Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế ...

Tài liệu Đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

.DOC
107
251
81

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCHB VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.................................................................... 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH............................................................. 1.1.1. Du lịch và những đặc trưng của du lịch............................................. 1.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch....................................................... 1.1.3. Xu hướng phát triển du lịch............................................................. 1.2. SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH............................................................................................. 1.2.1. Sản phẩm du lịch.............................................................................. 1.2.2. Sự cần thiết phải đa dạng hoá sản phẩm du lịch.............................. 1.3. KINH NGHIỆM ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG................................................................................................. 1.3.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh..................................... 1.3.2. Kinh nghiệm của Vũng Tàu............................................................. 1.3.3. Kinh nghiệm của Quảng Ninh......................................................... 1.3.4. Bài học đối với Thủ đô Hà Nội trong việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch........................................................................................................ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2002 - 2008..................................................... 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DU LỊCH.............................................................................................. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên............................................................................ 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................. 2.2. DU LỊCH VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP............................ 2.2.1.Quá trình hình thành và phát triển.................................................... 2.2.2. Du lịch Việt Nam - hội nhập và phát triển....................................... 2.2.3. Tình hình kinh doanh du lịch Việt Nam.......................................... 2.3. THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI.................... 2.3.1. Những kết quả đã đạt được.............................................................. 2.3.2. Những hạn chế và vấn đề đặt ra....................................................... CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ........................................................................................ 3.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ TÌNH HÌNH HÌNH KINH DOANH DU LỊCH THẾ GIỚI................................................................ 3.1.1. Bối cảnh quốc tế.............................................................................. 3.1.2. Xu hướng phát triển của du lịch thế giới......................................... 3.1.3.Tình hình kinh doanh du lịch thế giới............................................... 3.2. DỰ BÁO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI NĂM 2010 VÀ GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 2020............................................................................. 3.3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ........................................................................................ 3.3.1. Phương hướng đa dạng hoá sản phẩm du lịch của Thủ đô Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tê quốc tế.................................................... 3.3.2. Một số giải pháp đa dạng hoá sản phẩm du lịch của Thủ đo Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tê quốc tế............................................. KẾT LUẬN........................................................................................................ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................101 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APTA Hiệp hội Du lịch châu Mỹ ASEANTA Hiệp hội Du lịch ASEAN CNN Mạng Tin tức Truyền hình cáp được thành lập năm 1980 bởi Ted Turner và là một nhánh của Turner Broadcasting System, sở hữu bởi Time Warner CTA Hiệp hội Du lịch vùng Caribe ĐHKTQD Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội VTV Đài truyền hình Việt Nam BBC Thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc GDP Tổng sản phẩm nội địa WTTC Hiệp hội Lữ hành và Du lịch thế giới PATA Hiệp hội Du lịchChâu Á - Thái Bình Dương WTO Tổ chức Du lịch thế giới, JATA Hiệp hội Du lịch Nhật Bản SARS Hội chứng hô hấp cấp tính nặng. UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc MICE Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác SLVO Sea Links Vacation Ownership VH-TT-DL Văn hoá, Thể thao và Du lịch UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Hệ thống phân phối trong du lịch theo S. Wahab, Crampon và Rothfield ........................................................................................................... Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối............................................................................ Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến thủ đô và doanh thu hàng năm................ Bảng 2.2 : Số lao động và thu nhập bình quân đầu người của du lịch Hà Nội ........................................................................................................... Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 của Du lịch Hà Nội..................... Bảng 3.2: Dự báo số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Hà Nội tới năm 2010 và năm 2020....................................................................... Bảng 3.3: Đánh giá về năng lực chuyên môn của đội ngũ hướng dẫn viên Du lịch Hà Nội.......................................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Du lịch hiện được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại. Ở nước ta, trong suốt 49 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu cách mạng. Tuy đạt được những kết quả cơ bản, tích cực, nhưng ngành du lịch còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Đó là, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình du lịch chưa phong phú, độc đáo, chưa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam; giá cả đắt hơn so với một số nước khu vực nên khả năng cạnh tranh yếu. Sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm du lịch, cách thức tổ chức sản phẩm du lịch trọn gói còn hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp cao... Những điều đó làm cho du lịch Việt Nam ít lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tính đặc thù của sản phẩm ở từng doanh nghiệp chưa rõ nét, lợi thế của mỗi vùng, mỗi địa phương chưa được khai thác và phát huy triệt để. Sản phẩm du lịch Việt Nam vì thế chưa thật đa dạng cả bề rộng lẫn chiều sâu. Các loại hình du lịch mới tuy đã được chú ý nghiên cứu phát triển, song còn hạn chế; cơ chế chính sách còn thiếu thông thoáng, còn nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo đúng mức. Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách, của mỗi thị trường. Việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch còn nhiều bất cập. Công tác tuyên 2 truyền, quảng bá du lịch, nhất là ở nước ngoài, tuy đã có những tiến bộ nhiều so với các năm trước, nhưng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin của khách du lịch và các nhà đầu tư. Với những hạn chế, yếu kém trên, là người công tác trong ngành du lịch, tác giả lựa chọn đề tài “Đa đạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay, đã có khá nhiều hội thảo và công trình nghiên cứu nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch của nước ta - Tăng cường liên kết kinh tế nhằm phát triển du lịch tỉnh Bình Định. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Huỳnh Thị Luật, ĐHKTQD (2008). - Kinh tế nhiều thành phần trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Đồng Tháp. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Minh Tuấn, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2008). - Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Dụng Văn Duy, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002). - Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Hoàng Đức Cường, Học vện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999). - Kinh tế du lịch của Thừa Thiên - Huế, tiềm năng và phát triển. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Hoá, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997). Các đề tài nói trên tập trung chủ yếu vào các chủ đề khai thác tiềm năng của các địa phương để phát triển kinh tế du lịch; các thành phần kinh tế trong hoạt động du lịch; vấn đề liên kết kinh tế trong hoạt động du lịch…. Chưa có đề tài nào nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đây vẫn là một chủ đề mới. 3 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dịch vụ du lịch; các Nghị quyết, văn bản của Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội; thực trạng về phát triển du lịch Hà Nội, luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về sản phẩm du lịch; thực trạng sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội và đưa ra các giải pháp khắc phục để du lịch thủ đô ngày càng phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 4.. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính chất liên ngành, liên vùng và tính xã hội hoá cao. Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu về đa dạng hoá loại hình sản phẩm du lịch ở thủ đô Hà Nội.  Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: thủ đô Hà Nội. - Về thời gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sản phẩm du lịch từ năm 2002 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu. Cụ thể thu thập những thông tin, số liệu về hoạt động du lịch của thủ đô Hà Nội thời gian vừa qua. Đồng thời tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu đối với những người nghiên cứu và quản lý về lĩnh vực du lịch tìm ra những kinh nghiệm, nguyên nhân của những tồn tại để đưa ra phương hướng sát hợp và có hiệu quả trong việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch của Thủ đô Hà Nội. 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về du lịch, kinh doanh du lịch và sản phẩm du lịch. - Đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội trong thời 4 gian qua. - Kiến nghị một số phương hướng, giải pháp đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về du lịch và sản phẩm du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2: Thực trạng sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008. Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH 1.1.1. Du lịch và những đặc trưng của du lịch Du lịch có từ xa xưa gắn với sự ước mơ của con người vì căn tính cơ bản của con người là vừa thích quen, vừa thích lạ, vừa muốn đi tìm hiểu làm quen với cái lạ để thưởng thức cảnh đẹp của thiên nhiên, của các nền văn hóa khác nhau mà ở quê hương mình không hoặc chưa có - qua đó mà tăng thêm tri thức, tình cảm và bồi dưỡng sức khỏe. Ngày nay, du lịch đã gắn liền với cuộc sống của hàng triệu người, nó trở thành một ngành kinh tế quan trọng và chủ yếu không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, nhận thức của mọi người đối với ngành du lịch vẫn chưa thống nhất. Xuất phát từ góc độ của nhà kinh doanh du lịch - người khai phá ngành du lịch cận đại, Thomas Cook đã nêu ra định nghĩa ngành du lịch tức là: “Để khách du lịch thu được hứng thú tình cảm xã hội lớn nhất, tổ chức sự nghiệp để người ta đưa hết trách nhiệm lớn nhất”. Người Nhật Bản cho rằng ngành du lịch là “Công nghệ tin tức” có thể phản ánh tình hình chính trị, nếp sống xã hội và sự thay đổi tài chính. Người Anh đặc biệt nhấn mạnh sự giao lưu giữa người với người trong du lịch, coi trọng tiếp đãi nhiệt tình, nên gọi ngành du lịch là “Ngành tiếp đãi hữu hảo nhiệt tình”. Người Mỹ cho rằng rối loạn chính trị, khủng hoảng kinh tế và thiên tai địch họa đều sẽ dẫn đến sự tuột dốc của du lịch, vì thế gọi ngành du lịch là “Ngành nghề béo bệu”. 6 Người Nam Tư gọi ngành du lịch là “Hộ chiếu đi tới hòa bình thế giới”. Các cách nêu trên chỉ là sự giải thích đơn giản dễ hiểu đối với một số đặc điểm và tác dụng của ngành du lịch chứ chưa vạch rõ bản chất của ngành du lịch. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của ngành du lịch thế giới, việc nghiên cứu của mọi người đối với ngành du lịch cũng không ngừng đi sâu và đã có rất nhiều quan điểm có tính chất gợi mở. Các học giả Mỹ, Mathieson và Wall cho rằng: “Du lịch là ngành nghề có hàng loạt mối liên quan lẫn nhau để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Du lịch liên quan đến du khách, hình thức lữ hành, cung cấp ăn, ở, thiết bị và các vật dụng khác, nó cấu thành một khái niệm tổng hợp không ngừng biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh, một khái niệm đang hình thành và đang thống nhất”. Cùng quan điểm này, các tác giả khác của Mỹ là Mcintosh, Charles R.Goeldner, J.R.Brent Ritchie phát biểu: “Du lịch như là tổng các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách”. Kuns - một học giả người Thụy Sỹ cho rằng du lịch là “Công nghiệp giao thông”, ông cho rằng: “Công nghiệp giao thông có thể được coi là một bộ phận của kinh tế quốc dân, nhiệm vụ của nó là phục vụ cho khách du lịch rời khỏi nơi thường trú đi thăm viếng nơi khác. Đó là nền kinh tế tổng hợp do nhiều ngành thương nghiệp và công nghiệp tổ hợp thành, chức năng của nó là nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách”. Học giả Nhật Bản, Tiền Điền Dũng trong khái luận về du lịch cho rằng: “Ngành du lịch là hoạt động kinh doanh đa dạng, do rất nhiều bộ môn du lịch đối lập khác nhau triển khai nhằm thích ứng với nhu cầu của khách du lịch”. Học giả Mexico trong cuốn ngành du lịch là môi giới giao lưu của loài người luận bàn rằng: “Ngành du lịch có thể được xem là tổng các mối quan hệ được hình 7 thành nên nhằm cung cấp dịch vụ và các tiện lợi khác cho khách du lịch”. Như vậy, các khái niệm và các định nghĩa về ngành du lịch trên đây tuy không thật giống nhau, nhưng đều có hai chỗ tương đồng. Thứ nhất, ngành du lịch là một ngành kinh tế có tính tổng hợp do hàng loạt ngành liên quan cùng tổ hợp thành; Thứ hai, nhiệm vụ của ngành du lịch là cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách. Do đó, có thể hiểu: Ngành du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp lấy khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sản phẩm cầm thiết và dịch vụ cho khách du lịch, tạo điều kiện tiện lợi cho hoạt động du lịch của họ. Trong thực tế, sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia thường bao gồm các mục tiêu như: kinh tế, chính trị và xã hội,… Nhà nước thúc đẩy du lịch phát triển có thể lấy một trong các mục tiêu đó làm chính và có thể xem xét tới các mục tiêu còn lại, hoặc cũng có thể coi trọng và xác định nhiều mục tiêu khác nhau. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện và tình hình cụ thể của nước đó, tuy nhiên cùng với sự thay đổi tương ứng phát triển du lịch không phải chỉ lấy phát triển kinh tế làm mục tiêu duy nhất - ngành du lịch là ngành mà mục tiêu cơ bản của nó ở chỗ thông qua thúc đẩy, xúc tiến, cung cấp hàng hóa và dịch vụ để tạo ra thu nhập và đóng góp vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Ngành du lịch ngoài tính chất cơ bản mang tính kinh tế ra, so với các ngành khác còn có các đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, ngành du lịch mang tính tổng hợp: hoạt động du lịch là hoạt động có tính tổng hợp, trong quá trình hoạt động du lịch, khách du lịch có các nhu cầu về đi lại, ăn ở, du ngoạn, vui chơi giải trí, mua sắm… Vì thế, sản phẩm và dịch vụ du lịch phải là sản phẩm tổng hợp của sự phối hợp liên ngành như công ty du lịch, khách sạn du lịch, doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch, đơn vị bán hàng lưu niệm du lịch…, đồng thời bao gồm các đơn vị sản xuất của ngành như dệt, ngành xây dựng… và một số cơ sở sản xuất tư liệu phi vật chất, như văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, tài chính, hải quan, bưu 8 điện, tôn giáo… cuối cùng phải được khác du lịch chấp nhận. Thứ hai, ngành du lịch mang tính phục vụ: ngành du lịch mang tính phục vụ, bởi vì sản phẩm du lịch chủ yếu cung cấp dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách du lịch như: dịch vụ thiết kế các chương trình du lịch, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ vận chuyển khách bằng phương tiện vận chuyển khác nhau, dịch vụ làm các thủ tục liên quan tới quá trình du lịch, dịch vụ cho thuê chỗ trọ, dịch vụ phục vụ ăn, phục vụ uống, dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn…. Đặc điểm của dịch vụ đã nói lên sự linh hoạt, mềm dẻo trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm phục vụ khách hàng và thu được tiền và quan trọng hơn là đối với những người phục vụ làm sao chiều được khách để họ tiêu thụ các dịch vụ của mình nhằm thu được tiền trong điều kiện thực tế cho phép của mình. Để thực hiện được tốt nội dung này, đòi hỏi người phục vụ trong ngành du lịch không chỉ có kỹ năng, nghề nghiệp giỏi mà cần kỹ năng giao tiếp tốt; phải am hiểu tâm lý khách du lịch để phục vụ tốt; không ngừng nâng cao danh tiếng và uy tín không chỉ cho cá nhân mà cho cả cơ sở kinh doanh du lịch của mình. Thứ ba, ngành du lịch mang tính thời vụ: tính thời vụ thể hiện ở thời gian hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm, xảy ra dưới tác động của một số yếu tố xác định, có yếu tố mang tính tự nhiên (sự thay đổi của thời tiết khí hậu, sự vận động của mặt trời, mặt trăng, sự thay đổi của bốn mùa), có yếu tố mang tính kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật, có yếu tố mang tính tâm lý… thể hiện rõ ở nhiều loại hình du lịch, nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa,… sự tác động nhiều mặt của tính thời vụ trong du lịch cho nên đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải có phương pháp thích hợp trong hoạt động, nhằm hạn chế những tác động bất lợi nêu trên trong toàn ngành và các cơ sở trực thuộc. Muốn hạn chế tính thời vụ trong du lịch, cần phải xây dựng và áp dụng một chương trình toàn diện, chú ý cách áp dụng các biện pháp hữu hiệu, 9 cố gắng giảm thiểu sự cách biệt mùa vụ, lợi dụng đầy đủ thiết bị và tài nguyên du lịch, tạo ra hiệu quả và lợi ích kinh tế nhiều hơn, hạn chế ảnh hưởng của tính thời vụ du lịch trong phạm vi quốc gia, ở những trung tâm du lịch chính và ở từng điểm du lịch… Thứ tư, ngành du lịch mang tính quốc tế: hoạt động kinh doanh du lịch còn được phân theo lãnh thổ hoạt động: một là, đón tiếp khách nước ngoài tới tiến hành hoạt động tham quan du lịch trong nước; hai là, tổ chức khách trong nước ra nước ngoài du lịch; ba là, tổ chức cho khách trong nước tiến hành hoạt động tham quan giải trí trong nước. Hai hoạt động đầu đều chứa đựng nhiều yếu tố quốc tế. cùng với sự phát triển không ngừng của du lịch quốc tế, việc tìm mọi cách để thu hút khách nước ngoài tới nước mình du lịch đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên thế giới, nếu muốn có ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên, không phải không có ảnh hưởng tiêu cực do tính quốc tế của ngành du lịch gây ra, đó là: các thế lực phản động thường thông qua việc đội lốt là khách du lịch để thâm nhập sâu vào nước sở tại nhằm móc nối, xây dựng cơ sổ để tuyên truyền, kích động, gây mâu thuẫn nội bộ giữa các dân tộc, tôn giáo làm mất trật tự, an toàn xã hội của quốc gia đó, hòng lật đổ chính quyền… Do tính chất này, ngành du lịch cần đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ cho nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hoặc nhân viên có mối quan hệ thường xuyên với khách du lịch nước ngoài. Thứ năm, ngành du lịch mang tính nhạy cảm: ngành du lịch có tính nhạy cảm hơn so với các ngành kinh tế khác. Bởi vì, việc tạo ra và thỏa mãn sản phẩm du lịch phải chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nếu nhìn từ nội bộ ngành du lịch, ngành du lịch do nhiều bộ phận hợp thành. Đặc điểm này đòi hỏi trình độ tổ chức, phối hợp giữa các bộ phận có liên quan sao cho đồng bộ và phải nâng cao trình độ nhận thức của mỗi bộ phận trong hoạt động kinh doanh thông qua đào tạo và huấn luyện. Nhìn từ bên ngoài, các 10 yếu tố thiên nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội… đều có thể ảnh hưởng đối với ngành du lịch, dẫn tới sự đình đốn của du lịch như: động đát, biến đổi về khí hậu, dịch bệnh hoành hành, khủng hoảng kinh tế, quan hệ giữa các nhà nước xấu đi, chiến tranh và hoạt động khủng bố, mâu thuẫn sắc tộc tăng lên…để có thể khắc phục và hạn chế những hậu quả xấu do các nhân tố trên gây ra, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải đa dạng hóa hình thức kinh doanh, hoặc có thể liên kết liên doanh để trở thành các công ty mạnh hoặc các tập đoàn lớn có tầm cỡ ở khu vực hoặc trên thế giới. Thứ sáu, ngành du lịch mang tính phụ thuộc: tính phụ thuộc của ngành du lịch trước hết biểu hiện ở sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia mang tính định hướng đối với tài nguyên du lịch. Một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch cần có là tài nguyên du lịch phải độc đáo, hấp dẫn. hơn nữa, tính phụ thuộc của ngành du lịch còn biểu hiện ở tính phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nguồn khách là yếu tố sống còn ngành du lịch, mà việc thu hút nguồn khách được quyết định bởi trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, hoặc khu vực; và ngược lại, trình độ phát triển kinh tế của nước tiếp đón lại quyết định tới khả năng tiếp đón khách du lịch, và ảnh hưởng tới chất lượng các dịch vụ ở mức độ nhất định. Biểu hiện khác nữa về tính phụ thuộc của ngành du lịch còn ở chỗ, đó là phụ thuộc vào sự hợp tác toàn diện, sự phát triển họp lý giữa các ngành, nghề có liên quan tới du lịch. Bất cứ một ngành nghề nào có liên quan tới du lịch mà tuột ra khỏi “mắt xích” thì hoạt động kinh doanh của ngành du lịch sẽ khó có thể đạt được kết quả như mong muốn. 1.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch Du lịch chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi nhất định. Trong số các điều kiện đó có những điều kiện trực tiếp tác động đến việc hình thành nhu cầu du lịch và việc tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, bên cạnh đó có những điều kiện gắn liền với đặc 11 điểm của từng khu vực địa lý. Các điều kiện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành môi trường cho sự phát sinh, phát triển du lịch. Các điều kiện đó là: 1.1.2.1. Các điều kiện chung, bao gồm: các điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động đi du lịch (như: thời gian nhàn rỗi của dân cư; mức sống vật chất và trình độ văn hóa chung của người dân cao; điều kiện giao thông phát triển; điều kiện chính trị ổn định, hòa bình); các điều kiện có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch (như: tình hình phát triển kinh tế của đất nước; điều kiện chính trị ổn định, sự an toàn của du khách). 1.1.2.2. Các điều kiện đặc trưng - các điều kiện cần thiết đối với từng nơi, từng vùng. Đầu tiên phải kể đến điều kiện về tài nguyên du lịch. Đây là điều kiện cần thiết, bởi vì không có tài nguyên du lịch thì khó có thể phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên ban tặng, cũng có thể do con người tạo ra. Các tài nguyên thiên nhiên thường do: địa hình đa dạng, phong phú; khí hậu ôn hòa, mát mẻ, thuận lợi cho nghỉ dưỡng; động thực vật phong phú, đặc sắc; tài nguyên nước; vị trí địa lý mang lại. tài nguyên nhân văn là các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị, kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho phát triển du lịch ở một vùng, một địa danh nào đó có sức hấp dẫn khách du lịch đến với các mục đích khác nhau. 1.1.2.3. Các điều kiện phục vụ khách du lịch vô cùng quan trọng gồm: các điều kiện về tổ chức chung như: sự sẵn sàng chuyên nghiệp của bộ máy tổ chức nhà nước chung và chuyên ngành với hệ thống thể chế quản lý đầy đủ, hợp lý và đội ngũ cán bộ với số lượng, cơ cấu, trình độ cao… hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh như khách sạn, lữ hành, vận chuyển và các dịch vụ khác. Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm cơ sở vật chất thuộc hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc ngành du lịch. 1.1.2.4. Các điều kiện về kinh tế bao gồm các điều kiện bảo đảm các nguồn lực, việc thiết lập và mở rộng các quan hệ kinh tế… 1.1.2.5. Các điều kiện, sự kiện đặc biệt gắn liền với sự năng động sáng 12 tạo của chính quyền và ngành du lịch tạo nên. 1.1.3. Xu hướng phát triển du lịch Du lịch phát sinh từ khi ngành thủ công tách ra khỏi nông nghiệp. Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, ở nhiều quốc gia du lịch là ngành kinh tế hàng đầu. Trong những năm tới dự đoán du lịch sẽ phát triển theo các xu hướng sau: 1.1.3.1. Xu hướng phát triển của cầu du lịch. Sự phát triển của cầu du lịch dự đoán theo 6 xu hướng sau: - Nhu cầu du lịch ngày càng tăng, du lịch trở thành một tiêu chuẩn đánh giá mức sống của dân cư. - Du lịch quốc tế phát triển, phân bố các luồng khách, hướng du lịch thay đổi. Châu Á ngày càng thu hút nhiều khách du lịch, trong khi lượng khách đến Châu Âu, Châu Mỹ có xu hướng giảm tương đối. - Cơ cấu chi tiêu của du khách thay đổi theo hướng tỷ trọng chi tiêu cho các dịch vụ cơ bản giảm tương đối, trong lúc tỷ trọng chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung tăng lên. - Du khách có nhu cầu thay đổi hình thức chuyến đi theo hướng tự do hơn, đa dạng hơn. - Sự hình thành các nhóm du khách theo độ tuổi với các mục đích và nhu cầu khác nhau. - Du khách có nhu cầu đi du lịch nhiều địa điểm trong một chuyến du lịch. Những xu thế phát triển cần phải được nghiên cứu để kịp thời đáp ứng. 1.1.3.2. Các xu thế phát triển của cung du lịch: có nhiều nhân tố chi phối sự phát triển của cung du lịch, trong đó, đặc biệt là sự chi phối của cầu du lịch và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành. Những năm tới đây dự đoán các xu hướng phát triển cung du lịch như sau: - Danh mục sản phẩm du lịch được mở rộng, phong phú, có nhiều sản 13 phẩm độc đáo. - Hệ thống tổ chức bán sản phẩm du lịch cũng phát triển, có nhiều hình thứ tổ chức du lịch phù hợp với nhu cầu du lịch đa dạng. - Vai trò của tuyên truyền quảng cáo trong du lịch ngày càng được nâng cao. - Ngành du lịch ngày càng được hiện đại hóa trên tất cả các khâu. - Xu hướng quốc tế hóa trong phát triển du lịch là tất yếu khách quan. Các quốc gia, các địa phương có xu hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho du lịch phát triển. - Tính thời vụ trong du lịch ngày càng được khắc phục. 1.2. SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH 1.2.1. Sản phẩm du lịch 1.2.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch và đặc tính của sản phẩm du lịch + Khái niệm “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát” (Michael M. Coltman) Sản phẩm du lịch còn gọi là kinh nghiệm du lịch và nó là tổng thể nên Krapf nói “một khách sạn không làm nên du lịch” Điều 4 chương I Luật Du lịch giải thích từ ngữ: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. + Đặc tính của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch có nhiều đặc tính riêng biệt. những đặc tính này cũng là những đặc trưng của dịch vụ du lịch. Sau đây là những đặc tính sản phẩm du lịch: 14 - Khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm. - Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên dễ bắt chước. - Khoảng thời gian mua sản phẩm và thấy, sử dụng sản phẩm quá lâu. - Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng. - Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau. - Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi ở máy bay, phòng ngủ khách sạn, ghế ngồi nhà hàng không thể để tồn kho. - Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, nhưng lượng cầu của khách có thể gia tăng hoặc giảm sút. - Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành hoặc không trung thành với công ty bán sản phẩm. - Nhu cầu của khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi vì sự giao động về tiền tệ, chính trị. 1.2.1.2. Thành phần sản phẩm du lịch 1.2.1.2.1. Cách sắp xếp sản phẩm du lịch theo tổ chức du lịch thế giới - Di sản tự nhiên - Di sản năng lượng - Di sản về con người - Những hình thái xã hội - Những hình thái về thiết chế chính trị, pháp chế, hành chính - Những điều tốt đẹp và mọi dịch vụ, phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở - Những hoạt động kinh tế, tài chính. 1.2.1.2.2. Cách sắp xếp của Jeffries và Krippendorf - Các di sản thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên - Các di sản do con người tạo ra - Các yếu tố thuộc về con người: tôn giáo phong tục, tập quán - Hệ thống các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc - Những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch: khách sạn, nhà hàng. 15 - Các chính sách kinh tế, tài chính, chính sách xã hội. 1.2.1.2.3. Cách sắp xếp của Michael M. Coltman M. Coltman chia sản phẩm du lịch theo hai hướng tài nguyên: + Tài nguyên theo hướng Marketing - Tài nguyên thiên nhiên: phong cảnh, công viên, hồ suối, núi non, dốc đá, đèo, hệ động vật và thực vật, bãi biển, hải cảng. - Nơi tiêu biểu văn hóa và lịch sử: vùng khảo cổ, kiến trúc truyền thống, nghề thủ công bản địa, thực phẩm đặc sản, lễ lạt, nghi thức, phong tục, múa hát. - Nơi giải trí: công viên, sân golf, nơi cắm trại, nơi picnic, nơi bơi lội…. - Các tiện nghi du lịch: chiêu đãi, phục vụ nghỉ ngơi, nhà hàng, mua sắm, trung tâm thông tin, hệ thống đăng ký giữ chỗ. - Khí hậu. - Các tài nguyên thiên nhiên khác. - Hấp dẫn tâm lý: mỹ quan, thái độ hài lòng. + Cách sắp xếp theo hướng chức năng điều hành. - Khả năng mua đất đai. - Kế hoạch và phân vùng. - Vận chuyển: đường bộ, đường hàng không, xe lửa, xe đò, tàu bè… - Phục vụ công cộng: nước dùng, điện, nước thải. - Kỹ nghệ trợ giúp: công an, cứu hỏa, y tế, nhà thờ, chùa, ngân hàng, cung ứng lương thực, giặt ủi, các dịch vụ trợ giúp khác. - Lực lượng lao động: thuê mướn lao động được, khéo léo tay ngề, dạy ngoại ngữ, dạy kỹ thuật. - Vốn. - Thái độ của chính quyền địa phương, 1.2.1.3. Mô hình sản phẩm du lịch Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch, người ta rút ra
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan