Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định...

Tài liệu Cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định

.DOC
97
210
124

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................... Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC................................................................. 1.1. Ngân sách nhà nước và sự cấn thiết lập dự toán ngân sách NN ..................................................................................................................... 1.1.1. Quan niệm về ngân sách nhà nước............................................... 1.1.2. Nội dung của ngân sách nhà nước................................................ 1.1.3. Quản lý ngân sách nhà nước:....................................................... 1.2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện cơ sở khoa học đối với dự toán ngân sách nhà nước; những nhân tố ảnh hưởng............. 1.2.1. Sự cần thiết phải xây dựng cơ sở khoa học trong lập dự toán ngân sách nhà nước................................................................................ 1.2.2. Nội dung của dự toán ngân sách:................................................ 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách nhà nước. .............................................................................................................. 1.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước để đảm bảo cơ sở khoa học trong lập dự toán ngân sách nhà nước và bài học đối với Nam Định.......................................................................................................... 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế................................................................... 1.3.2. Kinh nghiệm lập dự toán của các tỉnh........................................ 1.3.3. Bài học đối với tỉnh Nam Định................................................... Chương 2: THỰC TRẠNG LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH NAM ĐỊNH................................................................ 2.1. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội..................................... 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội của địa phương................................. 2.1.2 . Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định từ năm 2006 đến nay................................................................................. 2.2. Thực trạng lập dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2010................................................................................. 2.2.1. Xác định cở khoa học của dự toán ngân sách giai đoạn 2006-2010. .............................................................................................................. 2.2.2. Việc thực hiện quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước ........ 2.2.3. Tình hình lập dự toán lập dự toán ngân sách nhà nước trên cơ sở khoa học........................................................................................... 2.2.4. Quy trình lập dự toán ngân sách................................................. 2.3. Những thành công và hạn chế của lập dự toán ngân sách giai đoạn 2006-2010........................................................................................ 2.3.1. Một số thành công....................................................................... 2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.............................. Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM ĐẢM BẢO TÍNH KHOA HỌC TRONG LẬP DỰ TOÁN NSNN Ở NAM ĐỊNH......................................................................................... 3.1. Quan điểm đảm bảo tính khoa hoc trong lập dự toán ngân sách nhà nước ở Nam Định.................................................................... 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nam Định............... 3.1.2. Quan điểm nhằm đảm bảo tính khoa học trong lập dự toán ngân sách nhà nước ở Nam Định.......................................................... 3.2. Giải pháp đảm bảo tính khoa học trong lập dự toán ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định..................................................................... 3.2.1. Nhóm giải pháp về xác định cơ sở khoa học để lập dự toán ngân sách nhà nước............................................................................... 3.2.2. Nhóm giải pháp về quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước. .............................................................................................................. 3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực và tinh gọn bộ máy. ............................................................................................................... 3.2.4. Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện lập dự toán và giao dự toán...................................................................................... PHẦN KẾT LUẬN............................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu số 2. 1: Tình hình phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010..............37 Biểu số 2.2: Dự toán thu ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định 5 năm 2006-2010.............................................................................. 43 Biểu số 2.3: Dự toán chi ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định 5 năm 2006-2010...............................................................................45 Biểu số 2.4: Cơ cấu chi ngân sách tỉnh Nam Định 5 năm 2006-2010.........58 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Để duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước và của quốc gia, nhà nước quy định hệ thống pháp luật về tài chính vụ thuế bắt buộc mọi pháp nhân và thể nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước. Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội. Nghiệp vụ chủ yếu của ngân sách nhà nước là thu, chi nhưng không đơn thuần là việc tăng giảm số lượng tiền tệ mà còn phản ánh mức độ quyền lực, ý chí và sơ nguyện của nhà nước, đồng thời biểu hiện quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác của nền kinh tế trong qúa trình phân bổ các nguồn lực và phân phối thu nhập mới sáng tạo ra. Để nâng cao hiệu quả ngân sách nhà nước, nhà nước ban hành cơ chế quản lý để quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách sách nhà nước, trong đó lập dự toán ngân sách là một trong những công cụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Trong quá trình thực hiện lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, ở địa phương còn nhiều bất cập từ cơ chế chính sách, hệ thống văn bản, quy trình thực hiện, chất lượng cán bộ... nên chất lượng dự toán ngân sách nhà nước chưa cao, chưa phát huy vai trò trong quản lý tài chính. Xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn để tạo cơ sở nâng cao chất lượng dự toán ngân sách. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, bảo đảm tính thống nhất về thể chế của ngân sách nhà nước và vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương. Hàng năm, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau. Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến, gửi Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ. 2 Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi chọn đề tài “ Cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Lập dự toán ngân sách nhà nước là công tác thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của cấp mình và cấp dưới. Việc thực hiện đúng quy trình, chất lượng công tác dự toán ngân sách nhà nước góp vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính như: Đổi mới chính sách tài chính trong quá trình xã hội hoá hoạt động giáo dục Đại học ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Quốc Huy, Vụ Kế hoạch tài vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Nghệ An của tác giả Hoàng Xuân Thành; Hoàn thiện cơ chế chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo ở tỉnh Nghệ An của tác giả Nguyễn Thanh Tùng ... chỉ đề cập khía cạnh lập, chấp hành, kế toán ngân sách nhà nước với góc độ là bộ phận của cơ chế quản tài chính ngân sách. Tác giả là người triển khai lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Bộ Tài chính theo quy định; vì vậy lựa chọn nghiên cứu đề tài dưới góc độ kinh tế chính trị là mới mẻ và thiết thực, không trùng lắp với các công trình và đề tài đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn về lập dự toán ngân sách nhà nước ở địa phương; Tìm hiểu thực trạng việc triển khai lập dự toán ngân sách nhà nước ở địa phương trong thời gian qua đã đảm bảo cơ sở khoa học hay không; Nghiên cứu những tồn tại, khuyết điểm trong quá trình lập dự toán do chưa thực hiện hoặc thực hiện lập dự toán chưa đúng căn cứ khoa học. 3 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn để để áp dụng vào việc lập dự toán ngân sách địa phương mang tính khoa học; Phân tích quá trình lập dự toán ngân sách địa phương ở tỉnh Nam Định trong thời gian qua đã đảm bảo tính khoa học ở mức độ nào. Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới có cơ sở khoa học. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Căn cứ lý luận và thực tiễn việc lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định (bao gồm dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, các đơn vị, tổ chức, cá nhân phải nộp thuế, phí... và đơn vị thụ hưởng ngân sách của địa phương theo quy định) Phạm vi lãnh thổ: Trên địa bàn tỉnh Nam Định. Phạm vi thời gian từ năm 2007 đến 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Luận văn sử dụng phương pháp lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị được coi trọng sử dụng trong luận văn là phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp thống kê, phân tích kinh tế... 6. Đóng góp của luận văn: Hệ thống các vấn đề lý luận chung cơ sở khoa học về lập dự toán ngân sách nhà nước nói chung, lập dự toán ngân sách địa phương nói riêng. Đánh giá tổng quát xây dựng căn cứ khoa học và thực tiễn trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định gắn với việc chấp hành, kế toán, quyết toán và kiểm toán nhà nước trên địa bàn tỉnh từ năm 2007 đến 2010. - Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đảm bảo tính khoa học trong lập dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định. 4 7. Kế cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kế luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dự toán ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng lập dự toán ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định Chương 3: Quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính khoa học trong lập dự toán ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. 1. Ngân sách nhà nước và sự cấn thiết lập dự toán ngân sách NN 1.1.1. Quan niệm về ngân sách nhà nước. Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH 11 ngày 16/12/2002 quy định: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Nội dung cơ bản của ngân sách nhà nước là: - Ngân sách nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính vì vậy nó thể hiện các mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội. - Quyền lực về ngân sách nhà nước thuộc về Nhà nước. Mọi khoản thu, chi tài chính của nhà nước đều do nhà nước quyết định, nhằm mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Bản chất của ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước, do đó hoạt động của ngân sách nhà nước là động viên các nguồn lực tài chính vào tay nhà nước (những khoản đóng góp theo nghĩa vụ hoặc tự nguyện của mỗi thành viên trong xã hội cho nhà nước), là các khoản cấp phát của nhà nước cho các nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tích luỹ, đó cũng là những khoản chi phí mà nhà nước cấp cho các thành viên. Như vậy, hoạt động của ngân sách nhà nước không hề mang tính tự cấp tự phát hoặc nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Mọi khoản thu, chi của ngân sách nhà nước đều được tính toán, dự định có chủ định nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế xã hội. Các khoản thu được chế định bằng các luật, pháp lệnh, các khoản chi đều được phân bổ theo các quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. 6 Như vậy, ta có thể hiểu khái quát về bản chất ngân sách nhà nước như sau: Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước và các chủ thể khác trong phân phối tổng sản phẩm quốc dân, chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền ở các chủ thể kinh tế khác thành thu nhập của nhà nước và phân phối chuyển dịch nguồn thu nhập đó đến các đối tượng sử dụng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân. Cụ thể là ngân sách cấp tỉnh; ngân sách cấp huyện (huyện, thành phố); ngân sách cấp xã (xã, phường, thị trấn). 1.1.2. Nội dung của ngân sách nhà nước. Nội dung ngân sách nhà nước bao gồm: thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước. 1.1.2.1. Nội dung thu ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một bộ phận giá trị của cải xã hội hình thành quỹ ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau: - Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; - Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo quy định của pháp luật, gồm: Tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền cho vay của nhà nước (cả gốc và lãi); thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh 7 tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của nhà nước theo quy định của Chính phủ; - Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp; - Tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích; - Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; - Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; - Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; - Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; - Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước; - Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa phương theo quy định; - Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định; - Thu kết dư ngân sách theo quy định; - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Các khoản di sản nhà nước đang hưởng; phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt, tịch thu; thu hồi dự trữ nhà nước; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang... 1.1.2.2. Nội dung chi ngân sách nhà nước. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ. Xuất phát từ vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nội dung chi ngân sách rất đa dạng. Theo quy định của Luật ngân sách thì chi ngân sách nhà nước bào gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 8 Chi ngân sách nhà nước gồm: - Chi đầu tư phát triển về: Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn liên doanh; chi bổ sung dự trữ nhà nước; chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật; - Chi thường xuyên về: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; hoạt động của cơ quan nhà nước; hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội; trợ giá theo chính sách của nhà nước...; - Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay; - Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước; - Chi cho vay của ngân sách trưng ương; - Chi trả nợ gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; - Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định; - Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; - Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau. 1.1.3. Quản lý ngân sách nhà nước: 1.1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước; trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về ngân sách nhà nước. - Quốc hội thực hiện làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực tài chính ngân sách; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước, bao gồm: tổng số thu ngân sách nhà nước, tổng số chi ngân sách nhà nước, mức bội chi ngân sách và nguồn bù đắp; quyết định phân bổ ngân sách trung ương; quyết định các dự án, công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước... 9 - Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực tài chính ngân sách, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính ngân sách theo thẩm quyền; lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án ngân phân bổ ngân sách trung ương hàng năm; thống nhất quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách nhà nước... - Bộ Tài chính chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực tài chính ngân sách... trình Chính phủ; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính ngân sách theo thẩm quyền; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước, chế độ kế toán, quyết toán, chế độ báo cáo, công khai tài chính ngân sách trình Chính phủ quy định hoặc quy định theo phân cấp của Chính phủ để ban hành thực hiện thống nhất trong cả nước.... - Hội đồng nhân dân các cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương; quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương.... Riêng hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách và quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng; quyết định định mức phân bổ, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi theo quy định của Chính phủ. - Uỷ ban nhân dân các cấp lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên ttrực tiếp; lập quyết toán ngân sách địa phương trình hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn; kiểm tra nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính ngân sách... 10 - Các đơn vị dự toán tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao... - Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ: Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định; chấp hành đúng các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách... 1.1.3.2. Nguyên tắc quản lý ngân sách: - Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên; bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước; - Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu. Trường hợp tỉnh có nhu cầu đầu tư vượt quá khả năng cân đối ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải bố trí ngân sách trả nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn vay huy động không được vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh. - Các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức và đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán ngân sách trong phạm vi được giao. - Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. 1.1.3.3. Phân cấp quản lý ngân sách: Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước thì hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân theo quy định của Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, bao gồm: 11 - Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh) bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh; - Ngân sách huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện) bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn. - Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã). Quan hệ giữa ngân sách các cấp thực hiện theo các nguyên tắc sau: - Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới. - Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối nêu trên được ổn định từ 3 đến 5 năm (gọi chung là thời kỳ ổn định ngân sách). Chính phủ trình Quốc hội quy định thời kỳ ổn định ngân sách giữa trung ương và địa phương. Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định thời kỳ ổn định ngân sách giữa các cấp ở địa phương. - Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo. Trường hợp cần ban hành chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách sau khi dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp. - Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của cấp mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiênẹ nhiệm vụ đó. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, thời gian thực hiện phân cấp phải phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở địa phương. Phân cấp ngân sách là nội dung quan trọng đầu tiên trong cơ chế quản lý tài chính ngân sách; là tiền đề thực hiện lập, chấp hành, kế toán, quyết toán và kiểm toán ngân sách nhà nước. 12 1.2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện cơ sở khoa học đối với dự toán ngân sách nhà nước; những nhân tố ảnh hưởng. 1.2.1. Sự cần thiết phải xây dựng cơ sở khoa học trong lập dự toán ngân sách nhà nước. 1.2.1.1. Quan niệm và vai trò của lập dự toán ngân sách nhà nước trong quản lý kinh tế. Theo từ điển bách khoa Việt Nam, tập 4, xuất bản tháng 4 năm 2005 thì dự toán ngân sách nhà nước được hiểu là bảng tính toán dự trù các khoản thu, các khoản chi và quan hệ cân đối giữa thu và chi của ngân sách nhà nước trong một thời kỳ kế hoạch (thường là một năm); được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tổng hợp các dự toán đơn vị và kế hoạch thu, chi tài chính của các cơ quan, các ngành, các địa phương, các tổ chức kinh tế trực thuộc. Dự toán ngân sách nhà nước do Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn. Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước thì: Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau. Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước; thông báo số kiểm tra dự toán về tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và tổng số thu, chi, một số lĩnh vực chi quan trọng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên; cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp. 13 Uỷ ban nhân dân tỉnh lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến, gửi Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương có trách nhiệm xem xét dự toán các cơ quan, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách địa phương cấp dưới; chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương. Xuất phát từ các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có liên quan, việc lập dự toán ngân sách diễn ra thường xuyên theo đúng nội dung, thời gian, biểu mẫu quy định. Quy trình lập dự toán cũng ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng vào quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân. 1.2.1.2. Sự cần thiết sử dụng dự toán ngân sách nhà nước trong quản lý kinh tế - Vai trò của lập dự toán đối với thu ngân sách: Đảm bảo nguồn thu hợp lý, đầy đủ, kịp thời để thực hiện các nhiệm vụ chi của Chính phủ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Gắn công tác thu ngân sách với nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài và đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, gắn nghĩa vụ thu ngân sách với quyền lợi chi của các cấp chính quyền. Bao quát toàn bộ nguồn thu phát sinh trên từng địa bàn, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh; là cơ sở để phân cấp nguồn thu cho các cấp ngân sách. Đảm bảo sử dụng nguồn lực kinh tế, sở hữu của nhà nước hiệu quả nhất nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - Vai trò của lập dự toán đối với chi ngân sách: Đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính của nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh. Tập trung nguồn lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của quốc gia hoặc từng ngành, địa phương, đơn vị. 14 Tạo điều kiện chủ động trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành, địa phương. Là cơ sở để thực hiện cải cách thủ tục hành chính và công khai minh bạch trong việc thực hiện nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn vay từ nước ngoài. Lập dự toán ngân sách hàng năm gắn liền với việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; căn cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước phù hợp và có tính khả thi cao, được các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quá trình điều tiết nền kinh tế. Xét về nội dung, tính chất, dự toán ngân sách nhà nước thuộc nhóm kế hoạch biện pháp, nó cùng với kế hoạch vốn đầu tư, kế hoạch lao động việc làm...để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong năm kế hoạch. Đối với địa phương, dự toán ngân sách tạo điều kiện để các cấp, các ngành, đơn vị tăng cường công tác quản lý thu, chi; chủ động trong điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị; làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương. Dự toán ngân sách nhà nước là cơ sở để triển khai thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; củng cố quốc phòng an ninh. Lập dự toán ngân sách sát thực tế sẽ tạo điều kiện huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển. 1.2.1.3. Các căn cứ khoa học để lập dự toán ngân sách nhà nước. Trước hết, phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị, cơ sở: Tài chính là một trong những công cụ trong quản lý kinh tế của các cấp chính quyền. Nhà nước và chính quyền các cấp dùng ngân tài chính để thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong một giai đoạn nhất định, có thể là thực hiện kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm. Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để lập dự toán ngân sách. Quản lý tài chính phải coi trọng công tác lập dự toán ngân sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm kinh phí của nhà nước. Là công cụ của chính quyền các cấp trong phát triển kinh tế xã hội 15 nên lập dự toán ngân sách phải tuân theo và phục vụ định hướng phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương, nếu không tuân thủ theo những định hướng đó thì không đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý. Trong từng giai đoạn, mỗi địa phương, ngành đều có quy hoạch chung để có định hướng cho việc phát triển trong tương lai; vì vậy công tác lập dự toán ngân sách phải căn cứ vào quy hoạch chung để bố trí nguồn lực thực hiện. Nếu thực hiện theo định hướng đó thì mới phát huy hiệu quả và vai trò của tài chính ngân sách trong quản lý kinh tế. Trong quản lý ngân sách thì lập dự toán ngân sách là khâu quan trọng có tính chất quyết định trong việc quản lý, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ; nó tạo điều kiện cho các địa phương đơn vị chủ động trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Lập dự toán ngân sách phải lấy định hướng phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ khoa học thì dự toán ngân sách mới khả thi và thực hiện mục đích của nhà nước nói chung, chính quyền các cấp nói riêng. Mặt khác việc lập dự toán ngân sách là bảng tổng hợp thu chi liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và các ngành, lĩnh vực kinh tế quốc dân, mà các ngành phát triển phải tuân thủ theo định hướng của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp. Thứ hai, phải căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành trung ương. Trong quản lý kinh tế vĩ mô, các bộ ngành ở trung ương giúp Chính phủ trong việc quản lý ngành trong phạm vi toàn quốc, cho nên việc lập dự toán ngân sách ở mỗi địa phương, đơn vị phải tuân theo các định hướng phát triển chung của ngành đó. Trong từng giai đoạn, mức độ và yêu cầu phát triển của ngành khác nhau, định hướng phát triển từng vừng và khu vực sũng thay đổi cho nên các địa phương phải căn cứ định hướng phát triển của các bộ ngành trung ương dể lập dự toán mới đảm bảo tính khoa học và đúng định hướng; nếu không thực hiện theo định hướng đó thì không đảm bảo phát triển theo quy hoạch tổng thể chung giữa vùng lãnh thổ và phạm vi toàn quốc gia dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính không cao, thậm chí gây thất thoát, lãng phí. 16 Thứ ba, phải căn cứ vào phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách. Trên cơ sở phân định rõ ràng nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách, nguồn thu mà mỗi cấp ngân sách được hưởng thì mới xác định được tổng mức kinh phí phải bố trí cho các cấp, các ngành trong thời gian nhất định (thường là một năm), nguồn kinh phí từ thu ngân sách trên địa bàn. Trên cơ sở đó sẽ là căn cứ tính mức bổ sung cân đối cho từng cấp ngân sách. Nếu không phân định rõ ràng nhiệm vụ chi và số thu các cấp, các ngành được hưởng trong năm thì không thể cân đối ngân sách cho từng cấp và từng ngành cụ thể. Không thực hiện phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi thì không gắn trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo quản lý thu ngân sách và nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý chi ngân sách. Thứ tư, phải căn cứ chính sách chế độ thu; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách. Việc xác định nguồn thu trên địa bàn phải xuất phát từ chính sách thu nhà nước quy định. Các cơ quan trong hệ thống tài chính từ tỉnh, huyện, xã phải căn cứ văn bản, chế độ hiện hành để xác định nguồn thu, khả năng huy động vào ngân sách trong năm để làm căn cứ lập dự toán thu ngân sách hàng năm; đồng thời là cơ sở giao dự toán thu cho từng cấp ngân sách. Đối với nhiệm vụ chi cho các đơn vị dự toán, căn cứ khoa học là định mức phân bổ chi thường xuyên, nhiệm vụ chính trị được giao và tiêu chuẩn định mức chi để tính so kinh phí trong năm. Nếu không thực hiện đúng các cơ sở khoa học nêu trên thì không xác định được cơ cấu và số thu ngân sách của từng cấp, từng ngành; đồng thời không xác định mức chi ngân sách cho từng lĩnh vực, cho từng cấp ngân sách và cơ quan đơn vị trên địa bàn. Thứ năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và lập dự toán ngân sách. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành ở trung ương và các địa phương xây dựng kế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan