Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổ...

Tài liệu Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2022

.PDF
59
1
131

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH  LÝ THỊ THANH LAM THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nam Định, 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÝ THỊ THANH LAM THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 Ngành: Điều dưỡng Mã số: 7720301 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: ThS: Nguyễn Thị Lý Nam Định, 2022 i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Phòng quản lý và Nghiên cứu khoa học và quý thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập. Để hoàn thành được báo cáo này em xin cảm ơn Ban Giám Đốc Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, Điều dưỡng trưởng, các bác sĩ, anh chị điều dưỡng của bệnh viện đã tạo điều kiện cho em học tập và hoàn thiện đề tài. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết sâu sắc tới cô Th.S. Nguyễn Thị Lý (Giảng viên Trung tâm thực hành Tiền Lâm sàng) người đã trực tiếp hướng dẫn em làm khóa luận này. Bằng sự nhiệt tình giảng dạy, theo dõi sát sao, chu đáo trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, cô đã truyền đạt kinh nghiệm, động viên em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các bà mẹ. Những người đã tạo điều kiện cho em được phỏng vấn và hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ cho khóa luận này Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiết nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu cũng như làm khóa luận Em xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày thàng năm 2022 SINH VIÊN Lý Thị Thanh Lam ii LỜI CAM ĐOAN Đề tài khóa luận: “Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2022” Tôi xin cam đoan đây là khóa luận do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S. Nguyễn Thị Lý. Các số liệu và thông tin sử dụng phân tích trong nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Sinh viên Lý Thị Thanh Lam iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG NGHIÊN CỨU ............................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG NGHIÊN CỨU .................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 MỤC TIÊU.................................................................................................................. 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm bệnh tay chân miệng .................................................................. 4 1.1.2 Nguyên nhân................................................................................................ 4 1.1.3 Triệu chứng, chẩn đoán, phân độ lâm sàng của bệnh .................................... 5 1.1.4. Biến chứng của bệnh ................................................................................... 9 1.1.5. Cách xử trí và chăm sóc trẻ bệnh TCM tại nhà [8] .................................... 10 1.1.6. Biện pháp cách ly, phòng bệnh tại nhà và cộng đồng [8] ........................... 12 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 13 1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................. 13 1.2.1. Tại Việt Nam ............................................................................................ 14 Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ............................................................................ 18 2.1. Thông tin về Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định .................................................... 18 2.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu: ................................................. 18 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 18 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 19 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 19 2.3. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 21 2.4. Thực trạng kiến thức của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị TCM tại bệnh viện nhi tỉnh Nam Định ................................................................................. 23 2.4.1. Kiến thức chung của các bà mẹ về bệnh TCM .......................................... 23 iv 2.4.2. Kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của các bà mẹ ...................................... 26 2.4.3. Kiến thức về phòng bệnh TCM của các bà mẹ .......................................... 29 2.4.4. Thực trạng kiến thức của ĐTNC ............................................................... 32 2.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM ....................... 32 2.6. Những việc đã thực hiện được và chưa thực hiện được của nghiên cứu........... 33 2.6.1. Những việc làm được của nghiên cứu ....................................................... 33 2.6.2. Những việc chưa làm được của nghiên cứu ............................................... 34 Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................... 35 Chương 4: KẾT LUẬN ............................................................................................. 37 4.1. Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. .............................................................. 37 4.2. Liên quan đến kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. ....................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢN ĐỒNG THUẬN PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 DANH SÁCH CÁC BÀ MẸ THAM GIA NGHIÊN CỨU v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TCM Tay chân miệng WHO World Health Organization ĐTNC (Tổ chức y tế thế giới) Đối tượng nghiên cứu HA Huyết áp NT Nhóm tuổi TĐVH Trình độ văn hóa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông CBCNV Cán bộ công nhân viên GDSK Giáo dục sức khỏe vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Hình ảnh sang thương mụn nước hồng ban ở tay, chân và niêm mạc miệng . 6 Hình 1.2. Các bước rửa tay đúng cách ....................................................................... 13 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG NGHIÊN CỨU Biều đồ 3.1. Nghề nghiệp của các bà mẹ .................................................................... 21 Biểu đồ 3.2. Kiến thức đúng về yếu tố nguy cơ .......................................................... 24 Biều đồ 3.5. Kiến thức về vaccine phòng bệnh và phòng ngừa bệnh TCM ................. 29 Biểu đồ 3.3.Các biện pháp chăm sóc trẻ.................................................................... 27 Biểu đồ 3.4. Chế độ nuôi dưỡng cho trẻ mắc TCM .................................................... 28 Biểu đồ 3.6. Kiến thức đúng về phòng bệnh cho trẻ ................................................... 31 vii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG NGHIÊN CỨU Bảng 2.1. Phân bố nhóm tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn của bà mẹ và số con ........ 21 Bảng 2.2.Đặc điểm của trẻ ......................................................................................... 22 Bảng 2.3 Nguồn thông tin mẹ mong muốn được nhận ............................................... 22 Bảng 2.4. Bà mẹ đã nghe nói về TCM trước đây và sự lây lan của bệnh .................... 23 Bảng 2.5. Kiến thức chung của bà mẹ về bệnh TCM ở trẻ ......................................... 23 Bảng 2.6. Kiến thức về đặc trưng của bệnh TCM....................................................... 24 Bảng 2.8. Kiến thức về phân biệt bệnh....................................................................... 25 Bảng 2.9. Thực trạng kiến thức của các bà mẹ về kiến thức chung ............................. 26 Bảng 2.10. Kiến thức đúng về dấu hiệu bệnh trở nặng cần đưa trẻ đến ngay đến cơ sở y tế............................................................................................................... 26 Bảng 2.11. Kiến thức đúng về chế độ kiêng khem, thời gian cách ly, xử trí khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bệnh............................................................ 27 Bảng 2.13. Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của các bà mẹ .................... 28 Biều đồ 2.5. Kiến thức về vaccine phòng bệnh và phòng ngừa bệnh TCM ................. 29 Bảng 2.14. Kiến thức đúng phòng bệnh về thời điểm rửa tay của các bà mẹ và trẻ..... 30 Bảng 2.15. Kiến thức về dung dịch ngâm rửa đồ dùng để phòng bệnh ....................... 30 Bảng 2.16. Thực trạng kiến thức phòng bệnh TCM của các bà mẹ ............................. 31 Bảng 2.17. Thực trạng kiến thức của ĐTNC .............................................................. 32 Bảng 2.18. Mối liên quan giữa kiến thức với một số đặc điểm về nhân khẩu học ....... 32 Bảng 2.19. Mối liên quan giữa nguồn thông tin với kiến thức về cách chăm sóc trẻ mắc TCM của các bà mẹ. ................................................................................. 33 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Tay- Chân- Miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm lây từ nguời sang nguời, do các virus thuộc nhóm đường ruột gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em duới 5 tuổi, đặc biệt nhóm dưới 3 tuổi, với các biểu hiện sốt (trên 37OC), biếng ăn, mệt mỏi, đau họng, loét miệng hoặc bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối. Hầu hết các trường hợp là tự khỏi, mà không cần điều trị. Một tỷ lệ ít các trường hợp có thể nặng và biểu hiện triệu chứng thần kinh như: viêm màng não, viêm não hoặc liệt do Enterovirus 71(EV71) gây ra. Đặc biệt, Enterovirus 71 gây những biểu hiện nặng trên lâm sàng và có thể tử vong [1], [2]. Bệnh TCM được phát hiện lần đầu tiên tại Toronto - Canada vào năm 1957 và được đặt tên là bệnh TCM năm 1959 tại vụ dịch ở Birmingham–Anh. Cũng tại vụ dịch này người ta đã xác định được CV-A16 là tác nhân gây bệnh [24]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tay chân miệng gặp ở các quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương như: Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore và phổ biến tại nhiều nước châu Á. Dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến 1 số quốc gia như Malaysia, đã có nhiều cơ sở bao gồm trường học, trung tâm chăm sóc trẻ và trường mầm non đã bị đóng cửa do căn bệnh này.[25] Tại Nhật Bản, trong 8 tháng đầu năm 2018 ghi nhận có 69.041 trường hợp mắc. Tại Hồng Kông (Trung Quốc), trong 8 tháng đầu năm 2018, tổng cộng có 212. Tại Singapore, tính đến tháng 7 năm 2018, tổng cộng 26.252 trường hợp mắc bệnh TCM đã được báo cáo ở Singapore[26]. Tại Việt Nam, bệnh TCM lưu hành quanh năm ở hầu hết các tỉnh thành với hai đỉnh dịch, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Hàng năm có khoảng 50000 đến 100000 trường hợp bệnh TCM được báo cáo và một số ca tử vong. Khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất với số trường hợp bệnh chiếm tới hơn 60% số mắc trên toàn quốc. Năm 2011 Việt Nam ghi nhận sự gia tăng đột biến với 112370 trường hợp bệnh được báo cáo trong đó có 169 trường hợp tử vong từ tất cả 63 tỉnh thành trên toàn quốc [25]. Từ ngày 19/12/2020-18/01/2022, cả nước ghi nhận 2.901 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước và giảm 79,4% so với tháng trước. Số ca mắc bệnh trong tháng Một các năm 2017 – 2020 là: Năm 2017 ghi nhận 1.674 trường hợp mắc, năm 2018 ghi nhận 1.084 trường hợp, năm 2019 ghi nhận 1.586 trường hợp, năm 2020 ghi nhận 1.274 trường hợp [4]. 2 Bệnh TCM hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên cần tập trung vào việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lí ở trẻ và biết cách chăm sóc trẻ ở nhà khi trẻ bị bệnh. Do vậy, các bà mẹ là những người trực tiếp chăm sóc trẻ là nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chưa đúng về nguyên nhân gây bệnh (40%), đường lây truyền (20%) và các yếu tố nguy cơ gây bệnh TCM chiếm tỷ lệ cao [5]. Tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định trung bình mỗi tháng có khoảng 30 trẻ đến khám và nhập viện điều trị TCM, với tình hình bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp và nhằm tìm hiểu thực trạng kiến thức của bà mẹ từ đó có những biện pháp nâng cao kiến thức trong chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng, nhóm nghiên cứu đề xuất đề tài “Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2022” 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2022 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện nhi tỉnh Nam Định 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm bệnh tay chân miệng Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO): Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh thường gặp ở trẻ em với đặc trưng là sốt nhẹ kèm phát ban điển hình ở da, có hoặc không có loét miệng. Thông thường, phát ban điển hình dạng sẩn mụn nước ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, hoặc cả lòng bàn tay, bàn chân. Trong một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, chỉ biểu hiện phát ban dát sần không có mụn nước ở mông, đầu gối khuỷu tay [26]. Bệnh có thể mắc rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè, ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Bệnh thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng và tiêu chảy vài lần trong ngày. Một đến hai ngày sau đó, những vết loét phát triển bên trong miệng, phát ban ở da với mụn sẽ xuất hiện chủ yếu trên bàn tay và bàn chân. Bệnh dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh và virus có thể được tìm thấy trong phân của người bệnh [27]. 1.1.2 Nguyên nhân 1.1.2.1. Tác nhân gây bệnh Những virus gây ra bệnh TCM thuộc nhóm Enterovirus, họ Picornaviridae (tên gọi này xuất phát từ pico: rất nhỏ và chứa RNA), họ này gồm 2 giống: Enterovirus và Rhinovirus. Đặc điểm chung của các virus trong họ Picornaviridae là nhỏ, chứa RNA một sợi dương, capsid có đối xứng hình khối, không có bao ngoài [6]. - Giống Enterovirus gồm 4 loài: • Poliovirus: gồm có 3 typ, gây bệnh bại liệt, viêm màng não. • Coxsackievirus: Gồm có 29 typ, gây viêm màng não vô khuẩn, viêm cơ tim, viêm họng áp-tơ (aphthe ulcer), phát ban ngoài da... • Echovirus: gồm có 32 typ, gây viêm màng não vô khuẩn, viêm đường hô hấp, viêm não, viêm ruột, viêm cơ tim,... • Enterovirus typ 68-71 gây viêm kết mạc chảy máu, viêm tiếu phế quản, bệnh TCM; typ 72 của Enterovirus gây viêm gan cấp tính (Hepatitis A virus). - Giống Rhinovirus: Gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. 5 1.1.2.2. Yếu tố nguy cơ - Tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh TCM, tuy nhiên lứa tuổi thường gặp là trẻ dưới 5 tuổi, chiếm tỷ lệ từ 85% đến 96% trong các vụ dịch. Đây là lứa tuổi trẻ chưa tự thực hiện được các biện pháp phòng bệnh nên sự gia tăng số ca mắc, tử vong phụ thuộc nhiều vào kiến thức, thái độ, hành vi của người chăm sóc trẻ trong việc vệ sinh phòng, chống bệnh TCM [37], [38], [39]. - Giới tính: Trong rất nhiều các vụ bùng phát dịch được ghi nhận ở Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới, số mắc TCM ở nam luôn chiếm ưu thế hơn ở nữ, tỉ số mắc bệnh giữa nam và nữ từ 1, 4 đến 1, 9 tùy theo mỗi nghiên cứu [7], [31], [32]. Chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng vì sao trẻ nam lại dễ mắc bệnh hơn trẻ nữ. - Mùa: Bệnh TCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm [28], [29]. - Môi trường: Việc truyền bệnh TCM được tăng lên trong các môi trường đông đúc và kín, chẳng hạn như nhà trẻ hoặc trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh, nơi những giọt truyền nhiễm có thể dễ dàng lây lan qua việc tiếp xúc các đồ vật hoặc bề mặt [39]. -Một số yếu tố khác có thể làm gia tăng sự lây truyền và bùng phát dịch bao gồm: Điều kiện vệ sinh kém; thiếu nhà vệ sinh; thiếu hoặc không có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày [29]. 1.1.3 Triệu chứng, chẩn đoán, phân độ lâm sàng của bệnh 1.3.1.1. Triệu chứng * Lâm sàng a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày. b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. c) Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh: - Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. - Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. 6 - Sốt nhẹ. - Nôn. - Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. - Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh. d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. Hình 1.1. Hình ảnh sang thương mụn nước hồng ban ở tay, chân và niêm mạc miệng * Cận lâm sàng a) Các xét nghiệm cơ bản - Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu tăng trên 16.000/mm3 thường liên quan đến biến chứng - Protein C phản ứng (CRP) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L). - Glucose máu, điện giải đồ, X quang phổi đối với các trường hợp có biến chứng từ độ 2b. b) Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng - Khí máu khi có suy hô hấp - Troponin I, siêu âm tim khi nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút, nghi ngờ viêm cơ tim hoặc sốc. 7 - Dịch não tủy: chỉ định chọc dò tủy sống khi có biến chứng thần kinh hoặc nghi ngờ viêm màng não; xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng, số lượng tế bào trong giới hạn bình thường hoặc tăng, có thể là bạch cầu đơn nhân hay bạch cầu đa nhân ưu thế. c) Xét nghiệm phát hiện virus (nếu có điều kiện). Tại Việt Nam chỉ làm xét nghiệm phát hiện virus ở những bệnh nhân từ độ 2b trở lên hoặc cần chẩn đoán phân biệt. Lấy bệnh phẩm là chất ngoáy hầu họng, dịch mụn nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc phân lập virus. d) Chụp cộng hưởng từ não. Chỉ thực hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ngoại thần kinh. 1.1.3.2. Chẩn đoán Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chẩn đoán bệnh TCM dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm tác nhân (nếu có điều kiện) và các yếu tố dịch tễ [10]. * Chẩn đoán ca lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học. - Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, kèm sốt hoặc không. - Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian. *Chẩn đoán cận lâm sàng -Xét nghiệm RT -PCR hoặc phân lập có virus gây bệnh. *Chẩn đoán phân biệt • Các bệnh có biểu hiện loét miệng: Viêm loét miệng thường có tổn thương loét rộng ở môi, lưỡi và niêm mạc miệng. Tổn thương đau rát, thường gặp ở trẻ lớn và người lớn, tái phát nhiều lần và thường không đi kèm triệu chứng toàn thân. • Các bệnh có phát ban da: - Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai. - Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước. - Viêm da mủ: đỏ, đau, có mủ. - Thuỷ đậu: khác với TCM, thủy đậu thường có tổn thương ở trung tâm, tập trung ở những vùng da lớn như da đầu và không có tổn thương ở lòng bàn tay và bàn chân. 8 Tổn thương mụn phỏng do thủy đậu khi lành thường để lại sẹo còn tổn thương trong TCM khi lành không để lại sẹo. - Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm. - Sốt xuất huyết Dengue: chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc. Hình 1.2. Nốt thủy đậu và nốt Tay chân miệng • Viêm não -màng não: -Viêm màng não do vi khuẩn. -Viêm não -màng não do virus khác. • Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi [3]. 1.1.3.3 Phân độ lâm sàng Ngoài việc chẩn đoán ca bệnh TCM, việc xác định ca bệnh hiện đang ở mức độ nào, có trầm trọng hay không là vô cùng quan trọng. Từ những mô tả ca bệnh TCM ở phần trên, chúng ta biết rằng hầu hết các ca TCM là lành tính (tỷ lệ biến chứng dưới 1%), vì vậy xác định mức độ nặng của bệnh sẽ giúp cán bộ y tế có thái độ xử trí thích hợp như phân tuyến theo dõi và điều trị, giảm tải cho các bệnh viện và giảm tỷ lệ tử vong. Bộ Y tế đã đưa ra các tiêu chí để phân độ lâm sàng [10] bệnh TCM như sau: a) Độ 1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da. b) Độ 2: Chia thành 2a và 2b 9 Độ 2a: có một trong các dấu hiệu sau: • Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám. • Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39oC, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ. Độ 2b: có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2: • Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau: - Giật mình ghi nhận lúc khám. - Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần / 30 phút. - Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau: + Ngủ gà + Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt) + Sốt cao ≥ 39oC không đáp ứng với thuốc hạ sốt • Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau: - Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng. - Rung giật nhãn cầu, lác mắt. - Yếu chi hoặc liệt chi. - Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói… 1- Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt). - Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng). - Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú. - Huyết áp tăng. - Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản. - Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm). - Tăng trương lực cơ. d) Độ 4: có một trong các dấu hiệu sau: - Sốc. - Phù phổi cấp. - Tím tái, SpO2< 92%. - Ngưng thở, thở nấc. 1.1.4. Biến chứng của bệnh Các biến chứng thường gặp của bệnh TCM là biến chứng thần kinh, biến chứng hô hấp và tuần hoàn. Trẻ thường tử vong trong bệnh cảnh của các biến chứng này. 10 Theo WHO năm 2011, bệnh TCM có thể diễn tiến nhanh trong vòng 24 đến 72 giờ. Hai thời điểm vàng của bệnh là khi có loét miệng, phát ban và thời điểm có tổn thương thần kinh trung ương, đặc biệt khi phát hiện thời điểm mạch nhanh, huyết áp tăng có vai trò quan trọng để phát hiện dấu hiệu tiền sốc, giúp điều trị kịp thời các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong [26] . 1.1.4.1.Biến chứng thần kinh: Gồm viêm màng não virus và hiếm hơn là viêm não với các biểu hiện: - Rung giật cơ: từng cơn ngắn 1 -2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa. - Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược. - Rung giật nhãn cầu. - Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp). - Liệt dây thần kinh sọ não. - Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn. - Tăng trương lực cơ (biểu hiện duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ). 1.1.4.2. Biến chứng tim mạch: Viêm cơ tim cấp, viêm phổi - Mạch nhanh > 150 lần/phút. - Thời gian đổ đầy mao mạch chậm trên 3 giây. - Da nổi vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh. Các biểu hiện rối loạn vận mạch có thể chỉ khu trú ở 1 vùng cơ thể (1 tay, 1 chân, ...). - Giai đoạn đầu có huyết áp tăng (HA tâm thu: trẻ dưới 2 tuổi 115 mmHg, trẻ trên 2 tuổi ≥ 120 mmHg) ở giai đoạn đầu, sau đó mạch, huyết áp không đo được. - Khó thở: thở nhanh, rút lõm lồng ngực, khò khè, thở rít thì hít vào, thở nông, thở bụng, thở không đều 1.1.4.3. Biến chứng hô hấp - Suy hô hấp cấp: thở nhanh, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thì hít vào, thở nông - Phù phổi cấp: sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có máu hay bọt hồng 1.1.5. Cách xử trí và chăm sóc trẻ bệnh TCM tại nhà [8] - Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm). 11 - Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng - Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng a. Khi trẻ sốt • Nới rộng quần áo, mặc quần áo mỏng, thay quần áo cho trẻ mỗi khi vã mồ hôi ướt • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước • Theo dõi thân nhiệt cho trẻ 2-4 giờ/1 lần. Nếu trẻ sốt cần theo dõi nhiệt độ sau dùng thuốc hạ sốt 1-2 giờ/ 1 lần • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ. Trong trường hợp dùng thuốc trẻ nổi mẩn đỏ, ngứa thì dừng thuốc, cho trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời b. Trẻ viêm loét miệng, ăn uống kém • Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày và sau ăn • Dinh dưỡng đầy đủ theo lứa tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ. • Tránh các thức ăn nóng, chua, cay vì sẽ gây kích thích và đau nhiều hơn. • Thức ăn nên được chế biến kỹ, mềm và để nguội trước khi ăn. • Bôi thuốc giảm đau cho trẻ vào khoang miệng trước khi ăn 20 phút. c. Hướng dẫn theo dõi và phát hiện các biến chứng • Cho trẻ nghỉ ngơi tránh kích thích. • Tái khám 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. • Theo dõi và cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có các biểu hiện sau: + Sốt cao 39oC + Thở nhanh, thở mệt, thở bất thường + Giật mình, li bì, run chi,quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ + Nôn nhiều + Đi loạng choạng, ngồi không vững + Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạng + Co giật, hôn mê
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan