Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị bệnh giun truyền qua đất...

Tài liệu Đặc điểm dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị bệnh giun truyền qua đất

.DOC
52
477
89

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh do nhiễm giun truyền qua đất (GTQĐ) là những bệnh do các loại giun có thể thực hiện chu kỳ phát triển của chúng mà không cần có sự tham gia của vật chủ trung gian (VCTG): sự phát triển của trứng và ấu trùng (AT) xảy ra ở môi trường bên ngoài, ở ngoài cơ thể vật chủ (như giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn, giun kim) [11]. Nhiễm GTQĐ (Soil Transmitted Helminthes-STHs) là một trong những bệnh phổ biến nhất ở những người sống trong điều kiện thiếu vệ sinh, ở những quốc gia đang phát triển. Có khoảng hơn 300 triệu người nhiễm giun nặng, hơn 150.000 các ca tử vong mỗi năm (Crompton 1999; Montresor và cs, 2002). Nhiễm giun truyền qua đất ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất, tinh thần và trí tuệ của con người, gây trở ngại đến sự phát triển kinh tế (De Silva và cs, 2003). Gánh nặng của bệnh GTQĐ tác động một cách mạn tính, âm ỉ, kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của vật chủ mà chúng ký sinh (Stephenson, Latham and Ottesen 2000; Stoltzfus and others 1997). Bệnh GTQĐ, phổ biến là giun đũa, giun tóc, giun móc... Các bệnh giun này có hầu hết ở các nước trên thế giới, nhưng tỷ lệ cao ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo thông báo của WHO (1987), ước tính khoảng hơn một tỷ người trên thế giới nhiễm các loại giun này, khoảng 2 tỷ người có yếu tố nguy cơ [87]. Sự nhiễm các loại giun này có liên quan chặt chẽ với tình trạng cuộc sống thiếu thốn và nghèo nàn. Các bệnh giun này không những phổ biến mà nó còn gây nhiều tác hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em: làm giảm khả năng phát triển về thể chất, trí tuệ, thậm chí còn là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tử vong. Theo A. Montresor, D.W.T. Crompton (1998), có hơn 1 tỷ người nhiễm giun đũa với ít nhất 60.000 người tử vong/năm; 1,4 tỷ người nhiễm giun tóc với 2 10.000 người tử vong/năm và 1,3 tỷ người nhiễm giun móc, mỏ với 65.000 người tử vong/năm [73]. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện thuận lợi cho bệnh giun tồn tại và phát triển. Theo Ngô Chân (1992), trên 95% người Việt Nam mang mầm bệnh giun sán [8], trong đó mỗi người nhiễm từ 1-3 loài giun [40]. Vì vậy, việc nghiên cứu dịch tễ học, các phương pháp chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh GTQĐ là một trong những vấn đề cần được ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng [28]. Nếu chỉ điều trị đơn thuần cũng làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhiễm (TLN) và cường độ nhiễm (CĐN) các loại giun, song tỷ lệ (TL) tái nhiễm cao (51-68%) do môi trường vẫn bị ô nhiễm nặng nề [25]. Với mục đích bổ sung vào dẫn liệu về tình hình nhiễm, chẩn đoán và điều trị bệnh GTQĐ, góp phần vào việc phòng chống bệnh giun sán tại Việt Nam nói chung, chúng tôi thực hiện chuyên để này nhằm nội dung: “Cập nhật tình hình dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị bệnh giun truyền qua đất trên thế giới và tại Việt Nam giai đoạn hiện nay chủ yếu là giun đũa, giun tóc và giun móc”. 3 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Tuy không thấy những vết tích của giun sán trong những tầng địa chất cổ xưa và trong các hóa thạch, do cấu tạo của cơ thể giun không bền vững nhưng vẫn có thể khẳng định: giun sán là những ký sinh trùng (KST) có lịch sử xuất hiện rất sớm [40]. 1.1. Lịch sử nghiên cứu giun đũa Giun đũa tuy đã được đề cập từ lâu trong lịch sử y học nhưng Edward Tyson-một quý tộc người Anh là người đầu tiên chính thức mô tả vào năm 1683 [61]. Ông đã thấy giun ở ruột người với hình dạng giống như giun ở đất, với tên ông đặt là “Lumbricus teres”. Sau đó các nhà khoa học khác đã đặt nhiều tên khác nhau: Ascaris lumbricoides (Linnaeus, 1758), Lumbricoides vulgaris (Merat, 1821)…Đến tận năm 1915, Ủy ban Quốc tế gồm 66 thành viên của các nước đã chính thức xác nhận tên giun đũa trên danh mục động vật học là Ascaris lumbricoides [61]. 1.2. Lịch sử nghiên cứu giun tóc Năm 1760, Wrisberg H.A và cộng sự đã phát hiện giun tóc ở ruột một cháu gái 5 tuổi từ một vụ tả. Năm 1761, Roederes, Butter đã mô tả về hình dạng và đặt tên là Trichuris. Sau đó với nhiều cách đặt tên khác nhau: Ascaris trichiura (Linnaeus, 1771; Stiles, 1901), Trichocephalus hominis (Schrank, 1788)…Đến năm 1941, những Chuyên gia ký sinh trùng Châu Mỹ thống nhất cách gọi tên là Trichuris trichiura [61]. 1.3. Lịch sử nghiên cứu giun móc Năm 1838, Dubini đã phát hiện ra giun móc trưởng thành trên một tử thi phụ nữ người Milan. Năm 1843, ông đã mô tả tỉ mỉ về loại ký sinh trùng này và đặt tên là Agchylostoma duodenale. Sau đó, nhiều tác giả khác ở Ai Cập cũng đã phát hiện giun móc trên người và mô tả tỉ mỉ hơn. 4 Với nhiều tên gọi khác nhau: Ancylostoma duodenale (Creplin, 1845), Uncinaria duodenale (Railliet, 1885)…Đến năm 1915, Ủy ban quốc tế gồm 66 nhà khoa học thống nhất cách gọi tên giun móc là Ancylostoma duodenale trên danh mục động vật học [61]. Năm 1902, Stiles C.W đã mô tả một loại giun tròn giống với A. duodenale, nhưng có cấu tạo khác nhau ít nhiều, ông đã mô tả và đặt tên là Necator americanus [61]. Ở Việt Nam, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đã có những điều tra đầu tiên ở người: đó là công trình của Mathis, Léger, Salamon, Nevew và Maurriquand…Đặc biệt là công trình của Mathis, Léger (1911) đã điều tra cơ bản, toàn diện về các loại giun đường ruột, tiếp đó là những nghiên cứu (NC) điều trị bằng thuốc Tây y. Sau năm 1954 đến nay, nhất là từ khi đất nước được thống nhất đã có rất nhiều công trình NC trên lĩnh vực về các bệnh giun như: NC điều tra cơ bản, NC về hình thể, đặc điểm sinh học, phân bố dịch tễ, bệnh học, phương pháp (PP) phòng chống…[36], [42]. 2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT 2.1. Tác nhân gây bệnh 2.1.1. Bệnh giun đũa Tác nhân gây bệnh giun đũa là giun đũa (Ascaris lumbricoides). Đó là những giun tròn to, con cái dài 25-40 cm, con đực dài 15-24 cm. Cấu tạo của giun đũa trưởng thành: Giun đũa trưởng thành hình ống, 2 đầu thon nhọn, màu trắng sữa hoặc hơi hồng. Bao bọc bên ngoài là lớp vỏ cứng, chia thành những ngấn vòng quanh thân. Dưới lớp vỏ là lớp hạ bì cấu tạo thành tủy môi, dưới lớp hạ bì là lớp cơ, bên trong là xoang thân. Đầu giun đũa tận cùng bằng 3 môi bao quanh vùng miệng trong đó có 1 môi lưng và 2 5 môi bụng. Trên môi lưng có 2 núm môi, trên môi bụng có 1 núm môi. Đuôi nhọn, hậu môn ở gần cuối đuôi sát với bụng. Con đực thường cong, có gai sinh dục. Con cái đuôi hình nón thẳng. Con cái có lỗ sinh dục ở 1/3 dưới của thân ở mặt bụng, ở vị trí này thân giun hơi thắt lại. Bộ phận sinh dục cái phát triển gồm 2 ống chia làm 2 phần, phần đầu nhỏ coi như buồng trứng, phần sau lớn dần được coi như ống dẫn trứng. Hai ống dẫn trứng đổ vào âm đạo. Bộ phận sinh dục đực là một ống nhỏ, phần đầu nhỏ hơn có tác dụng như tinh hoàn, phần sau to có tác dụng như ống dẫn tinh, cuối cùng là ống phóng tinh đổ ra phía sau của lỗ hậu môn. Hình 1. Hình ảnh giun đũa trưởng thành Giun đũa khi ký sinh trong ruột non của người, đẻ ra trong một ngày khoảng 245.000 trứng, các trứng này đều ở giai đoạn phôi chưa bắt đầu phát triển và không có khả năng làm lây nhiễm cho người. Trứng chỉ là nhiễm cho người ở giai đoạn nhiễm, nghĩa là trứng đã phát triển thành ấu trùng nằm sẵn trong vỏ, người ta thường gọi là trứng đã chín. Trước giai đoạn nhiễm (infectant), trứng chỉ có thể phát triển ở môi trường bên ngoài. Trứng cùng với phân rơi vào đất, ở đó nó gặp các điều kiện thuận lợi như nhiệt độ thích hợp, độ ẩm đầy đủ và oxy tự do. Trứng giun đũa có 2 loại: * Trứng giun đũa đã được thụ tinh: Hình bầu dục hoặc hơi tròn, kích thước trung bình 45-75 μm x 40-60 μm, vỏ dày, ngoài là lớp albumin xù xì, bên trong là khối nhân mịn, màu vàng tươi. Ngoài ra còn gặp trứng giun đũa 6 đã thụ tinh bị bóc vở bán phần. Hình thể giống trứng đã thụ tinh, lớp vỏ ngoài bị mất, chỉ còn lại một lớp vỏ dày, nhẵn không màu. * Trứng giun đũa chưa được thụ tinh: Hình bầu dục, kích thước lớn hơn trứng giun đũa đã được thụ tinh khoảng 90 μm. Vỏ có 2 lớp, ngoài là lớp albumin xù xì, lớp vỏ trong mảnh hơn, bên trong chứa đầy hạt to, tròn, chiết quang. Ngoài ra còn gặp trứng giun đũa chưa thụ tinh bị bóc vỏ bán phần mất lớp albumin: hình thể giống trứng giun đũa chưa được thụ tinh, lớp vỏ ngoài bị mất, chỉ có 1 vỏ nhẵn, mỏng có 2 đường viền, không màu, bên trong có các hạt to, tròn, chiết quang. Hình 2. Hình ảnh trứng giun đũa Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng giun đũa: * Điều kiện nhiệt độ: Nhiệt độ thuận lợi nhất mà trứng phát triển thành ấu trùng nằm trong vỏ bọc là 25-30 0C. Ở nhiệt độ này, sự phát triển được hoàn thành trong vòng 10-15 ngày. Ở nhiệt độ thấp hơn, thời ký phát triển của trứng thành AT kéo dài thêm.Ở nhiệt độ cao hơn, thời kỳ phát triển rút ngắn lại. Giới hạn nhiệt độ chịu đựng được để trứng phát triển là 12-36 0C. Nếu nhiệt độ ở gần mức tối đa hoặc tối thiểu chịu đựng được thì chỉ có một tỷ lệ nhỏ trứng phát triển được. Trứng giun đũa chịu đựng được những tác động khác nhau của môi trường bên ngoài. Trứng giun đũa bền vững nhất với nhiệt độ thấp. Trên thực nghiệm làm lạnh đóng băng ở -1 đến 5 độ C cũng không ảnh hưởng đến sức sống của trứng ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Trứng giun đũa vẫn 7 còn sống, sau khi đã ở nhiệt độ âm 270C trong 10 ngày. Do vậy, trong điều kiện khí hậu ôn hòa, trứng giun đũa có thể trải qua mùa đông, khi thời tiết ấm dần chúng sẽ phát triển sang giai đoạn nhiễm, làm cho người thường bị lây vào mùa xuân. Trứng giun đũa chịu nhiệt độ kém. Sự phát triển của trứng bị gián đoạn, tuy sức sống của chúng vẫn được duy trì ở 45 0C trứng sống được một giờ, ở 500C chúng chết sau vài giây. * Điều kiện ẩm ướt: Những điều kiện quan trọng nhất để trứng phát triển là độ ẩm vừa đủ, tính chất của đất, độ xốp của đất; điều này tạo ra sự thoáng khí làm cho oxy thấm được vào đất. Ở đất cát, sự bay hơi của khí ẩm xảy ra nhanh chóng, trứng giun chết nhanh. Nhiệt độ càng cao thì càng cần độ cao để trứng hoàn thành sự phát triển; nếu độ ẩm giảm đột ngột thì trứng chết rất nhiều. * Điều kiện cần có oxy tự do: Nếu không có oxy thì trứng giun đũa không thể phát triển được, nhưng chúng vẫn còn sống 3 tháng trong mùa hè và lâu hơn nữa trong mùa khác. Ở đáy các ao sâu, áp suất riêng phần thấp của oxy làm cho trứng không phát triển được, trong những hồ ao nhỏ, sạch sẽ, nếu có cây cỏ trong ao thì trứng giun đũa có thể hoàn thành sự phát triển được. Trong thiên nhiên, khó tồn tại lâu dài những điều kiện thuận lợi để trứng giun phát triển (dao động của nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu địa lý). Điều này sẽ kéo dài hoặc làm hạn chế sự phát triển của trứng giun. 2.1.2. Bệnh giun tóc Tác nhân gây bệnh giun tóc là giun tóc (Trichocephalus trichiuris). Đó là những giun tròn, nhỏ, con đực dài 2,5-3cm, con cái dài 4-5cm, có đuôi hình xoắn ốc. Giun tóc sống ở manh tràng và những đoạn gần đó của ruột non và ruộ già, bám vào thành ruột bằng đầu nhọn, nhỏ (như sợi tóc), xuyên sâu vào lớp niêm mạc. Cấu tạo cơ thể của giun tóc giống các loại giun khác, đuôi cong, đuôi con đực có gai giao hợp. 8 Hình 3. Hình ảnh giun tóc trưởng thành *Hình thể của trứng giun tóc: Trứng giun tóc hình bầu dục, hai cực có hai nút trong. Vỏ dày có 2 lớp, kích thước 30x50μm, khi mới bài xuất bên trong là một khối nhân có hạt, để lâu cố hình phôi dâu hoặc hình AT, màu vàng sẫm. Hình 4. Hình ảnh trứng giun tóc Con cái đẻ khoảng 2.000 trứng/ngày, được thải ra cùng với phân ở giai đoạn chưa phát triển hết. Sự phân chia của trứng và sự phát triển của AT đến giai đoạn nhiễm xảy ra ở môi trường bên ngoài khi có các điều kiện thuận lợi. Thời gian trứng chín là 15-120 ngày, tùy theo nhiệt độ (15-30 0C) và độ ẩm của đất. Ở nhiệt độ 350C, quá trình này xảy ra nhanh hơn 11 ngày nhưng có đến 50% trứng bị chết [11]. Ở nhiệt độ thấp hơn, thời gian phát triển của trứng sẽ kéo dài (đến 19 ngày ở 250C, 57 ngày ở 200C). Để cho trứng chín được ở môi trường bên ngoài có độ ẩm thích hợp, thì nhiệt độ của đất có một ý nghĩa lớn. Điều kiện bắt buộc để trứng phát triển được là phải có oxy. Trong 9 môi trường không có oxy, trứng không phát triển nữa tuy vậy nó vẫn còn sống được thêm một thời gian (10 ngày ở 300C) và lâu hơn ở nhiệt độ thấp hơn. Những trứng vừa mới đẻ ra rất nhạy cảm với sự thiếu oxy và khô hanh. Trứng giun tóc sau một thời gian ở môi trường bên ngoài sẽ chịu được khô hanh và ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Điều này là do tính chất của vỏ bọc trứng, vỏ bọc này nếu ở ngoài càng lâu thì càng trở nên không thẩm thấu đối với nước. Ngoài ra, màu nâu tự nhiên của trứng sẽ thẩm khi trứng ở trong phân và làm cho trứng càng chịu đựng được bức xạ mặt trời. Do vậy, trứng giun tóc bền vững hơn trứng giun đũa. 2.1.3. Bệnh giun móc Tác nhân gây bệnh giun móc là giun móc (Ankylostoma duodenalis và Necator americanus), giống nhau về mặt hình thái và mặt sinh học. Cả hai loại đều là những giun tròn nhỏ, sống ở tá tràng. Chiều dài của giun cái khoảng 1,0-1,8cm (Ankylostoma duodenlais) và 1,0-1,3cm (Necator americanus) giun đực nhỏ hơn. Giun móc hình ống, màu trắng sữa, hơi hồng hoặc có màu đỏ nếu đã hút máu. Cấu tạo cơ quan: Đầu giun móc có bao miệng, hơi phình và cong về phía mặt lưng. Miệng có 4 móc sắp xếp 2 bên cân đối. Hai bên bao miệng có tuyến chất tiết chống đông máu. Thực quản tiếp nối với miệng chiếm 1/6 chiều dài cơ thể, tiếp theo thực quản là ruột, hậu môn đổ ra phía bụng gần tận cùng đuôi. Đuôi con cái thon nhọn, đuôi con đực xòe rộng, phần xòe của đuôi có cốt cứng như chân ếch với hình dánh khác nhau. Bộ phận sinh dục phát triển, con cái có 2 buồng trứng đổ vào ống sinh dục ở 1/3 giữa thân về phía bụng. Con đực có tinh hoàn, ống dẫn tinh dẫn tới lỗ sinh dục ở hậu môn. Phần cuối của bộ phận sinh dục là đôi gai sinh dục. Ngoài ra giun móc còn có thần kinh, bài tiết phát triển đơn giản. Bao bọc bên ngoài là lớp vỏ cứng, dưới lớp vỏ là lớp hạ bì, lớp cơ. Giun móc tuần hoàn bằng lớp xoang thân, sự trao đổi chất diễn ra trong dịch xoang. 10 Hình 5. Hỉnh ảnh giun móc trưởng thành * Hình thể của trứng giun móc: Trứng giun móc hình bầu dục, vỏ mỏng, kích thước 50x60μm. Về cấu tạo, khi trứng mới bài xuất ra khỏi cơ thể có từ 4-8 nhân. Sau 4-8 giờ, trứng có hình phôi dâu. Sau 12-48 giờ, trứng có hình ảnh ấu trùng. Trứng giun móc thường có màu xám nhạt, giữa nhân và vỏ có khoảng trống sáng. * Hình thể ấu trùng: Khi mới thoát vỏ, AT có kích thước dài 0,2-0,3mm, chiều ngang 17-20μm. Thực quản có 2 ụ phình, giữa 2 ụ phình có một eo thắt gọi là ấu trùng giai đoạn I. Ấu trùng giai đoạn II dài 0,4-0,5mm, chiều ngang 20μm. Thực quản có hình trụ. Ấu trùng giai đoạn III có kích thước lớn hơn khoảng 560μm, chiều ngang 24μm. Trứng theo phân ra ngoài, phát triển thành AT kho có nhiệt độ thích hợp, độ ẩm cao và không khí. Nhiệt độ thuận lợi từ 15-35 0C (tối thiểu 30-320C). Ở điều kiện này, sau 24-36 giờ thì AT chín và rời khỏi vỏ bọc. AT (larve) sống ở trong đất bằng chất hữu cơ và lột xác hai lần trong vòng 5-10 ngày, từ AT có túi phình ở thực quản (larve rhabditoide). AT strongyloide nếu gặp điều kiện không thuận lợi ở môi trường bên ngoài, có thể có một vỏ bọc mỏng, sáng óng ánh (AT có kén). AT strongyloide là AT nhiễm (invasive state) nghĩa là có khả năng xâm nhập cơ thể người. Trứng và AT giun móc chịu đựng rất kém những điều kiện bất lợi của môi trường bên ngoài. Những AT có kén có sức chịu đựng tốt hơn và có thể sống trong đất từ 3 tuần đến vài tháng ở nhiệt độ dưới 10 0C và trên 500C thì 11 chúng không phát triển được. Trứng và AT giun móc chịu đựng kém tác dụng của các chất tẩy uế. 2.2. Vị trí phân loại - Giun đũa: Thuộc nhóm giun tròn (Nematoda), lớp Sacernentea, bộ Spirurida. - Giun tóc: Thuộc nhóm giun tròn (Nematoda), lớp Adenophorea (Aphasmidia). - Giun móc: Thuộc nhóm giun tròn (Nematoda), lớp Sacernentea, bộ Rhabditida. 2.3. Chu kỳ sinh học 2.3.1. Giun đũa Sơ đồ 1. Chu kỳ sinh học của giun đũa Cả giun đực và giun cái trưởng thành đều sống ký sinh ở ruột non, sau khi giao hợp, giun cái sẽ đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm, oxy), trứng giun sẽ phát triển thành trứng mang AT. Trứng có AT nhiễm vào người qua đường tiêu hóa. Khi vào tới dạ dày, AT giun đũa thoát khỏi vỏ trứng nhờ sức co bóp của dạ dày và tác động của dịch vị. AT xuống ruột non, chui qua các mao mạch ở ruột vào tĩnh mạch mạc treo để đi về gan. Thời gian qua gan sau 3-7 ngày. Sau đó, AT đi theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ và vào tim phải. Từ tim phải, AT theo động mạch phổi để vào phổi. Tại phổi, AT tiếp tục phát triển tới giai 12 đoạn IV rồi di chuyển theo các nhánh phế, khí quản để tới vùng hầu họng. Khi người nuốt AT sẽ xuống đường tiêu hóa và dừng lại ở ruột non để phát triển thành giun đũa trưởng thành. Giai đoạn AT của giun đũa chu du trong cơ thể, có thể lạc chỗ và ở lại các bộ phận hay ở các mô của cơ thể như: hạch bạch huyết, não, tủy. Tại Bệnh viện Nam Hà (cũ) gặp giun đũa trưởng thành ở một ổ áp xe mông, Bệnh viện Việt Đức gặp giun ở động mạch đùi sâu [40], [42]. Thời gian hoàn thành chu kỳ giun đũa mất khỏng 65-70 ngày. Giun đũa trưởng thành sống trong cơ thể người khoảng 12-13 tháng. 2.3.2. Giun tóc Sơ đồ 2. Chu kỳ sinh học của giun tóc Giun tóc đực và giun cái trưởng thành ký sinh ở đại tràng, chủ yếu ở vùng manh tràng. Khi ký sinh, giun tóc cắm phần đầu vào niêm mạc ruột để hút máu và phần đuôi của giun ở ngoài lòng ruột. Sau khi giao hợp, giun cái đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm, oxy), trứng giun sẽ phát triển thành trứng mang AT. Người ăn phải trứng giun tóc có AT lẫn trong rau, nước uống…trứng qua miệng, thực quản tới dạ dày. Nhờ sức co bóp cơ học và tác dụng dịch vị của dạ dày làm cho AT thoát khỏi vỏ trứng. Ấu trùng di chuyển thẳng 13 tới manh tràng để phát triển thành giun tóc trưởng thành. Thời gian hoàn thành chu kỳ giun tóc khoảng 30 ngày. Giun tóc sống trong ruột người khoảng 5-6 năm. Ngoài lây nhiễm qua đường tiêu hóa, giun đũa và giun tóc còn có khả năng nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp. 2.3.3. Giun móc Sơ đồ 3. Chu kỳ sinh học của giun móc Giun móc đực và cái trưởng thành ký sinh ở tá tràng, sau khi giao hợp, giun cái sẽ đẻ trứng. Khi ký sinh phần đầu của ruột non, giun ngoạm vào niêm mạc ruột để chiếm thức ăn và hút máu. Sau khi giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm, oxy), trứng giun sẽ phát triển thành trứng mang AT giai đoạn I sau 24 giờ, ấu trùng này phát triển và lớn lên nhờ các chất hữu cơ ở trong đất thành ấu trùng giai đoạn III. AT giai đoạn III có các hướng động đặc biệt có khả năng chui qua da vào người. Ngoài những yếu tố nêu trên, tính chất thổ nhưỡng cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của AT. Đất màu, phù sa ven sông, đất mùi tạo điều kiện thuận lợi cho AT phát triển; đất mặn, đất mặn hạn chế sự phát triển của AT. 14 Sau khi xuyên qua da, AT theo đường tĩnh mạch về tim phải. Từ tim phải, AT theo động mạch phổi để tới phổi. Từ phế nang, AT di chuyển theo các nhánh phế quản tới khí quản rồi lên vùng hầu họng rồi được nuốt xuống ruột. AT dừng lại ở tá tràng và phát triển thành giun móc trưởng thành. Thời gian hoàn thành chu kỳ giun móc khoảng 3-4 tuần. Giun trưởng thành có thể sống trong ruột người khoảng 10-15 năm. Đối với Necator americanus chỉ nhiễm theo con đường qua da như trên. Còn Ancylostoma duodenale ngoài con đường nhiễm qua da còn nhiễm qua đường tiêu hóa: ấu trùng theo thực phẩm vào ruột non của người. Ở ruột ấu trùng chui vào niêm mạc ruột, rồi chui ra lòng ruột để phát triển thành thể trưởng thành (không có giai đoạn chu du). Tuy nhiên, một số AT trở nên ngừng phát triển và ở tình trạng ngủ trong tổ chức (cơ hoặc ruột) một thời gian dài (khoảng 200 ngày), trước khi chúng phát triển thành thể trưởng thành. Trong trường hợp này thời gian từ khi nhiễm đến khi đẻ trứng sẽ kéo dài, khoảng vài tháng [1], [75]. 2.4. Quá trình truyền nhiễm giun truyền qua đất 2.4.1. Nguồn truyền nhiễm 2.4.1.1. Bệnh giun đũa Nguồn tuyền nhiễm là người, đặc biệt là trẻ em. 2.4.1.2. Bệnh giun tóc Nguồn truyền nhiễm của giun tóc là người, nhưng trứng giun tóc cần phải chín ở trong đất, nghĩa là ngoài cơ thể. Do vậy, bệnh giun tóc không thể lây bệnh từ người bệnh sang người lành bằng cách tiếp xúc trực tiếp [11]. 2.4.1.3. Bệnh giun móc Nguồn truyền nhiễm bệnh giun móc là người. Người mắc bệnh giun móc giải phóng ra cùng với phân rất nhiều trứng, trứng nở thành AT sau 24 giờ, ở trong đất, AT này phát triển thành “AT nhiễm” có khả năng xâm nhập vào cơ thể sau 5-10 ngày. 15 2.4.2. Yếu tố truyền nhiễm 2.4.2.1. Bệnh giun đũa Thường giun đũa phải trưởng thành ở ngoài cơ thể người. Điều này quyết định các yếu tố truyền nhiễm, không thể có sự lây truyền trực tiếp từ người sang người. Đất có ý nghĩa quan trọng nhất trong cơ chế truyền bệnh giun đũa. Rau quả (rau sống, dưa chuột, hành…) bị nhiễm bẩn khi dùng phân tươi để bón cây, cũng có thể truyền bệnh. Nước, ruồi giữ vai trò thứ yếu. 2.4.2.2. Bệnh giun tóc Yếu tố truyền nhiễm cơ bản là đất và nước bị nhiễm trứng giun tóc. Ruồi và tay bẩn cũng có một vai trò nhất định trong việc truyền bệnh. 2.4.2.3. Bệnh giun móc Những yếu tố và sinh hoạt như sàn nhà bằng đất, đi chân đất, ăn rau quả không rửa sạch, dùng phân tươi để bón cây…đều có một vai trò lớn trong việc làm lây bệnh. 2.4.3. Khối cảm thụ * Tuổi: Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên, giun đũa thì trẻ em mắc nhiều hơn. * Giới: Không có sự khác nhau về giới trong nhiễm giun truyền qua đất. * Nghề nghiệp: Do đặc điểm KST liên quan mật thiết với sinh địa cảnh, tập quán canh tác…nên trong bệnh giun truyền qua đất có tính chất nghề nghiệp rất rõ rệt ở một số bệnh: nông dân dễ nhiễm giun móc… * Khả năng miễn dịch: Trẻ em tỷ lệ nhiễm giun đũa cao hơn và cường độ nhiễm giun cao hơn người lớn trong đó có lý do miễn dịch. 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh giun truyền qua đất 2.5.1. Yếu tố địa lý, khí hậu Trứng giun đũa, tóc và móc không có khả năng phát triển trong cơ thể người thành giun trưởng thành, muốn lây truyền được, chúng phải có một 16 giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh. Các điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trứng giun ở ngoại cảnh là: nhiệt độ, độ ẩm, oxy, độ pH của đất… - Nhiệt độ thích hợp cho trứng giun phát triển là 24-30 0C. Với nhiệt độ này, đối với trứng giun đũa, sau 12-15 ngày, đối với trứng giun tóc 17-30 ngày, trứng non phát triển thành trứng có ấu trùng và có khả năng lây nhiễm. Riêng trứng giun móc chỉ sau 24 giờ đã nở thành ấu trùng [4]. Nếu nhiệt độ thấp, thời gian phát triển trên sẽ kéo dài, có khi tới vài tháng, tỷ lệ trứng hỏng lên cao, nhiệt độ càng cao, nhiệt độ càng cao làm trứng giun hỏng càng tăng. Trứng giun đũa sẽ bị hủy hoại ở nhiệt độ trên 60 0C và (-120C), ở nhiệt độ 00C có thể vẫn tồn tại. Đối với trứng giun tóc, sẽ bị hỏng phần lớn khi nhiệt độ trên 500C. Đối với giun móc, nhiệt độ dưới 140C hoặc trên 370C sẽ không phát triển. - Độ ẩm từ 80% trở lên là điều kiện tốt để trứng giun phát triển. - Oxy là yếu tố cần thiết cho trứng giun phát triển, khi trứng bị ngập sâu dưới nước (>1m chiều sâu) dần dần sẽ bị hỏng. Vì vậy, trong hố xí nước, trứng giun, áu trùng giun sẽ bị hỏng và chết [4], [32], [61]. Ở những vùng có khí hậu lạnh, khô làm cho sự phát triển của trứng giun ở ngoại cảnh bị hạn chế nhiều. Theo các kết quả nghiên cứu, sự tồn tại của trứng giun ở ngoại ô Mát-xít-cơ-va [14], [76] thì qua mùa lạnh số trứng giun đũa sống sót lại chỉ còn 1-2%, đến tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau mới có điều kiện phát triển thành AT. - Chất đất cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng giun như: đất cát, vùng ven biển, hầm mỏ và các đường hầm nơi mà nhiệt độ và độ ẩm cao là điều kiện rất thuận lợi cho AT, trứng giun phát triển, đặc biệt là AT trứng giun móc [4], [9], [20]. Chính vì vậy, những vùng có điều kiện địa lý, khí hậu khác nhau thì tỷ lệ nhiễm giun khác nhau. Ở Đông Nam Á nói chung, Việt 17 Nam nói riêng có điều kiện địa lý, khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển của trứng và AT giun, đặc biệt những vùng nông thôn, vùng trồng màu, vùng mỏ. - Mật độ dân số cao ở những thành phố, thị trấn, đồng bằng tạo điều kiện thuận lợi lan truyền bệnh giun sán giữa người với người [42]. 2.5.2. Yếu tố về con người Người là vật chủ của giun đũa, giun tóc, giun móc nên những điều kiện về địa lý, khí hậu chỉ đủ điều kiện cho trứng giun và AT giun tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh. Trứng giun và AT giun sẽ không tồn tại sau một thời gian nếu như không được nguồn truyền nhiễm bổ sung thêm mầm bệnh. Từ môi trường, trứng hoặc AT giun có thể vào được cơ thể con người hay không, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố liên quan đến đời sống sinh hoạt của con người. Tỷ lệ người nhiễm sẽ giảm đi rất nhiều, nếu như không bị tái nhiễm vì giun có thời gian sống ở ruột người một thời gian nhất định [24], [43]. Những điều kiện đã góp phần ảnh hưởng vào quá trình này là: - Quản lý phân người chưa chặt chẽ: + Việc sử dụng phân người làm phân bón, trong khi đó phân chưa được ủ hay chưa được xư lý. + Sử dụng hố xí không hợp vệ sinh. + Thói quen phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh, những nguồn phân này là một khối lượng mầm bệnh khổng lồ thường xuyên gieo rắc ra ngoại cảnh. Tiềm năng sinh sản của mỗi loài giun cái rất cao: khoảng 24 vạn trứng/ngày/con đối với giun đũa, 2000 trứng/ngày/con đối với giun tóc, 900030.000 trứng/ngày/con đối với giun móc [1], [4], [61]. Tuy nhiên, nếu phân người được xử lý trước khi đme bón cho cây trồng hoặc xây dựng và sử dụng các loại hố xí hợp vệ sinh thì nguy cơ lan truyền bệnh sẽ giảm đi rất nhiều. - Do một số thói quen trong ăn uống, sinh hoạt chưa hợp vệ sinh: Như ăn rau, quả sống chưa rửa sạch, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất, phân…Trong cộng đồng, 18 với những thói quen thiếu vệ sinh trên đã tạo thành một vòng các mắt xích khép kín, thuận lợi cho sự lây nhiễm bệnh. Qua kết quả điều tra sự ô nhiễm môi trường ở ngoại cảnh: 75-100% mẫu đất có trứng giun, 60-80% mẫu rau có trứng giun không những thế nguồn trứng còn có ngay trong bụi bặm, ở sàn nhà, sàn lớp học, bàn học sinh [4], [24], [34], [35]. TLN trứng giun ở đất tại Bắc Giang là 60% đối với trứng giun đũa, 5,2% đối với trứng giun mỏ [29]. Ở Lạng Sơn, Lai Châu có 35-42% mẫu đất nhiễm trứng giun đũa [16]. Trong số mẫu đất xét nghiệm, mẫu đất trong nhà có TLN trứng giun đũa cao nhất (93,3%( [42]. Trứng giun tóc trong đất chiếm 16,6% [4].CĐN trứng giun dao động khoảng 1,4-127 trứng/100 gam đất [26]. Tại Quảng Ninh: ở ngoại thành có 16 trứng giun mỏ/100 gam đất, ở gần hố xí có 40 trứng giun mỏ/100 gam đất, ở trung du có 01 trứng giun mỏ/12 gam đất, ở miền núi có 01 trứng giun mỏ/580 gam đất. Đối với trứng giun móc ở giếng đất, 55,5% mẫu nước có trứng giun mỏ và 01 trứng giun mỏ/1,7 lít nước giếng đất [45]. Đối với giun tóc ở phân ủ 30% có trứng chưa bị hủy; 2,4% có ở trên ruồi; 65% ở rau và 18% ở đất [15], [34]. 2.6. Tình hình mắc bệnh giun truyền qua đất 2.6.1. Tình hình mắc bệnh giun truyền qua đất trên thế giới Năm 1987, trên thế giới có 900-1000 triệu người nhiễm giun đũa, 500700 triệu người nhiễm giun tóc và giun móc. Năm 1991, trên thế giới ước tính có khoảng hơn 1 tỷ người nhiễm giun đũa, 800-900 triệu người nhiễm giun móc trong đó: 685 triệu người Đông Nam Á, 132 triệu người ở Châu Phi, 104 triệu người ở Trung Nam Mỹ [75]. 19 Theo Later Chan và cs (1994), trên thế giới có 1.471 triệu người nhiễm giun đũa, 1.048 triệu người nhiễm giun tóc và 1.297 triệu người nhiễm giun móc, mỏ [59]. Theo Carlo Urbani (1998), trên thê giới có khoảng 1,4 tỷ người nhiễm giun đũa, 1,4 tỷ người nhiễm giun tóc và 1,3 tỷ người nhiễm giun móc [75]. 2.6.1.1. Tình hình nhiễm giun đũa Giun đũa phân bố rộng khắp trên thế giới nhưng không đều. Những nước có nền kinh tế thấp, trình độ văn hóa lạc hậu…thường có tỷ lệ nhiễm cao. Vì vậy Schullz gọi bệnh giun đũa là “vấn đề bị quên lãng ở những dân tộc bị quên lãng” [39]. TLN giun đũa ở một số nước Tây Phi (51,0%), Đông Phi (29-44%), Cu Ba (20%), Pháp (8,2%), Mỹ (16,5%) [42]. Châu Á có TLN giun đũa cao nhất (70%) [92]. Theo Sturchler D., ở những nước có TLN giun đũa từ 50% trở lên trong những năm 80 là: Ấn Độ, Banglades, Mianma, Indonesia, Malaysia, Philippine, Trung Quốcm Kenya, các nước Tây Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, Afganistan, Brazil, Colombia, Mexico, Peru [38]. 2.6.1.2. Tình hình nhiễm giun tóc Giun tóc có sinh thái giống giun đũa nên phân bố bệnh và TL bệnh của giun tóc tương tự giun đũa, một số nước nhiệt đới có TLN tới 90%, một số nước vùng ôn đới có TLN rất thấp [4]. 2.6.1.3. Tình hình nhiễm giun móc (Gồm Ancylostoma duodenale và Necator americanus) Ancylostoma duodenale và Necator americanus có đặc điểm sinh thái hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau một số chi tiết nhỏ về hình thể. Bệnh giun móc phổ biến ở hấu hết các nước trên thế giới, chủ yếu ở các nước nhiệt đới từ 450 vĩ Bắc đến 300 vĩ Nam như: Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và một số nước Châu Âu. 20 Ancylostoma duodenale phân bố chủ yếu ở phía Bắc các nước nhiệt đới và Tây Nam Á [2], [6]. Necator americanus chủ yếu phân bố ở Châu Phí, vùng cận sa mạc Sahara, miền Đông Ấn Độ, Đông Nam Á [3], [6]. Phân bố của giun móc phụ thuộc vào thổ nhưỡng, phong tục tập quán, nghề nghiệp và sự phát triển kinh tế. Châu Âu, những khu vực công nghiệp hầm mỏ thường có tỷ lệ nhiễm cao: Tây Ban Nha (34%), Italia (40%) [40]. Các nước khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ nhiễm phụ thuộc vào từng nước, từng khu vực: Singapor (0,3-6,1%), Lào (2-31%), Campuchia (35-56%), Đông Nam Trung Quốc (52,5%) [65], [66], [90]. 2.6.2. Tình hình mắc bệnh giun truyền qua đất tại Việt Nam Việt Nam ở vùng Đông Nam Châu Á, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mặt khác có nền kinh tế chưa phát triển, còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu..Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho bệnh giun sán tồn tại và phát triển. Theo kết quả tổng hợp một số số liệu điều tra từ năm 2006-2010 của Viện SR-KST-CT Trung ương cho thấy TLN chung của các bệnh GTQĐ ở cộng đồng tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc khoảng 65,3%, đồng bằng Sông Hồng là 58,2%, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung là 42,2%, Tây Nguyên 30,2%, Đông Nam Bộ 29% và Đồng bằng Sông Cửu Long khoảng 12-14% [22]. 2.6.2.1. Tình hình nhiễm giun đũa Sự phân bố của bệnh giun đũa ở Việt Nam qua nhiều những công trình nghiên cứu, qua các điều tra cơ bản các tác giả thấy nổi bật lên những điều sau: Bệnh giun đũa là bệnh phổ biến, tỷ lệ nhiễm cao hơn hẳn các bệnh giun sán khác, TL chung khoảng 80%. Tuy phân bố rộng khắp nhưng TL không đồng đều giữa các khu vực khác nhau, ở đồng bằng có TLN cao nhất. TLN cao nhưng cường độ nhiễm không cao, đa số các vùng điều tra có trung bình dưới15.000 trứng/gam phân. Mọi lứa tuổi đều nhiễm giun đũa, lưa tuổi cao
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan