Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá các kết quả hoạt động của bệnh viện bạch mai...

Tài liệu Đánh giá các kết quả hoạt động của bệnh viện bạch mai

.DOC
27
268
52

Mô tả:

Báo cáo tổng hợp MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI................................................................................................................ 1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Bệnh viện Bạch Mai.................................... 1.1.1.Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển........................................................1 1.1.2.Nhiệm vụ....................................................................................................1 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG.................................... CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI............................................................................... I. Các đặc điểm nổi bật của bệnh viện...................................................................... II. Hệ thống tổ chức Bệnh viện Bạch Mai................................................................ 2.1.Quyền hạn và trách nhiệm của các phó giám đốc trong lĩnh vực được phân công.... CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA GIÁM ĐỐC VÀ CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN BẠCH MAI.................................................................... I. Nguyên tắc.............................................................................................................. II. Chiến lược và kế hoạch phát triển bệnh viện năm 2010.................................... 2.1..Mục tiêu phát triển............................................................................................ 2.2.Các nội dung chủ yếu:....................................................................................... 2.3.Tổ chức thực hiện............................................................................................10 2.4. Vì bệnh viện là dịch vụ công nên quy trình sản xuất được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau đây:...............................................................................................11 2.4.1.Kết quả hoạt động chuyên môn................................................................11 2.4.2.Các hoạt động nâng cao chất lượng KCB................................................12 2.4.3.Công tác dược..........................................................................................14 2.4.4.Công tác y tá điều dương.........................................................................14 2.4.5.Công tác dinh dưỡng................................................................................14 2.4.6.Công tác chống nhiễm khuẩn...................................................................15 2.4.7.Công tác phòng chống dịch bệnh.............................................................15 2.4.8.Công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ thông tin............................15 2.4.9.Công tác đào tạo......................................................................................16 Đặng Ngọc Bảo Minh Báo cáo tổng hợp 2.4.10.Công tác chỉ đạo tuyến và triển khai đề án 1816...................................16 2.4.11.Công tác tổ chức cán bộ.........................................................................17 2.4.12.Công tác hợp tác quốc tế........................................................................17 2.4.13.Công tác xây dựng cơ bản......................................................................18 2.4.14.Công tác trang thiết bị vật tư y tế...........................................................18 2.4.15.Công tác quản lý kinh tế y tế..................................................................18 2.4.16.Công tác bảo vệ chính trị nội bộ............................................................19 2.4.17.Công tác Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên.........................................19 CHƯƠNG IV: CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA BỆNH VIỆN...........................21 I. Mục tiêu chất lượng.............................................................................................21 1. Mục tiêu chung.....................................................................................................21 2. Mục tiêu cụ thể năm 2010....................................................................................21 2.1. Nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh..............................................21 2.2. Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ..............................................21 2.3. Bệnh viện được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 ở 15 đơn vị trong quý 4 năm 2010.....................................................................................................21 3. Bệnh viện Bạch Mai chính sách chất lượng an toàn - hiệu quả - cải tiến liên tục phát triển bền vững an toàn.............................................................................21 4. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011..........................................................................22 CHƯƠNG V: TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN..............................................................23 I. Phần thông tin chung...........................................................................................23 II. Các chỉ số hoạt động chuyên môn cơ bản.........................................................24 III. Các chỉ số tài chính cơ bản...............................................................................25 Đặng Ngọc Bảo Minh Báo cáo tổng hợp CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI 1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Bệnh viện Bạch Mai 1.1.1.Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển Bệnh viện Bạch Mai được xây dựng năm 1911 ( gọi tên là Bệnh viện Lây ở Cống Vọng, có tài liệu ghi là Bệnh viện Lây Bạch Mai), phục vụ khám chữa bệnh cho cácd bệnh truyền nhiễm, với tính chất ban đầu của khu cách ly. Trong suốt 100 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành của Bệnh viện đều gắn liến với từng giai đoạn lịch sử phát triển, của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng: Bệnh viện Bạch Mai đã trưởng thành và không ngừng lớn mạnh, tạo được lòng tin sâu sắc về khám chữa bệnh không chỉ đối với người dân Hà Nội mà còn với nhân dân cả nước, đóng vai trò của 1 trung tâm y học tuyến cao nhất, một Trung tâm giáo dục đào tạo y học, một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng Đặc biệt đầu tiên tại Việt Nam. Hệ tống tổ chức biên chế của Bệnh viện Bạch Mai gồm: 02 Viện, 07 Trung tâm, 22 khoa Lâm Sàng, 6 khoa cận lâm sàng, 9 phòng chức năng, 01 trường Trung học Y tế, 01 Đơn vị dịch vụ và 01 Đơn vị Quản lý Dự án. Bệnh viện có 1900 giường bệnh, hơn 2000 cán bộ, viên chức trong đó: 30GS, PGS; 365 Tiến Sỹ, BSCKII, Thạc sỹ, BSCKI; 185 KTV, Điều dưỡng cao đẳng và đại học; 815 Điều dưỡng, KTV trung cấp…), gần 200 cán bộ và giảng viên trường Đại học Y Hà Nội vừa tham gia giảng dạy đồng thời làm quản lý và chuyên môn tại các đơn vị của Bệnh viện. 1.1.2.Nhiệm vụ Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh và có 7 nhiệm vụ sau:  Khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng tuyến cuối  Đào tạo cán bộ  Nghiên cứu khoa học  Chỉ đạo tuyến  Phòng bệnh  Hợp tác quốc tế  Quản lý đơn vị Đặng Ngọc Bảo Minh 1 Báo cáo tổng hợp CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI I. Các đặc điểm nổi bật của bệnh viện Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh “hạng Đặc biệt”, đầu ngành trong cả nước về khám chữa bệnh cho nhân dân. Bệnh viện đã sáng tạo tìm nguồn máy móc, trang thiết bị và cử cán bộ ra nước ngoài học tập các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong mũi nhọn về khám chữa bệnh như: Tim mạch, tiêu hoá lây, hồi sức cấp cứu… nổi bật như: thực hiện thành công kỹ thuật chụp đồng mạch vành có đặt giá đỡ, nong van hai lá bằng bóng, điều trị loạn nhịp tim bằng RF, cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, đúng còn ống động mạch, dựng dòng điện sinh lý học để cắt cầu Kent điều trị bệnh tim mạch. Trước đây chưa có các kỹ thuật này, Bệnh viện phải gửi bệnh nhân ra nước ngoài điều trị rất tốn kém, nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong. Bệnh viện Bạch Mai còn chuyển giao kỹ thuật này giúp đỡ Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh viện Trung ương Huế để vận dụng điều trị cứu sống nhiều bệnh nhân. Hàng loạt các kỹ thuật cao khác cũng đã được thực hiện tại Bệnh viện như: chọc hút xe gan, nang nước gan qua siêu âm, nút hoá chất động mạch gan để điều trị ung thư (kỹ thuật này đã đạt giải nhất trong cuộc thi “Tuổi trẻ sáng tạo” ngày y tế năm 2001), chụp mật qua da dưới sự hướng dẫn của siêu âm, mổ nội sọi, nong hẹp môn vị, tán sỏi đường mật, sỏi thận tiết niệu bằng la de, kỹ thuật mở khí quản bằng forceps nong qua da, tạo hình đốt sóng qua da bằng phương pháp đổ xi măng đốt sống, chụp và gây tắc mạch u màng não trước mổ, nút động mạch tử cung trong điều trị u xơ tử cung, sinh thiết xương dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính, kỹ thuật soi màng phổi, điều trị laser nội tuyến u lành tuyến tiền liệt, liệt giao cảm ngực qua nội soi điều trị ra nhiều mồ hôi tay, nội soi lồng ngực lấy máu cục làm nở phổi sau chấn thương ngực có tràn máu, tràn khí màng phổi, phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang, Xạ hình với máy PET/CT, Xạ màng phổi, phẫu với hệ thống máy Gama quay, Xạ trị gia tốc tuyến tính với kỹ thuật điều biến liều, ứng dụng kỹ thuậtGen trong điều trị, Siêu âm nội soi trong lòng mạch. Đặt Stent khí quản, kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng, Siêu âm trong lòng mạch (IVUSS) phát hiện bệnh lý động mạch vành và điều trị can thiệp, phẫu thuật cầu nối chủ vành không đinh tuần hoàn ngoài cơ thê,r lọc gan nhân tạo trong điều trị suy gan cấp, kỹ thuật thay huyết tương, lọc máu liên tục điều trị một số bệnh: sốc nhiễm khuẩn, viêm tuỵ cấp, suy đa Đặng Ngọc Bảo Minh 2 Báo cáo tổng hợp tạng: Thay huyết tương, PET/CT chẩn đoán ung thư sớm, Xạ trị điều biến liều bằng máy gia tốc, kỹ thuật nút phình động mạch não, Điều trị thử nghiệm tế bào gốc tự thân từ tuỷ xương cho bệnh nhân suy tim nặng sau nhồi máu cơ tim, sinh thiết phần mềm bằng súng Fastgun dưới hướng dẫn của siêu âm, tim phổi nhân tạo (ECMO)… nhờ sự mạnh dạn áp dụng kỹ thuật khoa học tiên tiến mà đến nay tỷ lệ tử vong tại Bệnh viện giảm từ 2,6% (1991), 1,9% (1995), 0,9% (2000), 0,7% (2005), 0,62% (2007), 0,16% (2009) mặc dù số giường bệnh tăng từ 1400 giường (2001), 1340 giường (2005), 1500 giường (2007) và 1900 giường (2010); số bệnh nhân vẫn quá tải từ các tỉnh gửi về: tim mạch 248,6%, Tiêu hoá 188,3% khoa huyết học truyền máu 153%... nhiều nơi 2-3 bệnh nhân/giường bệnh. Sở dĩ Bệnh viện Bạch Mai thu hút được nhiều bệnh nhân đến khám chữa bệnh là do uy tín của Bệnh viện ngày càng tăng, được nhân dân cả nước tin cậy trong khám chữa bệnh. Đặng Ngọc Bảo Minh 3 Báo cáo tổng hợp II. Hệ thống tổ chức Bệnh viện Bạch Mai Mô tả cơ cấu tổ chức của bệnh viện Ban Giỏm đốc Các phòng chức năng Tổ chức cán bộ Kế Tài hoạch chính kế tổng hợp toán Các viện/Trung tâm 1. Viện sức khoẻ tâm thần 2. Viện tim mạch 3. Trung tâm đào tạo CĐT 4. Trung tâm chống độc 5. Trung tâm phục hồi chức năng 6. Trung tâm giải phẫu bệnh - TBH 7. Trung tâm y học hat nhân & UB 8. Trung tâm dị ứng MDLS 9. Trung tâm Dinh dưỡng LS Đặng Ngọc Bảo Minh Hành chính quản trị Bảo vệ CTNB Điều dưỡng trưởng Vật tư TBYT NCKH & CNTT Đối ngoại HTQT Trường TCYT BM Các khoa lâm sàng 1. Khoa khám bệnh 2. Khoa cấp cứu 3. Khoa hồi sức tích cực 4. Khoa cơ xương khớp 5. Khoa Y học cổ truyền 6. Khoa ngoại 7. Khoa gây mê hồi sức 8. Khoa thận tiết niệu 9. Khoa thận nhân tạo 10. Khoa hô hấp 11. Khoa nội tiết ĐTĐ 12. Khoa tiêu hoá 13. Khoa huyết học truyền máu 14. Khoa thần kinh 15. Khoa truyền nhiễm 16. Khoa da liễu 17. Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu 4 18. Khoa phụ sản 19. Khoa tai mũi họng 20. Khoa gây mâm hồi sức 21. Khoa mắt 22. Khoa răng hàm mặt Đơn vị QL DA Đơn vị dịch vụ Các khoa cận lâm sàng 1. Khoa hoá sinh 2. Khoa vi sinh 3. Khoa thăm dò chức năng 4. Khoa chẩn đoán hình ảnh 5. Khoa dược 6. Khoa chống nhiễm khuẩn Báo cáo tổng hợp 2.1.Quyền hạn và trách nhiệm của các phó giám đốc trong lĩnh vực được phân công - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bệnh viện xây dựng mục tiêu kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc trong phạm vi được phân công, xây dựng quy hoạch phát triển của các đơn vị - Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện các quy định của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hành động, chương trình công tác thuộc lĩnh vực được giao phụ trách. Phát hiện và đề xuất với Giám đốc những vấn đề nảy sinh cần sửa đổi bổ sung. Những vấn đề liên quan đến nhiều đơn vị mà các Phó giám đốc không thống nhất được thì báo cáo và xin ý kiến giám đốc để xử lý. * Phân công cụ thể - TS. Nguyễn Quốc Anh: giám đốc Bệnh viện + Chỉ đạo, điều hành, quản lý chung mọi hoạt động của bệnh viện + Theo dõi chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau:  Công tác tổ chức cán bộ: Quy hoạch, đề bạt, khen thưởng kỉ luật  Công tác kế hoạch tổng hợp: Quy hoạch phát triển bệnh viện chủ tịch các Hội đồng của bệnh viện: Hội đồng khoa học, hội đồng Thuốc và điều trị, Hội đồng đấu thầu Thuốc và sinh phẩm, các Hội đồng khác thành lập theo nhu cầu thực tế uỷ nhiệm cho các Phó Giám đốc  Công tác Dược  Công tác đối ngoại, quan hệ hợp tác quốc tế theo nhu cầu phát triển của bệnh viện  Công tác tài chính (chủ tài khoản)  Công tác Bảo vệ chính trị nội bộ  Trực tiếp chỉ đạo trường Trung học y tế  Trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng của bv - CN. Nguyễn Ngọc Hiền: Phó Giám đốc kinh tế Giúp Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực + Công tác hậu cần, xây dựng cơ bản, đấu thầu trang thiết bị, kinh phí Bệnh viện (về đấu thầu trang thiết bị chuyên môn có ý kiến của Giám đốc và phó Giám đốc chuyên môn). + Quản lý cơ sở vật chất + Công tác dịch vụ, đời sống + Công tác bảo hiểm y tế và viện phí + Giúp giám đốc xây dựng Đề án khu nhà di dân trong bệnh viện, nhà trọ cho người nhà bệnh nhân, triển khai công tác giải phóng mặt bằng khu Tập thể trạm chống lao cũ + Trực tiếp chỉ đạo các phòng: Tài chính kế toán, Hành chính quản trị, Đơn vị Dịch vụ, Khoa dinh dưỡng, Phòng Bảo vệ (công tác trật tự an ninh) + Chủ tài khoản (giám đốc thừa uỷ nhiệm số 1) + Chủ tịch Hội đồng Bảo hộ lao động - PGS. TS Đỗ Doãn Lợi: Phó giám đốc phụ trách công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến giúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực Đặng Ngọc Bảo Minh 5 Báo cáo tổng hợp + Đào tạo sau đại học, đào tạo lại + Công tác chỉ đạo tuyến + Đề án 1816 + Theo dõi dự án đào tạo của JICA + Báo chí (thông tin tuyên truyền) + Phụ trách thư viện + Phục trách chuyên môn các Viện và Trung tâm (thực hiện quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, phát triển kỹ thuật cao…) của các đơn vị: Viện tim mạch, Viện sức khỏe tâm thần, Trung tâm phục hồi chức năng, Trung tâm Chống độc, Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến. + Giải quyết đơn thư phản ánh của các Viện, Trung tâm được phụ trách + Hành chính của Ban Giám đốc + Giúp Giám đốc xây dựng đề án Xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai (tổ trưởng tổ công tác), theo dõi Dự án Áo của Viện Tim mạch. + Chủ tài khoản (giám đốc thừa uỷ nhiệm số 2) - PGS.TS Ngô Quý Châu: Phó Giám đốc chuyên môn Giúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: + Phòng chống dịch + Dự án bệnh viện vệ tinh + Công tác Chống nhiễm khuẩn bệnh viện + Quản lý chất lượng bc + Chuyên môn (quy chế, quy trình kỹ thuật, phát triển kỹ thuật cao) của các Khoa và Phòng, đơn vị trực thuộc.  Khoa hô hấp  Khoa nội tiết – ĐTĐ  Khoa tiêu hoá  Khoa cơ xương khớp  Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu  Khoa hồi sức tích cực  Khoa nhi  Khoa thận - Tiết Niệu  Khoa chống nhiễm khuẩn  Khoa truyền nhiễm  Khoa cấp cứu  Khoa thận nhân tạo + Giải quyết đơn thư phản ánh của các Khoa được phụ trách + Giúp Giám đốc xây dựng đề án Trung tâm Y tế Quốc Tế Bạch Mai - PGS.TS Mai Trọng Khoa: Phó Giám đốc chuyên môn Giúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: + Xây dựng đề án Trung tâm Y học hạt nhân nhân và xạ trị + Công tác chăm sóc toàn diện + Chuyên môn (quy chế, quy trình kỹ thuật, phát triển kỹ thuật cao…) của các khoa phòng Đặng Ngọc Bảo Minh 6 Báo cáo tổng hợp  Trung tâm y học hạt nhân và ĐTUB  Khoa khám bệnh  Khoa dị ứng – MDLS  Khoa Y học Cổ truyền  Khoa ngoại  Khoa sản  Khoa gây mê hồi sức  Khoa mắt  Khoa tai mũi họng  Khoa răng hàm mặt  Khoa da liễu  Khoa thần kinh  Phòng Y tá điều dưỡng + Giải quyết đơn thư phản ánh các Khoa được phụ trách + Theo dõi đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Văn hoá xã hội (thể dục thể thao, từ thiện, hợp tác địa phương…) + Giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân viên bệnh viện + Công tác thanh tra, thi đua khen thưởng, kỷ luật + Giúp giám đốc xây dựng Đề án xây dựng khu A - PGS.TS Phạm Minh Thông: Phó giám đốc phụ trách công tác phát triển khoa học công nghệ và công nghệ thông tin Giúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực + Nghiên cứu và phát triển khoa học Công nghệ (cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở): Giám sát, nghiệm thu đề tài đúng tiến độ + Ứng dụng công nghệ thông tin + Trực tiếp chỉ đạo: Khoa chẩn đoán hình ảnh, Hoá sinh, Vi sinh, Huyết học truyền máu, thăm dò chức năng, Trung tâm giải phẫu bệnh - Tế bào học, Đơn vị công nghệ thông tin, Phòng VTTBYT + Giải quyết đơn thư phản ánh của các Trung tâm, khoa được phụ trách + Giúp giám đốc xây dựng đề án xây dựng trung tâm kỹ thuật cao. Đặng Ngọc Bảo Minh 7 Báo cáo tổng hợp CHƯƠNG 3 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA GIÁM ĐỐC VÀ CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN BẠCH MAI I. Nguyên tắc 1. Giám đốc lãnh đạo chung mọi mặt hoạt động và công tác chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện quy định của Nghị định 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ý tế và quyết định số 384/2007/QĐ-BYT về việc: ban hành điều lệ tổ chức và toàn bộ hoạt động của Bệnh viện, trực tiếp chỉ đạo điều hành các công việc quan trọng, các vấn đề có tính chiến lược của Bệnh viện trên các lĩnh vực công tác của bệnh viện. Giám đốc bệnh viện phân công các Phó giám đốc giúp giám đốc chỉ đạo, xử lý các công việc hàng ngày trong từng lĩnh vực công tác của bệnh viện, trừ các công việc do Giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Phó giám đốc sử dụng quyền hạn của Giám đốc bệnh viện để giải quyết các công việc thuộc phạm vi được phân công và chịu trách nhiệm tính đúng đắn trước Giám đốc và pháp luật Trong phạm vu quyền hạn và nhiệm vụ được giao, Các phó giám đốc chủ động giải quyết công việc, nếu có vấn đề gì liên quan đến lĩnh vực do Phó Giám đốc khác phụ trách, các Phó Giám đốc chủ động phối hợp với nhau để giải quyết. Trường hợp các Phó giám đốc có ý kiến khác nhau, Phó giám đốc đang phụ trách giải quyết công việc đó báo cáo Giám đốc quyết định. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định liên quan đến việc thực hiện được Giám đốc phân công: Báo cáo xin ý kiến của Giám đốc khi cần thiết. Hàng tuần Giám đốc bệnh viện và các Phó Giám đốc giao ban để các Phó Giám đốc báo cáo tình hình công tác lĩnh vực mình phụ trách và bàn những công việc mà Giám đốc thấy cần trao đổi trong tập thể lãnh đạo Giám đốc (vào sáng thứ tư hàng tuần) Theo yêu cầu công việc, Giám đốc và các Phó Giám đốc có các cuộc họp chung để góp ý về nội dung các đề án trình Bộ Y tế và Chính phủ phê duyệt Trong trường hợp cần thiết hoặc khi Phó Giám đốc vắng mặt, Giám đốc trực tiếp xử lý công việc đã phân công cho Phó giám đốc. Việc phân công công việc giữa các phó Giám đốc có thể thay đổi theo quyết định của Giám đốc. II. Chiến lược và kế hoạch phát triển bệnh viện năm 2010 Về việc quy hoạch tổng thể phát triển bệnh viện Bạch Mai đến năm 2020 2.1..Mục tiêu phát triển a. Mục tiêu chung Xây dựng Bệnh viện Bạch Mai trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu hàng đầu của Việt Nam, có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Là cơ sở đào tạo thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học y tế khu vực phía Bắc, đào tạo tất cả các trình độ, đào tạo lại và hợp tác quốc tế. Đặng Ngọc Bảo Minh 8 Báo cáo tổng hợp 2.2.Các nội dung chủ yếu: a. Phát triển kỹ thuật chuyên môn - Tập trung phát triển những kỹ thuật cao để nâng cao chất lượng chữa bệnh và chăm sóc toàn diện - Siêu âm trong lòng mạch (IVUS), sửa thay van tim qua đường ống thông, tái đồng bộ cơ tim trong điều trị bệnh cơ tim, điều trị rung nhĩ bằng P.F siêu âm cản âm cơ tim ,siêu âm 4 chiều, siêu âm gắng sức với thảm chạy, điều trị suy tim bằng tế bào gốc - Triển khai kỹ thuật siêu âm tim Doppler màu để phát hiện các bệnh tim bẩm sinh sớm ở trẻ em và trẻ nhỏ, kỹ thuật siêu âm qua thóp trẻ sơ sinh và siêu âm phát hiện tạo không xâm nhập tại nhà. - Phát triển các kỹ thuật nội soi và vi phẫu thuật trong chuyên khoa Tai mũi họng như: Mổ nội soi mũi xoang, vi phẫu thuật phục hồi giọng nói, sức nghe… - Phát triển kỹ thuật nội soi can thiệp trong bệnh lý tiêu hoá: tiêm xơ giãn tĩnh mạch phình vị bằng histoacrryl trong xơ gan, phát hiện ung thư dạ dày sớm và điều trị bằng cắt niêm mạc qua nội soi, lấy sỏi đường mật qua nội soi mật tuỵ ngược dòng và đặt stent - Kỹ thuật sinh thiết gai rau ở quý đầu than nghén nhằm phát hiện và xử lý sớm các bất thường: xét nghiệm PCR và FISH chẩn đoán các bệnh di truyền phân tử, điều trị vô sinh do tắc vòi trứng, dính buồng tử cung, không phóng noãn; phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi ổ bụng, chẩn đoán và điệu trị bệnh lý nội mạc tử cung bằng nội soi buồng tử cung; thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng lọc rửa. - Phát triển phẫu thuật nội soi chẩn đoán và điều trị, phẫu thuật ghép cơ quan, ứng dụng người máy trong phẫu thuật. Ứng dụng rộng rãi phẫu thuật cột sống bằng công nghệ laser và nội soi. Về sọ não: can thiệp mạch, mổ lấy u bằng siêu âm. Thực hiện các phẫu thuật thay van tim, động mạch vanh, ghép các tạng như thận, gan… - Triển khai các kỹ thuật điện não đồ vi tính và video, siêu âm doppler mạch máu ngoài sọ xuyên sọ, lọc huyết tương trong điều trị bệnh Guillain Barre và bệnh miễn dịch khác, can thiệp mạch não trong điều trị dị dạng mạch não, tắc mạch não, điều trị laser trong thoát vị đĩa đệm, điện cơ và điện thế kích thích. - Chẩn đoán loãng xương (Mật độ xương, bone markers) xét nghiệm ELIZA tìm kháng thể CCP, tự kháng thể anti SSA và anti SSB, thủ thuật đổ xi măng đốt sống, sử dụng tế bào nguồn để điều trị viêm khớp dạng thấp. - Test kích thích phế quản với methancholine trong chẩn đoán hen phế quản, định lượng IgE đặc hiệu với một số dị nguyên thường gặp, tính tỷ lệ các dòng tế bào Lympho T (CD3, CD4, CD8…) - Nghiên cứu, điều trị và phòng chống dịch bệnh mới, nguy hiểm như cúm A H5N1, HIV/AIDS: kỹ thuật sinh thiết da để tìm tế bào nấm marneffei, chọc hút và sinh thiết tuỷ xương để chẩn đoán MAC, Leismania trên bệnh nhân HIV/AIDS - Phẫu thuật đục thuỷ tinh thể bằng phương pháp phaco, điều trị các bệnh khúc xạ bằng Laser Eximer - Triển khai nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại vào điều tị bệnh nhân ngộ độc: Thay huyết tương, lọc máu liên tục, lọc máu ngắt quãng Đặng Ngọc Bảo Minh 9 Báo cáo tổng hợp - Triển khai kỹ thuật siêu lọc máu, thẩm tách siêu lọc máu, lọc huyết tương, thẩm tách siêu lọc máu tĩnh – tĩnh mạch - Hoàn thiện việc xây dựng, lắp đặt, đưa vào hoạt động các thiết bị của Trung tâm xạ trị bằng máy gia tốc LINAC và máy xạ phẫu GAMMA KÌNE, máy SPECT 1 đầu SPECT 2 đầu, SPECT-CT hệ thống PET, PET-CT, sử dụng các kháng thể đơn dòng trị liệu ung tư - Triển khai kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính 64 dãy (MSCT 64): chụp MSCT mạch vành, mạch não, mạch chủ, mạch chi. Chụp các khối u và tưới máu u MSCT, tưới máu não MSCT. Chụp cộng hưởng từ mạch vành, mạch chi, cộng hưởng từ chức năng, triển khai rộng các kỹ thuật can thiệp thần kinh nhất là điều trị phình mạch não với sử dụng các loại coils mới, đặt stent mạch não, điều trị các túi phình cổ rộng. Số hoá DR toàn bộ hệ thống Xquang và nối mạng toàn bộ hệ thống (PACS), PET-CT - Triển khai kỹ thuật miễn dịch định lượng Hormon GH, Androgen, Cytokin và định lượng một số thuốc trong điều trị: tiến tới xây dựng labo sinh học phân tử gồm nhiều kỹ thuật hiện đại như: Các kỹ thuật về acid. Nucleic, kỹ thuật PCR phục vụ lâm sàng và nghiên cứu khoa học - Phát triển kỹ thuật hoá mô miễn dịch 50 dấu ấn năm 2007 lên 200 dấu ấn năm 2010 và cập nhật với các nước phát triển năm 2020 cho mọi định vị tổn thương, phát triển chuỗi liên hoàn chẩn đoản tinh dịch, chọc mào tinh, tinh hoàn trong vô sinh và bệnh của hai định vị này; thực hiện kỹ thuật đo đếm tế bào qua máy tiến tới thực hiện nuôi cấy tế bào và hiển vi điện tử học - Triển khai kỹ thuật định danh vi khuẩn, làm kháng sinh đó trên máy định danh vi khuẩn tự động (Phoenix), kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh học các bệnh ký trùng (Amibe, sán lá gan…) kỹ thuật PCR trong chẩn đoán căn nguyên vi sinh vật, kỹ thuật định lượng vi rút theo dõi điều trị viêm gan virút B,V và HIV/AIDS b. Quy mô giường bệnh Quy mô giường bệnh đến năm 2020: 3.500 (ba nghìn năm trăm) giường điều trị nội trú 2.3.Tổ chức thực hiện a. Giai đoạn 2007 đến 2020 - Kiện toàn bộ máy tổ chức, định biên nhân lực cho các đơn vị trong toàn bộ Bệnh viện - Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật quản lý cho đội ngũ cán bộ Bệnh viện thông qua việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo - Thực hiện xã hội hoá trong việc đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phục vụ người bệnh - Bổ sung giường điều trị nội trú theo từng giai đoạn đến năm 2020 đạt 2.000 giường điều trị nội trú giúp giảm tình trạng quá tải của Bệnh viện - Cải tạo và nâng cấp Viện tim mạch giai đoạn 2007-2009 - Cải tạo, nâng cấp Khoa khám bệnh, khoa Y học hạt nhân và điều trị ung bướu -Xây dựng toà nhà 15 tầng làm khu di dân tại khu vực giáp ranh nhà C7 Viện huyết học và truyền máu Đặng Ngọc Bảo Minh 10 Báo cáo tổng hợp - Xây dựng Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và khu điều trị ban ngày + khách sạn Bệnh viện tại khu vực Trạm lao của Bệnh viện - Xây dựng kho xưởng – y học thực nghiệm, nhà ở cho sinh viên, người nhà bệnh nhân - Xây dựng trung tâm y tế Quốc tế Bạch Mai, quy mô 500 giường với các trang thiết bị y tế hiện đại từ nguồn vốn xã hội háo - Thành lập Trung tâm Y học hạt nhân và điều trị ung bướu, trung tâm chẩn đoản hình ảnh, trung tâm thần kinh, trung tâm dị ứng – MDLS, trung tâm cấp cứu, trung tâm điều trị tích cực, phòng quản lý thông tin và nghiên cứu khoa học, khoa sơ sinh, Khoa chấn thương chỉnh hình, Khoa dược lâm sàng theo Điều lệ Bệnh viện hạng đặc biệt đã được Bộ y tế phê duyệt - Nâng cấp Trường Trung học y tế Bạch Mai thành Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai - Hoàn thành dự án tăng cường năng lực đào tạo Bệnh viện Bạch Mai cho các Bệnh viện tuyến tỉnh - Hoàn thành dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và quản lý chuyên môn bệnh viện - Tăng cường công tác quản lý kinh tế y tế, vận dụng nghị định 43 về tự chủ tài chính phù hợp, tăng thu ngân sách để từng bước cải thiện đời sống cán bộ, viên chức. b. Giai đoạn 2011-2020 - Kiện toàn bộ máy tổ chức, tiếp tục phát triển nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển Bệnh viện quy mô 3.500 giường - Xây dựng khu A và khu hành chính để quy hoạch khu hành chính và khu điều trị 500 giường bệnh - Xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện tại Khu Sài Đồng - Quận Gia Lâm – Hà Nội với quy mô 1000 giường - Thành lập một số Trung tâm/Khoa/Phòng mới như: trung tâm hô hấp, Trung tâm tiêu hoá, Trung tâm thận tiết niệu, Trung tâm Cơ xương khớp, Trung tâm nội tiết- ĐTĐ Trung tâm Truyền nhiễm và một số Trung tâm, khoa, phòng khác… khi hội đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Bệnh viện trở thành một Trung tâm y học hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới với cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ chuyên gia sâu về các lĩnh vực chuyên môn, trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ 2.4. Vỡ bệnh viện là dịch vụ công nên quy trình sản xuất được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau đây: Công tác khám chữa bệnh 2.4.1.Kết quả hoạt động chuyên môn Các hoạt động về lâm sàng và cận lâm sàng đều tăng so với năm 2009 - Số bệnh nhân đến kham: 717.961 (tang 9,1%) - Số bệnh nhân nội trú: 95.824 (tăng 5,3%) - Tổng số ngày điều trị: 1.117.139 (tăng 6,3%) - Tỷ lệ sử dụng giưởng bệnh: 157,5% (giảm 6%) - Ngày điều trị trung bình: 11,4 (giảm 0,5 ngày) - Tỷ lệ tử vọng: 0,57% (giảm 0,05%) Đặng Ngọc Bảo Minh 11 Báo cáo tổng hợp - Tổng số xét nghiệm: sinh hoá 4.396.715 (tăng 12%). huyết học: 2.292.634 (tăng 18,51%), vi sinh: 717.954 (tăng 2,49%) - Tổng số siêu âm: 234.407 (tăng 14,2%) - Nội soi: 56.181 (tăng 16,9%) - Chụp CT, MRI: 68.851 ca (tăng 7,33%) - Tổng số phẫu thuật: 10.209 (tăng 7,68%) 2.4.2.Các hoạt động nâng cao chất lượng KCB a. Triển khai ứng dụng kỹ thuật mới: Năm 2010, nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại tiếp tục được áp dụng có hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân như: - Thay thế huyết tương cho bệnh nhân ngộ độc - Tế bào gốc điều trị nhồi máu cơ tim - Lọc máu hấp thụ kết hợp với thận nhân toạ điều trị một số bệnh nhân nặng: ngộ độc cấp nặng, sốc nhiễm khẩu, viêm tuỵ cấp, suy đa tạng - PEC/CT trong chẩn đoán ung thư sơm - Xạ trị điều biến liều bằng máy gia tốc - Phẫu thuật cần nối chủ vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể - Nút phình động mạch não - Điều trị thử nghiệm tế bào gốc tự thân từ tuỷ xương cho bệnh nhân suy tim nặng sau nhồi máu cơ tim - Kỹ thuật trao đổi oxy qua màng (ECMO)’ Vi Việc áp dụng các kỹ thuật mới đã góp phần không nhỏ trong việc cứu sống các bệnh nhân nặng và hiểm nghèo - Tháng 1/2010: bệnh viện đã cấp cứu một sản phụ mắc cúm A-H1N1/thai 39 tuần trong tình trạng rất nặng. Với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa và chuyên gia nước ngoài, sử dụng các phương tiện hiện đại, các kỹ thuật mới, sản phụ và cháu bộ đã được cứu sống - Tháng 3/2010 BV cứu sống một BN nhiễm cúm A-H5N1 trong tình trạng nặng, nguy kịch - Tháng 9/2010: bằng phương pháp thở máy H.F.O, bệnh viện cứu sống một trẻ sơ sinh nặng 700 gram Đây là những thành tích rất đáng trân trọng và tự hào, đã được báo đài hết lời khen ngợi. b. Các hoạt động nâng cao chất lượng KCB Để thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuyên môn, triển khai kỹ thuật mới, ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoản và điều trị, rút ngắn ngày điều trị trung bình, giảm tình trạng quá tải, bệnh viện đã: - Thành lập Tiểu ban kiểm tra giám sát chất lượng chuyên mô và HSBA, với sự tham gia của các Giáo sư, phó giáo sư đã nghỉ quản lý. Tiểu ban hoạt động theo kế hoạch hàng tháng, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn và bình bệnh án tại các đơn vị. - Triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với mục tiêu thực hiện chính sách chất lượng: “An toàn - hiệu quả Cải tiến liên tục – Phát triển bền vững” 15 đơn vị trong bệnh viện đã được tổ chức QUACERT công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Đặng Ngọc Bảo Minh 12 Báo cáo tổng hợp - Thành lập các đơn vị kỹ thuật cao: đơn vị gen trị liệu, đơn vị thử nghiệm lâm sàng, ghép tạng, xây dựng đề án Trung tâm tim mạch trẻ em, Trung tâm ung bướu trong khối nhà kỹ thuật 21 tầng - Tổ chức đều đặn các buổi giao ban hàng tháng của các lãnh doạ đơn vị với những chủ đề thiết thực, góp phần hỗ trợ công tác chuyên môn cũng như quản lý bệnh viện - Tổ chức các buổi hội chẩn liên viện, liên khoa đạt kết quả tốt, hiệu quả cao. Đặc biệt các buổi hội chẩn về ung bướu, các bệnh phổi…. đã tập hợp được trí tuệ của nhiều chuyên khoa trong và ngoài bệnh viện được các bệnh viện và Bộ Y tế đánh giá cao. - Tổ chức tốt 2 đợt tự kiểm tra bệnh viện và được đồn phúc tra của Bộ Y tế về đánh giá bệnh viện đạt tiêu chuẩn bệnh viện xuất sắc toàn diện năm 2010 * Thực hiện tốt chỉ thị 06/2007 CT-BYT ngày 7/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chống quá tải * Tổ chức lại hoạt động Khoa khám bệnh - Không ngừng cải tiến quy trình KCB bảo đảm hợp lý, đơn giản, thuận tiện, tránh phiền hà cho người bệnh - Thực hiện quy trình “một cửa” giúp người bệnh thuận tiện trong công tác KCB - Bố trí đội ngũ hướng dẫn tận tình chu đáo, phát tờ rơi hướng dẫn, tổ chức tư vấn công khai cho người bệnh về các dịch vụ y tế của bệnh viện - Xây dựng Khoa khám bệnh điểm: để giảm tình trạng quá tải hiện nay, được sự đồng ý của bộ y tế bệnh viện đã xây dựng và thực hiện đề án Khám chữa bệnh ngày nghỉ tại Khoa khám bệnh phục vụ cho mọi đối tượng có nhu cầu bao gồm người có BHYT, người không có BHYT - Cải tạo mở rộng thêm 36 phòng khám tại khoa khám bệnh, đưa tổng số phòng khám tại đây lên 70 phòng - Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh và quản lý tài chính * Xây dựng và mở rộng thêm các đơn vị - Tiến hành cải tạo và mở rộng thêm KKB, Viện tim mạch, Khoa truyền nhiễm.. - Tiến hành di dân giải phòng mặt bằng để có thể mở rộng cơ sở vật chất cho hoạt động KCB, * Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổ chức - Nâng cao trách nhiệm của trưởng đơn vị trong việc giám sát thường xuyên các hoạt động của từng ĐV - Quản lý trang thiết bị vật tư y tế theo hướng tập trung - Cải tiến công tác quản lý dược, đặc biệt công tác đấu thầu thuốc Thực hiện chương trình số 527/Ctrr-BYT ngày 18/6/2009 của bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh BHYT - Tập huấn cho gần 1.500 CBCC trong bệnh viện về luật BHYT, cung cấp hệ thống văn bản thực hiện luật BHYT cho lãnh đạo các đơn vị - Nghiên cứu cải cách thủ tục hành chính cho bệnh nhân BHYT nội trú - Sửa đổi, nâng cấp phần mềm quản lý viện phí cho BN nội trú, ngoại trú phù hợp với Luật BHYT Đặng Ngọc Bảo Minh 13 Báo cáo tổng hợp - Tổ chức triển khai tiếp nhận xử lý thông tin các ý kiến của người bệnh qua hòm thư góp ý và đường dây nóng. Thiết lập bộ phận tiếp dân giải quyết kịp thời thắc mắc, khiếu nại của người bệnh - Làm băng rĩn, tờ rơi tuyên truyền ngày thực hiện luật BHYT - Tập huấn Luật khám chữa bệnh cho 1.700 CBCC bệnh viện - Bệnh viện đã được bộ y tế tặng bằng khen vì thành tích triển khai BHYT 2.4.3.Công tác dược Trong năm 2010, bệnh viện tiếp tục đôn đốc việc thực hiện chỉ thị 05 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện. Công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc, bình bệnh án, đơn thuốc hoạt động đều đặn đạt hiệu quả - Hội đồng đấu thầu thuốc cung ứng đầy đủ thuốc điều trị và hoá chất sinh phẩm, đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân với danh mục và giá cả ổn định - Cải tiến công tác đấu thầu thuốc đảm bảo: đúng luật, đáp ứng nhu cầu điều trị. Thuốc trúng thầu: có chất lượng, giá thành hợp lý. Côngv ty trúng thầu: có uy tín - Công tác pha chế thuốc được tiến hành đều đặn với đầy đủ chủng loại. Kiểm nghiệm 100% các loại thuốc được pha chế - Công tác cấp phát thuốc được tiến hành đúng quy chế chuyên môn. Triển khai phòng phát thuốc ARV và thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội tại phòng khám ngoại trú khoa trú khoa truyền nhiễm - Xây dựng hệ thống nhà thuốc bệnh viện do khoa Dược quản lý bước đầu đã đạt kết quả khả quan, đáp ứng được nhu cầu của người bệnh cũng như mong muốn và nguyện vọng của VBVC bệnh viện 2.4.4.Công tác y tá điều dương Công tác chăm sóc người bệnh là nhiệm vụ trọng tâm và được đặt lên hàng đầu, mọi hoạt động của y tá điều dưỡng đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh Phòng Điều dưỡng trưởng thường xuyên xuống các Viện/TT/Khoa để kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác chuyên môn điều dưỡng và trật tự vệ sinh bệnh phòng. Duy trình hoạt động giao ban điều dưỡng cũng như triển khai các hoạt động liên quan. - Phối hợp với Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng giám sát việc cung cấp suất ăn bệnh lý đến tận giường cho người bệnh, hàng tháng tổ chức sinh hoạt màng lưới điều dưỡng với TT dinh dưỡng và Công ty Trường Sinh - Phối hợp với Khoa CNK kiểm tra, giám sát công tác nhiễm khuẩn bệnh viện, đảm bảo nhu cầu thiết yếu về hoá chất khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, máy móc, chăn ga và quần áo cho người bệnh. - Phối hợp với phòng Hành chính quản trị, công ty vệ sinh ICT, Hoàn Mỹ, Nam An giám sát đảm bảo vệ sinh bệnh phòng trong bệnh viện - Phối hợp với các đơn vị trong bệnh viện tổ chức Hội thảo, hướng dẫn tham quan cũng như mở các khó đào tạo cho 699 đại biểu và học viên 2.4.5.Công tác dinh dưỡng - Tháng 3/2010 Bộ y tế quyết định thành lập Dự án Hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Bạch Mai Đặng Ngọc Bảo Minh 14 Báo cáo tổng hợp - Tháng 6/2010 Bệnh viện thành lập Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng - Trong năm trung tâm dinh dưỡng lâm sàng đã xây dựng được 100 chế độ ăn bệnh lý và phục vụ chế độ tại giường bệnh, thực đơn cho người bệnh luôn được cải tiến và đổi mới. Hiện nay, số bệnh nhân được cung cấp suất ăn trung bình là > 900 BN/ngày. Khoa dinh dưỡng kiểm tra, giám sát chế độ ăn chặt chẽ từ nguồn nguyên liệu nhập vào đến khâu chế biến, phân phát thức ăn tại trung tâm dịch vụ của bệnh viện - Cung cấp nước sôi cho người bệnh, cung cấp xuất ăn từ thiện cho bệnh nhân nghèo - Tư vấn dinh dưỡng cho 895 người thuộc nhóm đối tượng: trẻ em suy dinh dưỡng, bệnh nhân đái tháo đườn, béo phì, tim mạch, rối loạn mỡ máu. Tổ chức đào tạo 04 lớp dinh dưỡng lâm sàng cho các bác sĩ và điều dưỡng với số học viên tham gia 1.104 người - Thành lập Hội đồng dinh dưỡng trong bệnh viện hoạt động tích cực có hiệu quả 2.4.6.Công tác chống nhiễm khuẩn - Trong năm qua khoa chống nhiễm khuẩ đã có bước chuyển biến mới: tổ chức lại cơ cấu các tổ nhóm, xây dựng quy trình làm việc, cơ chế kiểm soát, phối hợp vì vậy công tác chống nhiễm khuẩn đã được những thành tích đáng khích lệ - Đã điều chỉnh, bổ sung Hội đồng và mạng lưới KSNK của bệnh viện, duy trì hoạt động của màng lưới CNK 1 lần/tháng, tổ chức giám sát cắt ngang NKBV trong toàn bệnh viện, xây dựng quy trình kiểm soát vết mổ, xây dựng và hoàn thiện các quy trình chuyên môn theo ISO: quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế, quy trình quản lý đồ vải, quy trình giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện… - Triển khai đóng bộ dụng cụ và quản lý dụng cụ tập trung tại Viện tim mạch, nâng tỷ lệ quản lý dụng cụ tập trung lên 95% 2.4.7.Công tác phòng chống dịch bệnh - Được sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch các đơn vị chuẩn bị tích cực công tác phòng chống dịch với nòng cốt là khoa Truyền nhiễm, khoa Chống nhiễm khuẩn - Trong năm bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 25 bệnh nhân mắc bệnh dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm - Phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trung tâm phòng dịch Hà Nội giám sát bệnh dịch sốt xuất huyết, dịch cúm A-H5N1, cúm A-H1N1 và bệnh tay chân miệng… không để dịch xảy ra lây lan trong bệnh vienj - Xây dựng kế hoạch và tiếp nhận điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết. Phát hiện và điều trị thành công các bệnh nhân nhiễm trùng do liên cầu lợn ở người, đặc biệt có bệnh nhân nhiễm trùng huýet nặg, suy hô hấp. 2.4.8.Công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ thông tin * Nghiên cứu khoa học: - Duy trì đều đặn các buổi sinh hoạt khoa học và hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và nước ngoài - Trong năm 2010, Hội đồng Khoa học bệnh viện đã phê duyệt 148 đề tài cấp cơ sở, nghiệm thu 80 đề tài cấp cơ sở, 4 đề tài cấp Bộ (nghiệm thu cấp cơ sở). Phối hợp với các đơn vị đề xuất 2 đề tài cấp Nhà nước, 31 đề tài cấp bộ cho vụ KHĐT Bộ y tế và Bộ KHCN Đặng Ngọc Bảo Minh 15 Báo cáo tổng hợp - Tổ chức Hội thảo kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ TP. Hà Nội cấp cơ sở để chọn ra 17 kỹ thuật chính thức và 3 kỹ thuật dự bị để tham gia hội thảo liên Viện lần thứ 24 2.4.9.Công tác đào tạo * Đào tạo chính quy sau đại học - Hoàn thiện đề án “Đào tạo chính quy sau đại học hệ thực hành của bệnh viện Bạch Mai: đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt về việc giao nhiệm vụ thí điểm đào tạo Bác sĩ CKI, CKII và bác sĩ nội trú cho BV Bạch Mai - Tháng 11/2010 Bệnh viện đã tổ chức tuyển sinh BSCKI, BSCKII, và Bác sĩ nội trú khó I năm 2010 và đã được Bộ Y tế công nhận danh sách trúng tuyển * Công tác đào tạo lại - Phối hợp với đơn vị tổ chức tập huấn 1.760 người là bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, dược sỹ và các đối tượng khác về “Hướng dẫn phác đồ điều trị tả” của Bộ Y tế - Tập huấn Luật khám chữa bệnh cho 1.800 CBCC. Tập huấn phòng chống phơi nhiễm HIV trong bệnh viện cho 230 người - Tổ chức 03 lớp tập huấn về công tác ứng xử, tập huấn công tác Dược, công tác KHTH 2.4.10.Công tác chỉ đạo tuyến và triển khai đề án 1816 * Công tác chỉ đạo tuyến: - Trong năm 2010, Bệnh viện đã mở được 130 lớp đào tạo trong bệnh viện và tại các tỉnh thành cho 2.350 học viên. Đào tạo kèm cặp (không theo lớp) tại Bệnh viện Bạch Mai cho 488 học viên - Thực hiện tốt công tác quản lý bệnh nhân chuyển tuyến - Tổ chức 70 chuyến công tác với sự tham gai của 403 cán bộ tham gia thực hiện nhiệm vụ tư vấn phát triển chuyên môn kỹ thuật - Tổ chức 58 cuộc hội thảo tại các tỉnh nhằm xác định các kỹ thuật chuyển giao và đánh giá kết quả chuyển giao kỹ thuật * Thực hiện đề án 1816 - Năm 2010 bệnh viện tiếp tục thực hiện QĐ số 1816/QĐ-CP ngày 26/05/2008 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng KCB từng bước khắc phục tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Kết quả đạt được như sau: + Tổng số CBLP: 106, với 91 nội dung hỗ trợ cho 19 bệnh viện của 11 tỉnh + Tổng số lớp tập huấn, đào tạo: 108 lớp + Số cán bộ được đào tạo: 8.167 + Số kỹ thuật được chuyển giao: 151 + Tổng số BN được khám và ĐT trực tiếp: 40.660 + Số ca phẫu thuật, thủ thuật, xét nghiệm: 4.958 + Tư vấn, giúp đỡ thành lập 21 phòng/đơn nguyên cho các kỹ thuật/thủ thuật được chuyển giao - Việc thực hiện đề án 1816 đã đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh được chẩn đoán và điều trị với các kỹ thuật cao, đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu - Với cán bộ y tế tuyến dưới: Đề án 1816 là cơ hội làm việc, trao đổi kinh nghiệm và học tập nâng cao trình độ chuyên môn ngay tại cơ sở làm việc Đặng Ngọc Bảo Minh 16 Báo cáo tổng hợp * Triển khai các hoạt động thuộc Đề án bệnh viện Vệ tinh của bệnh viện Bạch Mai - Hoàn thành đánh giá thực trạng các BVVT trước khi triể khai các hoạt động can thiệp - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Ban điều hành đề án, Ban quản lý đề án và văn phòng đề án BV vệ sinh tại BV Bạch Mai và 8 BV vệ tinh - Xây dựng và hoàn thiện nội dung 4 dự án thuộc đề án - Triển khai các hoạt động trọng điểm thuộc đề án: Xây dựng các phác đồ chẩn đoán và điều trị chuẩn, chương trình và giáo trình đào tạo, tổ chức các hội nghị, hội thảo, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn về chuyên môn, quản lý tại các BVVT - Tổ chức ra mắt câu lạc bộ BV vệ tinh và thống nhất kế hoạch hoạt đông của câu lạc bộ 2.4.11.Công tác tổ chức cán bộ - Đáp ứng nhu cầu nhân lực về số lượng cũng như chất lượng, phấn đấu đạt tỷ lệ BS/YTĐ=1/2,5 theo quy định của Bộ Y tế, bệnh viện hoàn thành định biên nhân lực của các Viên/Trung tâm/Khoa /Phòng - Xây dựng Đề án thành lập một số Trung tâm mới như: TT Dị ứng và MDLSS, TT dinh dưỡng lâm sàng, Đơn vị quản lý dự án, phòng NCKH và CNTT, Phòng đối ngoại và HTQT… - Tổ chức thành công đợt thi tuyển viên chức cho 118 cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc, quy định của Nhà nước. Làm thủ tục bổ nhiệm 14 cán bộ lãnh đạo quản lý tại các đơn vị. Cử 136 cán bộ có đủ điều kiện dự thi nghiên cứu sinh, BSCKI – II và hình thức đào tạo khác - Tổ chức thành công lớp quy tắc ứng xử cho hơn 600 CB tham gia, hoàn thành khó học Quản lý bệnh viện cho hơn 600 cán bộ lãnh đạo các đơn vị - Giải quyết nâng lương thường xuyên cho 576 cán bộ, nâng lương sớm cho 60 cán bộ, vượt khung cho 199 cán bộ. Hoàn thành thủ tục cấp thẻ BHYT cho toàn thể CBVC của bệnh viện. Hoàn tất thủ tục hưu trí cho 36 cán bộ hưu, giải quyết 201 trường hợp thai sản và ốm dài ngày. Giải quyết các chế độ phụ cấp chống dịch cho các cán bộ tham gia chống dịch… - Kịp thời động viên khen thưởng các tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác. Hội đồng thi đua khen thưởng bệnh viện xét tặng cho 151 cá nhân bằng khen bộ trưởng bộ Y tế, 06 tập thể và 05 cá nhân xét tặng bằng khen của TTCP, 04 tập thể và 06 cá nhân xét tặng Huân chương lao động. - Hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Bệnh viện Bạch Mai, Hội đồng thi đua, khen thưởng bệnh viện đã xét trình Nhà nước tặng Huân chương Sao vàng cho BV Bạch Mai, Huân chương Độc lập hạng ba cho Công đoàn BV, Huân chương Lao động hạng nhất, Nhỡ, Ba cho 11 tập thể và 13 cá nhân, Bằng khen của TTCP cho 08 tập thể và 20 cá nhân Công tác đề án 1816 của Bệnh viện trong năm hoạt động có hệu quả cao được Bộ trưởng Bộ y tế tặng Bằng khen cho tập thể CBVC bệnh viện Bạch Mai và các cá nhân có thành tích xuất sắc 2.4.12.Công tác hợp tác quốc tế - Năm 2010, Bệnh viện đã làm thủ tục đã đón tiếp 110 đoàn khách quốc tế hơn 500 khách đến thăm quan, trao dổi hợp tác, tổ chức hội thảo, đào tạo, chuyển giao công nghệ Đặng Ngọc Bảo Minh 17 Báo cáo tổng hợp - Bệnh viện đã tổ chức thành công nhiều hội thảo thành công nhiều Hội thảo quốc tế với quy mô lớn: Hội nghị về cấp cứu nhi khoa và sơ sinh, ứng dụng YHHN trong ung thư, tim mạch, chống độc, nội tiết… - Ký kết hợp tác với Bệnh viện thuộc Trung tâm Y tế Quốc tế Toàn cầu Nhật bản về phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh ở Việt Nam. Đến nay đã tiến hành phẫu thuật thành công cho 4 bệnh nhân lứa tuổi từ 5 đến 17 tuổi - Hợp tác với tổi chức LIEN AID về dự án cải thiện chất lượng nước sinh hoạt tại toà nhà A9 Bệnh viện Bạch Mai. Trị giá dự án là 160.000 đô la singapore - Hợp tác Mỹ về bệnh lý gan ở Việt Nam; hợp tác với JICA về Dự án Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống khám chữa bệnh; hợp tác với trường Đại học Boston (Mỹ) về dinh dưỡng lâm sàng 2.4.13.Công tác xây dựng cơ bản Bệnh viện đã triển khai theo kế hoạch một số hạng mục xây mới và sửa chữa cải tạo như sau: - Thành công trong việc giải phóng mặt bằng khu Trạm lao - Chỉnh trang ngoại cảnh khuôn viên bệnh viện: vườn hoa, cây cảnh, các hạng mục xung quanh nhà P - Đưa vào sử dụng nhà lưu trú cho bệnh nhân nghèo - Hoàn thiện dự án Áo nâng cấp Viện Tim mạch - Xây dựng đài phun nước, công và tường rào bệnh viện - Triển khai dự án xây dựng TT Ung bướu và TT tim mạch Trẻ em 21 tầng - Cải tạo và sửa chữa khoa CNK, TT YHHN và UB, TT dị ứng và MDLS, TT đào tạo và chỉ đạo tuyến, trường Trung học y tế, khoa khám bệnh 2.4.14.Công tác trang thiết bị vật tư y tế - Tổ chức tiếp nhận, lắp đặt và hướng dẫn các đơn vị sử dụng toàn bộ các trang thiết bị của các chương trình viện trợ và trang thiết bị bằng vốn ngân sách Nhà nước trị giá hơn 30 tỷ đồng. - Sửa chữa trên 500 lượt máy bao gồm: máy x quang, máy thở, máy hút, máy siêu âm, nội soi, các máy ở khu vực chống nhiễm khuẩ… - Theo dõi bảo trì sửa chữa lớn: máy CT, máy chụp mạch, một số máy xét nghiệm… - Kiểm tra trực tiếp bảo dưỡng định kỳ hơn 200 lượt TTBYT, đảm bảo trên 90% các mát hoạt động tốt. - Bảo dưỡng định kỳ và giám sát hơn 2000 máy điều hoàn nhiệt độ cho toàn bệnh viện 2.4.15.Công tác quản lý kinh tế y tế Năm 2010, bệnh viện hoạt động trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn: lạm phát gia tăng, ngân sách Nhà nước cắt giảm: giảm 37% so với năm 2009 (tương đương hơn 10 tỷ đồng), trong khi giá viện phí chưa được điều chỉnh, tiền lương tối thiểu tăng 12,3% làm tổng chi tiền lương và các khoản đúng gốp theo lương của BV trong năm tăng hơn 17 tỷ đồng Năm 2010, BV triển khai hàng loạt các hoạt động mới nhằm phục vụ bệnh nhân tốt hơn tăng nguồn thu cho bệnh viện, cải tiến phúc lợi cho đội ngũ CB ngành Y tế và người bệnh như: Xây dựng và đưua vào vận hành nhà lưu trú cho bệnh nhân Đặng Ngọc Bảo Minh 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan