Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiến thức, thái độ của các bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh tiêu chảy đ...

Tài liệu Kiến thức, thái độ của các bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh tiêu chảy đang điều trị tại khoa nội tổng hợp bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2022

.PDF
68
1
133

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐINH THỊ LOAN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI BỊ BỆNH TIÊU CHẢY ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nam Định - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐINH THỊ LOAN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI BỊ BỆNH TIÊU CHẢY ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 Ngành: Điều dưỡng Mã số: 7720301 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. NGUYỄN MẠNH DŨNG Nam Định - 2022 i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian tìm hiểu học tập với nhiều sự giúp đỡ, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với chuyên đề: “Kiến thức, thái độ của các bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh tiêu chảy đang điều trị tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2022”. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo và toàn thể thầy cô Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin cảm ơn đến thầy Nguyễn Mạnh Dũng người trực tiếp hướng dẫn em, cảm ơn thầy đã tận tình dìu dắt, dành nhiều thời gian để hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình làm khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên của bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ và tạo điều kiện tốt để em có thể hoàn thành quá trình học tập và luôn cố gắng động viên em những lúc khó khăn. Em xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày … tháng … năm 2022 Sinh viên Đinh Thị Loan ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề: “Kiến thức, thái độ của các bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh tiêu chảy đang điều trị tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2022” là một đánh giá độc lập của bản thân không có sự sao chép của người khác. Chuyên đề này là một trong những sản phẩm mà tôi đã nỗ lực nghiên cứu đánh giá trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại Bệnh viện, trong quá trình viết bài có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Mạnh Dũng – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan nếu có vấn đề gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nam Định, ngày … tháng … năm 2022 Sinh viên Đinh Thị Loan iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 MỤC TIÊU ............................................................................................................. 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................... 4 1.1.1. Định nghĩa bệnh tiêu chảy ....................................................................... 4 1.1.2. Phân loại về tiêu chảy .............................................................................. 4 1.1.3. Dịch tễ học .............................................................................................. 4 1.1.4. Hậu quả của tiêu chảy phân nước ............................................................ 9 1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng .......................... 10 1.1.6. Đánh giá mức độ mất nước.................................................................... 12 1.1.7. Điều trị .................................................................................................. 13 1.1.8. Chăm sóc .............................................................................................. 14 1.1.9. Phòng bệnh tiêu chảy ............................................................................ 18 1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................... 19 Chương 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 22 2.1. Thông tin về bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định ........................................................ 22 2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 22 2.3. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu .................................................... 23 2.4. Thiết kế nghiên cứu: ............................................................................................ 23 2.5. Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu ........................................................... 23 2.6. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 23 2.7. Tiến trình thu thập số liệu .................................................................................... 24 2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................. 24 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................... 25 iv Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 26 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng phỏng vấn ................................................. 26 3.2 Thực trạng kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh tiêu chảy ..... 29 3.3 Thực trạng thái độ của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh tiêu chảy..... 36 3.4 Phân loại kiến thức và thái độ chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ................................................................................................ 37 3.5 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh Tiêu chảy đang điều trị tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2022: ............................................................................... 38 3.6 Nguyên nhân các việc đã thực hiện được và chưa thực hiện được ............. 44 Chương 4. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ............................ 46 Chương 5. KẾT LUẬN ......................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT WHO Tổ chức Y tế Thế giới ORS Oresol TC Tiêu chảy TCC Tiêu chảy cấp SDD Suy dinh dưỡng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông NVYT Nhân viên y tế vi DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. Đánh giá mức độ mất nước .................................................................... 13 Bảng 1.2. Phác đồ điều trị B .................................................................................. 16 Bảng 3.1: Phân bố nhóm tuổi và dân tộc, đang nuôi con dưới 5 tuổi là con thứ mấy của bà mẹ ............................................................................................. 26 Bảng 3.2: Thông tin trẻ .......................................................................................... 28 Bảng 3.3: Kiến thức của bà mẹ về định nghĩa của bệnh tiêu chảy .......................... 29 Bảng 3.4: Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy ......... 29 Bảng 3.5: Kiến thức của các bà mẹ về dấu hiệu để đưa trẻ đến cơ sở y tế .............. 30 Bảng 3.6: Kiến thức của bà mẹ về đường lây của bệnh tiêu chảy ........................... 30 Bảng 3.7: Kiến thức của bà mẹ về hậu quả của bệnh tiêu chảy .............................. 30 Bảng 3.8: Kiến thức của bà mẹ về các loại nước uống khi trẻ bị tiêu chảy ............. 31 Bảng 3.9: Kiến thức của bà mẹ về các loại nước khi pha ORS ............................... 32 Bảng 3.10: Kiến thức của bà mẹ về cách pha dung dịch ORS ................................ 32 Bảng 3.11: Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu khi trẻ bị mất nước ........................... 32 Bảng 3.12: Kiến thức của bà mẹ về cách xử trí khi trẻ nôn khi cho uống Oresol .... 33 Bảng 3.13: Kiến thức của bà mẹ về thời gian sử dụng dung dịch ORS................... 33 Bảng 3.14: Kiến thức của bà mẹ về rửa tay cho trẻ ................................................ 33 Bảng 3.15: Kiến thức của bà mẹ về thời điểm ăn dặm của trẻ ................................ 34 Bảng 3.16: Kiến thức của bà mẹ về thói quen gây tiêu chảy cho trẻ ....................... 35 Bảng 3.17: Kiến thức của bà mẹ về phòng chống bệnh tiêu chảy ........................... 35 Bảng 3.18: Kiến thức của bà mẹ về các nguồn thông tin về bệnh tiêu chảy ............ 36 Bảng 3.19: Thái độ của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh tiêu chảy ......... 36 Bảng 3.20: Mối liên quan giữa nhóm tuổi mẹ với kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ. ....................................................................... 39 Bảng 3.21: Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ. ........................................................ 39 Bảng 3.22: Mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ với kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ. .............................................................. 40 vii Bảng 3.23: Mối liên quan giữa thu nhập trung bình/ tháng của mẹ với kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ. ....................................... 40 Bảng 3.24: Mối liên quan giữa yếu tố đang nuôi con dưới 5 tuổi là con thứ mấy với kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ. ................... 41 Bảng 3.25: Mối liên quan giữa nhóm tuổi mẹ với thái độ về chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ. .............................................................................. 41 Bảng 3.26: Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với thái độ về chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ. ................................................................... 42 Bảng 3.27: Mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ với thái độ về chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ. ....................................................................... 42 Bảng 3.28: Mối liên quan giữa thu nhập trung bình/ tháng của mẹ với thái độ về chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ. ............................................... 43 Bảng 3.29: Mối liên quan giữa yếu tố đang nuôi con dưới 5 tuổi là con thứ mấy với thái độ về cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ........................ 43 Bảng 3.30: Mối liên quan giữa kiến thức chung với thái độ chung về chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ. ....................................................................... 44 Biểu đồ 3.1: Phân bố trình độ học vấn của các bà mẹ ............................................ 27 Biểu đồ 3.2: Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ ......................................................... 27 Biểu đồ 3.3: Phân bố mức thu nhập trung bình/tháng của bà mẹ ............................ 28 Biểu đồ 3.4: Kiến thức của bà mẹ về tác dụng của dung dịch ORS ........................ 31 Biểu đồ 3.5: Kiến thức của bà mẹ về chế độ ăn uống của trẻ khi bị tiêu chảy......... 34 Biểu đồ 3.6: Phân loại kiến thức chung về chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ ...... 37 Biểu đồ 3.7: Phân loại thái độ tiêu chung về chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà mẹ ... 38 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đã và đang được quan tâm. Bệnh có tỷ lệ mắc cao và tương đối cao, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng cho trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hàng năm có khoảng 1,3 tỷ lượt tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Tại các nước đang phát triển và các nước nghèo tình trạng này còn nặng nề hơn, mỗi trẻ trung bình mắc 3,3 lượt tiêu chảy và có khoảng 4 triệu trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy trong mỗi năm. Chính vì thế chi phí y tế cùng với thời gian công sức của gia đình bệnh nhân đối với bệnh tiêu chảy là rất tốn kém. Vì vậy, tiêu chảy không những gây suy yếu tình trạng sức khoẻ, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ, mà còn là gánh nặng cho nền kinh tế của quốc gia và đe dọa cuộc sống hàng ngày của các gia đình. Nhận thức về tầm quan trọng như vậy, năm 1978 WHO đã phát động chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy mà đối tượng chính là trẻ em dưới 5 tuổi. Chương trình CDD (Control of Diarrahoeal Diseases) với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc do bệnh tiêu chảy gây ra. Trọng tâm của chương trình là dựa trên nền tảng bù dịch sớm bằng đường uống [1] [2]. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, bệnh TCC ở trẻ em vẫn còn khá phổ biến, trung bình mắc 2,2 triệu lượt/trẻ/năm. Năm 1982 chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy cấp quốc gia được triển khai và đi vào hoạt động với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ mắc bệnh. Cùng với việc quản lý chương trình CDD là các nghiên cứu khoa học về bệnh tiêu chảy trẻ em bao gồm quản lý bệnh nhân, khống chế dịch đường ruột, giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức thực hành của các bà mẹ trong việc chăm sóc, xử trí trẻ bị tiêu chảy, nước sạch và vệ sinh môi trưởng, an toàn vệ sinh thực phẩm [3]. Có nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu hậu quả của bệnh tiêu chảy gây ra trong đó biện pháp cung cấp cho bà mẹ những kiến thức đúng về tiêu chảy rất được chú trọng. Trong thời gian qua, nhiều chương trình tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhằm cung cấp cho bà mẹ những kiến thức để chăm sóc và phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ nhưng vẫn còn không ít bà mẹ chưa có kiến thức đúng về bệnh tiêu chảy như cho trẻ ăn kiêng trong quá trình bị bệnh, không biết cách sử dụng Oresol để bù nước điện giải nên dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến 2 sức khỏe của trẻ. Nghiên cứu Yasmin Mumtaz và cộng sự (2014), kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu mất nước: 40% bà mẹ không biết và 26% trả lời có bị mắt trũng là dấu hiệu duy nhất, trong khi 35% trả lời hai dấu hiệu là khát nước và niêm mạc môi, miệng khô [22]. Tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, trẻ nhập viện vì tiêu chảy chiếm tỷ lệ khá cao 30% và theo nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan (2010), 52% bà mẹ chưa biết cách cho trẻ uống ORS đúng, 40% bà mẹ có kiến thức chưa đúng về dinh dưỡng cho trẻ [4]. Vì vậy, để nâng cao kiến thức của bà mẹ trong chăm sóc và phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ của các bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh tiêu chảy đang điều trị tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Nhi tinh Nam Định năm 2022”. 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh Tiêu chảy đang điều trị tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2022. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của các bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh Tiêu chảy đang điều trị tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa bệnh tiêu chảy Theo tổ chức Y tế Thế giới: Tiêu chảy là đi ngoài 3 hoặc trên 3 lần trong ngày (24 giờ) phân lỏng hoặc nhiều nước [5]. Riêng đối với trẻ còn đang bú mẹ, phân có thể nhão hơn bình thrờng số lần có thể 3 - 4 lần, nhưng không phải là bệnh tiêu chảy. Đối với những trẻ này khi xác định bệnh tiêu chảy, thực tế là dựa vào số lần tiêu chảy tăng dần hoặc tăng mức độ phân lỏng kèm theo lời phàn nàn của bà mẹ cho là bất thường [6]. Đợt tiêu chảy: Là giai đoạn bắt đầu từ khi tiêu chảy trên 3 lần trong 24 giờ, cho đến ngày cuối cùng trong đó còn tiêu chảy trên 3 lần, ngày cuối cùng phải kế tiếp ít nhất là 2 ngày trẻ đi ngoài phân trở lại bình thường. Nên sau 2 ngày trẻ tiếp tục đi tiêu chảy lại trên 3 lần trong 24 giờ, thì phải đánh giá lại đợt mất nước và ghi nhận là đợt tiêu chảy mới [7]. 1.1.2. Phân loại về tiêu chảy Tiêu chảy cấp tính: Khởi đầu đột ngột, cấp tính kéo dài không quá 14 ngày (thường là dưới 7 ngày), phân lỏng hoặc toé nước, không thấy máu. Với trẻ ở trong tình trạng này, sự cần thiết phải bù ngay một lượng nước đã mất và một lượng nước dự phòng có thể mất tiếp theo do bệnh tiêu chảy cấp gây ra và được thực hiện sớm tại nhà [6]. Tiêu chảy kéo dài: Là tiêu chảy khởi đầu cấp tính, sau đó kéo dài tới 14 ngày hoặc lâu lơn nữra. Trong trường hợp này bà mẹ cần đưa con em của mình đến cơ sở y tế khám để xác định rõ nguyên nhân [5]. Hội chứng lỵ: Đây là tiêu chảy thấy có máu trong phân có thể kèm theo chất nhầy mùi, thường kèm theo triệu chứng sốt. Tốt nhất đưa đến cơ sở y tế để tìm căn nguyên gây bệnh và chọn phác đồ điều trị đặc hiệu [7] [8]. 1.1.3. Dịch tễ học 1.1.3.1 Đường lây truyền Các tác nhân gây tiêu chảy thường truyền bằng đường phân - miệng thông 5 qua thức ăn hoặc nước uống ô nhiễm, hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân đã nhiễm khuẩn gây bệnh. 1.1.3.2 Các yếu tố nguy cơ Các yếu tố vật chủ làm tăng tính cảm thụ với bệnh tiêu chảy: Tuổi: Trẻ dưới 2 tuổi hay bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 6-11 tháng (trẻ trong giai đoạn ăn sam). Tình trạng suy dinh dưỡng: trẻ SDD dễ mắc bệnh tiêu chảy với bệnh lại thường nặng, dễ gây tử vong. Tình trạng suy giảm miễn dịch: Trẻ bị sởi, bị AIDS thường tăng tính cảm thụ đối với bệnh tiêu chảy. Cơ địa: Trẻ đẻ non, đẻ yếu. Tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy + Trẻ không bú mẹ, ăn nhân tạo không đúng phương pháp. + Cho trẻ bú chai, vì chai và vú cao su rất khó rửa sạch. + Ăn sam sớm (trước 4 tháng), thức ăn để lâu. + Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. + Chế độ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống kém. + Để trẻ bò chơi ở vùng đất bẩn có dính phân người hoặc phân gia súc. + Không xử lý phân (nhất là phân trẻ nhỏ) một cách hợp vệ sinh. Tính chất mùa + Tiêu chảy do virus thường xảy ra vào mùa đông. + Tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra vào mùa hè. Các nhiễm khuẩn ngoài ruột cũng có thể gây tiêu chảy + Viêm phổi + Viêm tai giữa, viêm tai xương chũm. + Nhiễm trùng đường tiết niệu. Dùng kháng sinh bừa bãi + Trẻ dùng kháng sinh bừa bãi, nhất là các loại kháng sinh dùng bằng đường uống sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi cho cơ thể, gây nên tiêu chảy do loạn khuẩn [9]. 6 1.1.3.3 Tình hình mắc và tử, tử vong do bệnh tiêu chảy (trên Thế giới, Việt Nam) * Trên Thế giới - Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2003 có khoảng 1,87 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy, trong đó 80% trẻ từ 0 - 2 tuổi. Trung bình trẻ dưới 3 tuổi mắc từ 3 đến 4 đợt tiêu chảy, thậm chí còn có những trẻ mắc 8 - 9 đợt bệnh mỗi năm [24]. - Năm 2015 theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều công trình nghiên cứu điều tra ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh cho thấy các nước đang phát triển hàng năm có trên 750 triệu trường hợp tiêu chảy, trong đó 500 triệu là trẻ em dưới 5 tuổi. Tử vong do tiêu chảy hàng năm từ 4 - 5 triệu trẻ em, có 80% trong số này là trẻ em dưới 2 tuổi [23]. - Theo WHO năm 2017 trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ em bị mắc tiêu chảy do nhiễm virus thường chiếm ưu thế, trong đó novovirus (NoV) là nguyên nhân gây tiêu chảy đứng thứ hai sau rotavirus (RV). Trên thế giới như Nhật Bản trẻ tiêu chảy phát hiện NoV trong phân 33,8%, Hàn Quốc là 35,8%, còn ở Ý chiếm tới 48,4% [10]. * Ở Việt Nam - Việt Nam là một trong nhiều nước đang phát triển chịu tổn thất lớn do tiêu chảy gây ra. Bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong nhiều ở trẻ em. -Tác giả Tamura T và cộng sự đưa ra tỷ lệ nhiễm NoV là 6,0% ở trẻ tiêu chảy tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa (2005-2006) với GII là chính và tác giả sử dụng phương pháp khuếch đại chuỗi axit nucleic (NASBA) định genotype NoV [11]. - Năm 2014 tại khoa Nhi của bệnh viện Xanh Pôn cho thấy có 121 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp thì trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ tương ứng là 69,4% và 30,6%. Độ tuổi nhập viện do tiêu chảy cấp thường gặp là 6-12 tháng tuổi với 63,6%. Trong số những trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp, có tới 67 trẻ chiếm 55,4% trường hợp tiêu chảy cấp do vi rút Rota và chỉ có 23,1% được uống vắc xin phòng virus này. Có 116 trẻ nhập viện với triệu chứng lâm sàng nặng chiếm 95,9%, 7 cho thấy tỷ lệ tiêu chảy cấp do virus Rota cao, cần cho trẻ uống vắc xin phòng virus Rota đầy đủ [12]. - Năm 2016 tại BV Nhi Trung ương: Trẻ mắc do tiêu chây cấp là 1,5 triệu trẻ. Có khoảng 925 trẻ dưới 5 tuổi từ vong do tiêu chảy cấp. Chính vì số bệnh nhi cao như vậy nên việc theo dõi và chăm sóc ban đầu của các bà mẹ là hết sức quan trọng góp phần lớn vào hiệu quả điều trị bệnh [13]. 1.1.3.4 Nguyên nhân Virus: Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em. Những loại virus gây tiêu chảy là Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus, trong đó Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 2 tuổi. Ước tính có đến 1/3 số trẻ em dưới 2 tuổi ít nhất bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus. Virus xâm nhập vào trong liên bào ruột non, không ngừng nhân lên, phá hủy cấu trúc liên bào, làm cùn nhung mao ruột, gây rối loạn men tiêu hóa đường Lactose của sữa mẹ, làm tăng xuất tiết nước và điện giải trong lòng ruột. Vi khuẩn: Nhiều loại vi khuẩn có thể gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em: - Coli đường ruột gây 25% tiêu chảy cấp. Có 5 nhóm gây bệnh là: + Coli sinh độc tố ruột (Enterotoxigenic Escherichia coli) + Coli bám dính (Enteroadherent Escherichia coli) + Coli gây bệnh (Enteropathogenic Escherichia coli) + Coli xâm nhập (Escherichia coli) + Coli gây chảy máu (Enterohemorhagic Escherichia coli) Trong 5 loại trên, Coli sinh độc tố ruột (ETEC) là tác nhân quan trọng gây tiêu chảy cấp, phân tóe nước ở người lớn và trẻ em ở các nước đang phát triển. ETEC không xâm nhập vào niêm mạc ruột mà gây tiêu chảy cấp bằng các độc tố không chịu nhiệt là LT (heat labile toxin) và độc tố chịu nhiệt ST (heat stable toxin) với cơ chế gần giống tả. - Trực trùng lỵ Shigella: Trực trùng lỵ Shigella là tác nhân trong 60% các đợt lỵ. Trong các đợt lỵ 8 năng có thể đi tiêu phân tóe nước trong những ngày đầu bị bệnh. Trong 4 nhóm huyết thanh S.Plexneri, S.Dysenteriae, S.Boydi và S.Sonei, nhóm phổ biến nhất tại các nước đang phát triển là S.Plexneri. - Campylobacter jejuni: C.jejuni gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ, lây qua tiếp xúc với phân, uống nước bẩn, ăn sữa và thực phẩm bị ô nhiễm. C.jejuni gây tiêu chảy tóe nước ở 2/3 trường hợp và gây nên hội chứng lỵ có sốt ở 1/3 số trường hợp còn lại. Bệnh diễn biến nhẹ, thường khỏi 2 - 5 ngày. - Salmonella không gây thương hàn: Lây bệnh do tiếp xúc với súc vật nhiễm trùng hoặc thức ăn động vật bị ô nhiễm. Đây là nguyên nhân phố biến ở nước ta sử dụng rộng rãi các loại thực phẩm chế biến kinh doanh. Salmonella thường gây tiêu chảy phân tóe nước, đôi khi cũng biểu hiện như hội chứng lỵ. Kháng sinh không những không có hiệu quả mà có thể còn gây chậm đào thải vi khuẩn qua đường ruột. - Phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae 01: Có 2 typ sinh vật (typ Cổ Điển và Eltor) và 2 typ huyết thanh (Ogawa và Inaba). Phẩy khuẩn tả 01, sau khi qua dạ dày đến cư trú ở phần dưới hồi tràng và sản sinh ra độc tố CT (cholera toxin). Đơn vị B của CT gắn vào bộ phận tiếp nhận đặc hiệu của liên bào ruột non rồi giải phóng ra đơn vị A. Đơn vị A đi vào tế bào ruột, hoạt hóa men Adenylcyclase để chuyển ATP thành AMP vòng. Sự gia tăng AMP vòng đã ức chế hấp thu natri theo cơ chế gắn với clo, gây nên tình trạng xuất tiết ồ ạt nước và điện giải ở ruột non, dẫn đến mất nước nặng trong vài giờ và có thể gây thành dịch tả cho trẻ em. Ký sinh trùng : - Entamoeba histolytica: Entamoeba hystolytica xâm nhập vào liên bào đại tràng hay hồi tràng, gây nên các ổ áp xe nhỏ, rồi loét, làm tăng tiết chất nhày đẫm máu. - Giardia lamblia: Là đơn bào bám dính lên liên bào ruột non, làm teo các nhung mao ruột, dẫn đến giảm hấp thu, gây ra tiêu chảy. - Cryptosporidium: Cryptosporidium thường gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ, ở 9 những bệnh nhân suy giảm miễn dịch và cũng gây bệnh ở nhiều loại gia súc. Chúng bám dính lên liên bào ruột non, làm teo nhung mao ruột, gây tiêu chảy nặng và kéo dài. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nấm: Candida albicance có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường xuất hiện ở bệnh nhi sau khi dùng kháng sinh kéo dài hoặc đối với trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) trong giai đoạn cuối. 1.1.4. Hậu quả của tiêu chảy phân nước Mối nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh tiêu chảy đã được trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo: “tiêu chảy giết chết nhiều trẻ em hơn cả sốt rét, sởi và AIDS kết hợp.” * Mất nước, mất Natri: Do giảm hấp thu và tăng bài tiết nước cùng Natri tại ruột rồi tống ra ngoài trong tình trạng phân lỏng dẫn đến mất nước và mất Natri. Ngay sau lần đi phần lỏng đầu tiên đã thực sự làm cho cơ thể mất nước. Tuy vậy triệu chứng mất nước trên lâm sàng chỉ bắt đầu xuất hiện khi mất đi 5% trọng lượng cơ thể. Nếu để bệnh nhi tiêu chảy mất tới 10% trọng lượng cơ thể thì sẽ xảy ra sốc do giảm khối lượng tuần hoàn và mất trên 10% trọng lượng cơ thể thì khó tránh khỏi tử vong. * Mất Kali và Bicarbonate: Do Kali và Bicarbonate bị đảo thải ra ngoài theo phân do đó dẫn đến giảm Kali máu và toan hóa máu. Khi Kali máu giảm sẽ dẫn đến giảm trương lực cơ: Nhẹ là liệt ruột cơ năng gây trướng bụng, nặng hơn sẽ gây nhược cơ toàn thân, loạn nhịp tim và có thể gây tử vọng. Thông thường, khi mất Bicarbonate thận sẽ điều chỉnh và bù trừ được. Nhưng khi mất nước nặng, giảm khối lượng tuần hoàn thì lưu lượng máu đến thận giảm, do dó chức năng thận cũng bị suy giảm theo không thể chỉnh được [14]. * Tiêu chảy cấp dễ dẫn đến tiêu chảy kéo dài và SDD: Trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ tử vong do tiêu chảy cấp cao gấp 4 lần trẻ bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng sức đề kháng giảm do vậy trẻ dễ bị nhiễm trùng kèm theo, trong đó hay gặp là viêm phổi. Vòng xoắn bệnh lý Tiêu chảy - Suy dinh 10 dưỡng - Nhiễm trùng cứ thúc đẩy nhau phát triển làm tình trạng của trẻ ngày một nặng lên. Hậu quả cuối cùng của vòng xoắn này là tử vong. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba. Mối nguy hiểm lớn nhất đe doạ tới sức khoẻ với trẻ bị tiểu chảy là tình trạng mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy, trước hết cần bù ngay nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột [15]. 1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng 1.1.5.1 Triệu chứng lâm sàng * Triệu chứng tiêu hóa - Tiêu chảy cấp: xảy ra đột ngột + Phân lỏng, nhiều nước, có thể có nhầy, mùi chua + Nhiều lần (10-15 lần/ngày) + Lỵ: phân có nước lẫn nhầy, máu - Nôn: + Xuất hiện trước hoặc cùng với tiêu chảy. + Gặp trong: Rotavirus, tụ cầu + Thời gian: 1-3 ngày - Biếng ăn: Xuất hiện trước hoặc khi trẻ đã bị tiêu chảy vài ngày * Triệu chứng mất nước: Khi trẻ bị tiêu chảy, cần phải tiến hành ngay đánh giá tình trạng mất nước - Khai thác bệnh sử: Phát hiện các triệu chứng nôn, tiêu chảy trên 6 lần, phân lỏng toàn nước. Bù ít hoặc không được bù nước bằng đường uống làm nguy cơ mất nước càng tăng thêm; ngược lại nếu trẻ vẫn uống nước, được tiếp tục bú mẹ hay uống oresol tại nhà thì nguy cơ mất nước sẽ giảm bớt. - Toàn trạng: Cần quan sát toàn trạng và hành vi của trẻ, trẻ tỉnh táo bình thường khi chưa có biểu hiện mất nước. Vật vã, kích thích quấy khóc khi có biểu hiện mất nước. Trẻ mệt lả, li bì, hôn mê khi trẻ bị mất nước nặng hoặc sốc do giảm khối lượng tuần hoàn. 11 - Khát nước: Cho trẻ uống nước bằng cốc, hoặc bằng thỉa và quan sát trẻ: + Uống bình thường: Trẻ uống nhưng không thích lắm hoặc từ chối uống khi chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng. + Trẻ khát nước khi uống một cách háo hức, vồ lấy thìa hay cốc nước hoặc khóc ngay khi ngừng cho trẻ uống. Trẻ có thể không uống được, hoặc uống kém do li bì mất nước nặng. - Mắt: Có thể bình thường, trũng hoặc rất trũng và khô. Cần chú ý hỏi lúc bình thường mắt trẻ có trũng không? - Nước mắt: Quan sát trẻ khóc to có nước mắt không? Trẻ khóc to không có nước mắt khi bị mất nước trung bình. - Miệng và lưỡi: Nếu dùng ngón tay khô và sạch sờ trực tiếp vào trong miệng và lưỡi trẻ để khám, khi rút ngón tay ra thường khô đó là trẻ bị mất nước. - Độ chun giãn da: Khi véo da thành nếp ở vùng bụng và đùi rồi bỏ ra, nếp véo da thường mất nhanh, khi nếp véo da đi chậm (hoặc rất chậm trên 2 giây) biểu hiện của mất nước nặng. Tuy nhiên ở trẻ bụ bẫm do lớp mỡ dưới da dày nên khó thấy độ chun giãn da bị giảm, ngay cả khi trẻ bị mất nước nếp véo da vẫn mất nhanh. Ngược lại, ở trẻ bị suy dinh dưỡng teo đét nếp véo da vẫn mất nhanh khi trẻ không có triệu chứng mất nước. - Thóp trước: Ở trẻ mất nước nhẹ và trung bình thóp trước lõm hơn bình thường và rất lõm khi mất nước nặng. - Chân tay: Bàn chân và tay bình thường ấm và khô, móng tay có màu hồng. Khi mất nước nặng và bị sốc bàn tay lạnh, ẩm, móng tay nhợt, da có nổi vẫn tím khi trẻ bị sốc. - Mạch: Khi bị mất nước nặng, mạch quay rất nhanh và yếu, khi bị sốc do giảm khối lượng tuần hoàn mạch quay hoàn toàn không bắt được tuy nhiên mạch bẹn vẫn có thể bắt được. - Thở: Trẻ thở nhanh, khi bị mất nước nặng và toan chuyển hóa. Cần phân biệt với viêm phổi nếu trẻ không có ho hoặc co kéo lồng ngực. - Cân bệnh nhi: Ban đầu rất quan trọng để xác định số lượng dịch uống và truyền tĩnh mạch, cần cân lại sau khi đã hoàn toàn hồi phục nước và theo dõi quá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan