuôn khổ hạn hẹp về thời gian; và thêm bước đầu đi vào thực tế, kiến thức của chúng em còn hạn chế, ít kinh nghiệm về nghề nghiệp chuyên môn cũng như còn nhiều bỡ ngỡ; nên việc hoàn thành bài thu hoạch này em không thể tránh khỏi thiếu sót, khiếm khuyết. Em rất mong được các quý thầy cô, các quý anh chị góp ý xây dựng bài báo cáo của em được đầy đủ, chặt chẽ hơn để kiến thức của em về lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Trong thời gian làm việc thực tế em còn nhiều sai sót, em kính mong các quý thầy cô và các anh chị trong bệnh viện bỏ qua cho em. Em xin kính chúc quý Thầy Lê Minh Đạt cùng các quý thầy cô, anh chị trong khoa Dược cùng các khoa phòng khác tại bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ sức khỏe dồi dào, công tác tốt và niềm tin vững chắc để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là chăm sóc sức khỏe của con người, cũng như truyền đạt kiến thức cho các thế hệ tương lai, thúc đẩy nền y học nước nhà không ngừng phát triển. 8 Trân trọng. Hậu Giang, ngày tháng10 năm 2015, Sinh viên thực hiện Nguyễn Quỳnh Anh MỤC TIÊU THỰC TẬP BỆNH VIỆN 9 Mục tiêu tổng quát: Đào tạo người Dược sĩ Đại học có kiến thức, kỹ năng, thái độ tích cực để thực hiện tốt các nhiệm vụ: sắp xếp, bảo quản, phân phối và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Mục tiêu cụ thể: 1. Phân tích chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện. 2. Trình bày sơ đồ tổ chức nhân sự và vai trò của từng bộ phận trong khoa Dược bệnh viện. 3. Liệt kê các bước trong quy trình nhập và xuất thuốc – y dụng cụ tại khoa Dược. 4. Trình bày được cách sắp xếp – bảo quản thuốc, sinh phẩm y tế, y cụ ở khoa Dược bệnh viện. 5. Trình bày được cách sắp xếp – bảo quản và quy trình mua, bán thuốc tại nhà thuốc bệnh viện. 6. Trình bày được cách thức quản lý xuất – nhập thuốc , y dụng cụ bằng phần mềm tin học. 7. Trình bày được vai trò người dược sĩ bệnh viện trong việc hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế. Một số hoạt động liên quan đến Dược Lâm Sàng. 8. Rút kết kinh nghiệm bản thân liên quan đến việc rèn luyện tác phong đạo đức của người cán bộ y tế trong quá trình thực hành nghề nghiệp. NỘI DUNG BÁO CÁO 10 1. GIỚI THIỆU CHUNG Đông Y là nền y học dựa trên nền tảng triết học Đông Phương, thực hành dựa trên diễn biến lâm sàng. Việt Nam ta đã có 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong nền Văn Minh Văn Lang và Văn Minh Đại Việt, những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học Phương Đông ( Đông Y) với các kinh nghiệm chữa bệnh và sử dụng nguồn dược liệu, thảo dược của ông cha ta đúc kết qua bao đời, tạo thành nền y học truyền thống, hay còn gọi là Y học cổ truyền Việt Nam. Y học cổ truyền Việt Nam với các phương pháp phòng và chữa bệnh đã phục vụ hiệu quả cho việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ xưa tới nay. Do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên nguồn dược liệu, thảo dược vô cùng phong phú góp phần dựng lên một Y dược học cổ truyền Việt Nam có nhiều loại cây thuốc quý, nhiều bài thuốc hay và nhiều kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian của đồng bào các dân tộc, trải qua thực tiễn hàng ngàn năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị chữa bệnh, cứu người. Đặc biệt, những bài thuốc bồi bổ cơ thể được nhiều người sử dụng, đã góp phần nâng cao thể trạng, phát triển giống nòi người Việt Nam. Hơn thế nữa, nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh... không chỉ người dân Việt Nam ưa chuộng sử dụng mà người dân nhiều nước trên thế giới cũng rất tin tưởng và ưa thích, nó trở thành phương pháp chữa bệnh độc đáo trên thế giới. Trong nhiều năm qua, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên việc khám chữa bệnh bằng Tây Y chiếm ưu thế khá lớn, thế nhưng việc chữa trị bằng phương pháp cổ truyền vẫn chiếm vị trí không kém phần quan trọng. Việt Nam đã từng bước lồng ghép Y dược cổ truyền vào hệ thống Y tế quốc gia, phát huy được vai trò to lớn của Y dược cổ truyền, góp phần đưa sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân lên tầm cao mới. Việc tìm ra những phương hướng thích hợp để hiện đại hóa y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại là vấn đề mang tính chiến lược hiện nay. Đây chính là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong công tác y tế hiện nay, và bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ chính là một trong năm cơ sở về điều trị, nghiên cứu phát triển và giảng dạy về Y học cổ truyền lớn nhất trên cả nước. 1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành bệnh viện - Sau cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân lịch sử năm 1975, đất nước ta hoàn toàn giải phóng, quân dân ta tiếp quản xong Cần Thơ, Sóc Trăng sáp nhập lại thành tỉnh Hậu Giang. - Thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 08/QĐBYT ngày 27/3/1974 của Bộ Y tế về việc thành lập Bệnh viện y học dân tộc ở các tỉnh. - Quyết định số 03/QĐ-UBT ngày 07/01/1978 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc thành lập Bệnh viện Y học dân tộc. 11 - Bệnh viện được thành lập trên cơ sở vật chất của khu vực an dưỡng Hậu Giang tại “Trà Quít”. Ty Y tế giao cho Lương y Nguyễn Thuần Hy (cụ Năm Trang) cố vấn Ty Y tế trực tiếp chỉ đạo, đồng chí Mười Sang kiểm tra cơ sở khu an dưỡng (tài sản và khung cán bộ) bám chặt Ty Y tế lựa chọn phân công bác sĩ để bàn giao và bố trí ban lãnh đạo bệnh viện. - Tháng 01/1978 khung bệnh viện hình thành với kế hoạch 50 giường gồm 16 biên chế (bác sĩ, lương y, y sĩ, cán bộ - công nhân viên) đến cuối năm tăng lên 27 biên chế. - Từ tháng 06/1979 – tháng 06/1980, tổng số cán bộ - công nhân viên tăng lên con số 49. Chi bộ đạt Chi bộ vững mạnh năm 1980. Giai đoạn này có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và nhân lực. - Từ tháng 06/1981 – tháng 06/1982, giai đoạn này gặp nhiều khó khăn: 2 lần sắp giải thể. Tổng số cán bộ - công nhân viên là 38, toàn chi bộ có 8 Đảng viên. - Ngày 29/12/1994, Bệnh viện được UBND tỉnh quyết định sát nhập 2 đơn vị: Bệnh viện Y học dân tộc và Bệnh viện Điều dưỡng thành một, lấy tên là Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ; gồm 9 khoa, phòng và 110 giường bệnh. 1.2. Sơ lược bệnh viện và bộ phận thực tập o Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ hiện nay tọa lạc tại số 6 Đường 30/4 , Quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Điện thoại: (0710) 3738 262. Fax: (0710) 3838 050. 12 - Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ khá đặc thù so với các bệnh viện khác: ngoài sử dụng các thuốc tân dược và các dụng cụ chẩn đoán, xét nghiệm cơ bản chiếm tỉ lệ ít thì bệnh viện này chủ yếu thực hiện việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân theo phương pháp cổ truyền (sử dụng thuốc Đông Y, dược liệu, châm cứu,…) - Do bệnh viện tương đối nhỏ nên thành phần các khoa điều trị của bệnh viện tương đối ít đa dạng, chủ yếu tập trung vào Phòng khám bệnh và khoa điều trị, gồm những khoa chính:  Khoa Nội tổng hợp.  Khoa Ngũ quan.  Khoa Ngoại – Phụ.  Khoa Nhi.  Phòng khám.  Khoa xét nghiệm – chẩn đoán hình ảnh.  Vật lý trị liệu, Khoa Châm Cứu – Phục hồi chức năng. - Việc điều trị cho bệnh nhân chủ yếu sử dụng các loại thuốc Đông Dược, còn các thuốc tân dược chỉ chiếm tỉ lệ tương đối thấp. Việc cấp phát thuốc thang cũng như sắc thuốc cho bệnh nhân chủ yếu tập trung ở các khoa Nội tổng hợp, Ngũ quan, Ngoại trĩ và Nhi. - Riêng đối với khoa Vật lý trị liệu, các bệnh nhân chủ yếu phòng và chữa bệnh bằng cách sử dụng các tác nhân vật lí tự nhiên hay nhân tạo như: nước, không khí, nhiệt độ, khí hậu, độ cao, điện, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại, siêu âm, các chất đồng vị phóng xạ, xoa bóp, thể dục - thể thao, đi bộ, dưỡng sinh... chứ không sử dụng dược liệu như các khoa điều trị khác. Sơ đồ tổ chức bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ: 13 o Khoa Dược là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong bệnh viện nói chung và bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ nói riêng. Khoa Dược của bệnh viện Y Học Cổ Truyền cũng có những nét chung và một số nét riêng so với Khoa Dược của các bệnh viện khác. Trong bài thu hoạch này, em xin trình bày về tình hình thực tế về công tác Dược tại Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ mà em đã được tham gia, tìm hiểu trong quá trình thực tập tại bệnh viện này trong 5 tuần từ ngày 07/ 09/ 2015 đến ngày 11/ 10/ 2015. 2. QUẢN LÝ DƯỢC Ở BỆNH VIỆN (theo mục tiêu) 14 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Dược bệnh viện 2.1.1. Chức năng của khoa Dược  Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, nó là tổ chức cao nhất đảm bảo mọi công tác về dược, nên không chỉ có tính chất thuần túy của một khoa chuyên môn mà còn thêm tính chất của bộ phận quản lý và công tác dược trong cơ sở điều trị.  Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. 2.1.2. Nhiệm vụ của khoa Dược  Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).  Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.  Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.  Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.  Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.  Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.  Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.  Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.  Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng sinh trong bệnh viện.  Tham gia chỉ đạo tuyến.  Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.  Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.  Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. 15  Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc, khí y tế) đối với các cơ sở y tế chưa có phòng “Vật tư – Trang thiết bị y tế” (như Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ) và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ. 2.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự và vai trò của từng bộ phận trong khoa Dược bệnh viện Cơ cấu tổ chức khoa Dược: Khoa Dược gồm có các bộ phận chính sau: 1. Nghiệp vụ Dược. 2. Kho và cấp phát. 3. Thống kê Dược. 4. Dược lâm sàng, thông tin thuốc. 5. Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc. 6. Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện. 2.2.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự trong Khoa Dược bệnh viện: 16 2.2.2. Vai trò từng bộ phận trong khoa Dược bệnh viện: 17 2.2.2.1. Trưởng khoa Dược  Yêu cầu về trình độ: tối thiểu phải là dược sĩ đại học. Đối với bệnh viện hạng 3 và không phân hạng chưa có dược sĩ đại học thì Giám đốc bệnh viện ủy quyền bằng văn bản cho dược sĩ trung học phụ trách khoa.  Phân công: DS.CKI. Lê Minh Đạt.  Vai trò: - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh viện. - Tổ chức hoạt động của khoa theo quy định của Thông tư 22/2011/TT-BYT. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và công tác chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện. - Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho Giám đốc bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện; làm đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc; kiểm tra, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị. - Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn). - Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; phối hợp với phòng Tài chính – kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc đảm bảo chính xác, theo đúng các quy định hiện hành. - Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế. - Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sỹ trong khoa tham gia hội chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện. - Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện. - Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược cho đồng nghiệp và cán bộ tuyến dưới. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao. - Có các vai trò trong công tác Dược Lâm Sàng: + Chịu trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng và cận lâm sàng để triển khai hoạt động dược lâm sàng. + Xây dựng nhiệm vụ và giám sát các dược sĩ lâm sàng triển khai hoạt động dược lâm sàng. + Báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm hoặc đột xuất về hoạt động dược lâm sàng gửi Giám đốc bệnh viện. 2.2.2.2. Nghiệp vụ Dược  Yêu cầu về trình độ: tối thiểu dược sĩ đại học đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 và 2. Bệnh viện hạng 3 và không phân hạng, yêu cầu tối thiểu là dược sĩ trung học.  Phân công: DS.CKI. Phan Thị Hồng Nga.  Vai trò: - Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện. 18 Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện. - Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc. - Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược. - Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng. - Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu bệnh viện không tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho các cơ quan có chức năng kiểm nghiệm thực hiện). - Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao. - Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công. 2.2.2.3. Kho và cấp phát  Cơ cấu: Bộ phận Kho và cấp phát bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ được chia ra làm hai tổ quản lý là: kho chẵn và kho lẻ. - Kho chẵn (còn gọi là Tổ kho) : bao gồm kho Y cụ hóa chất- vật tư y tế, kho trang bị thành phẩm và kho dược liệu (2 kho: kho dược liệu sống, kho dược liệu chín). - Kho hóa chất , vật tư y tế 19 Kho trang bị thành phẩm Kho dược liệu - Kho lẻ (còn gọi là Tổ cấp phát): bao gồm phòng cấp phát thuốc thành phẩm và phòng hốt thuốc thang thuộc khối sự nghiệp và nhà thuốc bệnh viện thuộc khối kinh doanh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng