Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức chăm sóc viêm phổi cho trẻ dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại kh...

Tài liệu Thực trạng kiến thức chăm sóc viêm phổi cho trẻ dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại khoa nhi bệnh viện hữu nghị việt nam cuba đồng hới quảng bình năm 2022

.PDF
70
1
91

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VÕ THU SƯƠNG THùC TR¹NG KIÕN THøC CH¡M SãC VI£M PHæI CHO TRÎ D¦íI 5 TUæI CñA C¸C Bµ MÑ T¹I KHOA NHI BÖNH VIÖN H÷U NGHÞ VIÖT NAM - CU BA §åNG HíI QU¶NG B×NH N¡M 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VÕ THU SƯƠNG THùC TR¹NG KIÕN THøC CH¡M SãC VI£M PHæI CHO TRÎ D¦íI 5 TUæI CñA C¸C Bµ MÑ T¹I KHOA NHI BÖNH VIÖN H÷U NGHÞ VIÖT NAM - CU BA §åNG HíI QU¶NG B×NH N¡M 2022 Ngành: Điều Dưỡng Mã số: 7720301 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: TS. Trương Tuấn Anh NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện để hoàn thành đề tài một cách hoàn chỉnh. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, các phòng ban của trường, phòng Đào tạo Đại học, các bộ môn Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Em xin cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã giảng dạy và giúp em hoàn thành đề tài. Em xin cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới Quảng Bình, khoa Nhi của bệnh viện đã tạo điều kiện cho em học tập và hoàn thành đề tài. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Trương Tuấn Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn em làm khóa luận này, với sự nhiệt tình giảng dạy, theo dõi sát sao, chu đáo trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, thầy đã truyền đạt kinh nghiệm, động viên hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Em xin cảm ơn Điều dưỡng trưởng khoa, các bác sĩ, các anh chị điều dưỡng, tại khoa Nhi - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới Quảng Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài khóa luận. Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong quãng thời gian học tập và thực hiện đề tài khóa luận. Tôi xin trân thành cảm ơn! Nam Định, ngày tháng Sinh viên Võ Thu Sương năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đã thực hiện khóa luận này một cách trung thực và nghiêm túc. Các số liệu sử dụng trong khóa luận được điều tra tại khoa Nhi Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới Quảng Bình. Trong quá trình học tập và làm đề tài khóa luận, các tài liệu tham khảo được sử dụng đã trích dẫn và chú thích rõ ràng. Nam Định, ngày tháng Sinh viên Võ Thu Sương năm 2022 iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ..............................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu phổi ......................................................................... 4 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh ..................................................................................... 5 1.1.3. Viêm phổi ............................................................................................... 6 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 15 1.2.1. Nghiên cứu trong nước .......................................................................... 15 1.2.2 Nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 15 Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 17 2.1 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 17 2.1.1 Giới thiệu chung về BVHH Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới Quảng Bình .. 17 2.1.2. Giới thiệu về khoa Nhi – BVHN Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới Quảng Bình. ............................................................................................................... 18 2.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 19 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .............................................................................. 19 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 19 2.3. Thời gian nghiên cứu:.................................................................................. 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 20 2.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu: .................................................................. 20 2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ..................................................... 20 2.7 Xử lý số liệu và phân tích số liệu .................................................................. 21 2.8 Đạo đức nghiên cứu...................................................................................... 22 iv Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 23 3.1 Đặc điểm chung của ĐTNC. ......................................................................... 23 3.1.1 Đặc điểm chung của trẻ tham gia nghiên cứu ......................................... 23 3.1.2. Đặc điểm chung của bà mẹ tham gia nghiên cứu ................................... 24 3.2. Kiến thức về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi ..................................... 27 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi dưới 5 tuổi của bà mẹ ................................................................................................................. 35 Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 38 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.................................................... 38 4.1.1. Thông tin chung về trẻ trong nghiên cứu ............................................... 38 4.1.2. Thông tin chung của bà mẹ tham gia nghiên cứu ................................... 38 4.2. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi viêm phổi ........................ 41 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc viêm phổi của bà mẹ ......... 44 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 47 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: Phiếu điều tra Phụ lục 2: Bảng điểm kiến thức của các đối tượng nghiên cứu v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVHH Bệnh viện Hữu nghị BS Bác sĩ CK II Chuyên khoa II Chụp CT Chụp cắt lớp vi tính HI Haemophilus influenzae ĐTNC Đối tượng nghiên cứu THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông CBCC/VC Cán bộ công chức viên chức vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Độ tuổi của trẻ ....................................................................................... 23 Bảng 3.2. Tỷ lệ một số thông tin chung của bà mẹ tham gia nghiên cứu ................ 24 Bảng 3.3: Tỷ lệ các bà mẹ đã từng chăm sóc trẻ viêm phổi .................................... 26 Bảng 3.4: Nguồn thông tin GDSK mà bà mẹ tìm hiểu ........................................... 27 Bảng 3.5: Tỷ lệ kiến thức về định nghĩa và nguyên nhân ....................................... 27 Bảng 3.6: Tỷ lệ kiến thức về yếu tố nguy cơ và biến chứng ................................... 28 Bảng 3.7: Kiến thức về biểu hiện của trẻ khi mới mắc và các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân. .............................................................................................. 29 Bảng 3.8: Kiến thức chăm sóc khi trẻ có biểu hiện ho, sốt ..................................... 31 Bảng 3.9: Tỷ lệ kiến thức về dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện ........................... 31 Bảng 3.10: Tỷ lệ kiến thức thực phẩm nên ăn và kiêng không nên ăn .................... 32 Bảng 3.11: Tỷ lệ kiến thức phòng ngừa viêm phổi cho trẻ ..................................... 33 Bảng 3.12: Mức độ kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc viêm phổi ............................................................................................................. 34 Bảng 3.13: Điểm trung bình chung kiến thức của ĐTNC ....................................... 34 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa nhóm tuổi với kiến thức chăm sóc của bà mẹ ........ 35 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức của bà mẹ ................... 35 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức của bà mẹ .............. 36 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa thu nhập bình quân với kiến thức của bà mẹ .......... 36 Bảng 3.18: Mối liên quan giữa kinh nghiệm chăm sóc với kiến thức của bà mẹ..... 37 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH Biểu đồ 3.1. Phân bố độ tuổi của trẻ trong nghiên cứu ........................................... 23 Biểu đồ 3.2. Phân bố giới tính của trẻ trong nghiên cứu ......................................... 24 Biểu đồ 3.3: Số con trong gia đình của ĐTNC ....................................................... 25 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tìm hiểu thông tin GDSK của bà mẹ ......................................... 26 Biểu đồ 3.5: Câu trả lời viêm phổi có lây hay không ............................................. 29 Biểu đồ 3.6: Kiến thức xử trí khi trẻ bị viêm phổi ................................................. 30 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ kiến thức về khẩu phần ăn ........................................................ 32 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ kiến thức về chế độ nước uống ................................................. 33 Biểu đồ 3.9: Mức độ kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi của các ĐTNC ................. 34 Hình 1.1: Giải phẫu cơ quan hô hấp......................................................................... 4 Hình 1.2: Sơ đồ cơ chế bệnh sinh của viêm phổi...................................................... 6 Hình 1.3: Hình ảnh viêm phổi.................................................................................. 6 Hình 1.4: Triệu chứng viêm phổi ............................................................................. 7 Hình 1.5: Biến chứng của bệnh viêm phổi ............................................................... 8 Hình 1.6: Chăm sóc trẻ khi trẻ sốt cao ................................................................... 11 Hình 1.7: Hướng dẫn vỗ rung cho trẻ..................................................................... 11 Hình 1.8: Chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng ............................................................... 13 Hình1.9: Cách phòng ngừa viêm phổi.................................................................... 14 Hình 2.1. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới Quảng Bình ............. 18 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân hàng đầu đưa đến nhập viện và tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới. Đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do viêm phổi cao nhất. Viêm phổi thường gặp ở các nước đang phát triển. Trên toàn thế giới, có khoảng 156 triệu trường hợp viêm phổi trẻ em xảy ra trong năm 2000, hơn 95% các trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển như các nước Châu Phi và khu vực Đông Nam Á[1]. Theo tổ chức Y Tế Thế Giới hàng năm trên thế giới có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong, trong đó khoảng 4 triệu là do viêm phổi[2]. Ở Việt Nam, theo thống kê của chương trình phòng chống viêm phổi thì trung bình mỗi năm 1 đứa trẻ có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp từ 3 – 5 lần, trong đó khoảng 1 – 2 lần viêm phổi. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi cũng rất lớn, đứng hàng đầu trong các bệnh hô hấp (75%) cũng như so với tử vong chung (30 – 35%). [3] Tại khoa Nhi Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, trẻ viêm phổi có tỷ lệ nhập viện khá cao, mỗi tháng có khoảng gần 100 trẻ nhập viện vì viêm phổi, con số này không ngừng gia tăng. Dịch vụ chăm sóc y tế cho người dân và trẻ em tại bệnh viện này được quan tâm, cải thiện và từng bước được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều gia đình, đặc biệt là còn nhiều bà mẹ chưa có kiến thức về bệnh, thiếu kiến thức về việc chăm sóc trẻ viêm phổi. Hầu hết bà mẹ không phát hiện được những triệu chứng ban đầu, đặc biệt là những dấu hiệu nặng của bệnh dẫn đến khi trẻ vào viện thì tình trạng viêm phổi của trẻ đã tiến triển nặng dẫn tới kéo dài thêm thời gian điều trị. Vì vậy để góp phần phòng tránh bệnh, phát hiện các dấu hiệu mới mắc cũng như biểu hiện nặng của bệnh và giảm tử tỷ lệ tử vong do viêm phổi, thì đòi hỏi các bà mẹ phải có kiến thức về bệnh viêm phổi cũng như các kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi. Trẻ bị viêm phổi chỉ có thể điều trị sớm nếu người mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tật ở trẻ, biết cách chăm sóc ở nhà khi bị đang bị bệnh ở mức độ nhẹ. Khi tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, để đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời điều trị sớm tránh những biến chứng xảy ra. Để góp phần 2 cung cấp thông tin nhằm cải thiện kiến thức chăm sóc trẻ bị viêm phổi cho các bà mẹ, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài khoá luận: “Thực trạng kiến thức chăm sóc viêm phổi cho trẻ dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại khoa Nhi Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới Quảng Bình năm 2022” với mục tiêu sau. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 - Thực trạng kiến thức chăm sóc viêm phổi cho trẻ dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại khoa Nhi Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới Quảng Bình năm 2022. 2 - Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc viêm phổi cho trẻ dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại khoa Nhi Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới Quảng Bình năm 2022. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu phổi [11] [12] Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, phổi trẻ em có màu hồng, là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường; có tính chất đàn hồi, xốp và mềm. Phổi nằm trong lồng ngực. Hình 1.1: Giải phẫu cơ quan hô hấp a. Phổi trẻ em lớn dần theo độ tuổi - Trọng lượng: trẻ sơ sinh có trọng lượng phổi 50 – 60 gr; sau 6 tháng trọng lượng phổi tăng gấp 3 lần lúc đẻ; trẻ được 12 tuổi trọng lượng phổi tăng gấp 10 lần lúc đẻ; đến lúc trưởng thành trọng lượng phổi gấp 20 lần sơ sinh. - Khối lượng phổi trẻ em: trong quá trình phát triển tăng lên rất nhanh. Trẻ sơ sinh: 65 - 67 ml; Trẻ 12 tuổi: tăng gấp 10 lần so với lúc đẻ. - Kích thước phế nang: tăng dần theo tuổi. Sơ sinh 0,05 - 0,07 mm; Trẻ 5 - 7 tuổi: 0,12 mm; Trẻ 12 - 15: 0,17 mm; Người lớn: 0,20 mm. b. Về mặt cấu tạo - Đơn vị cấu tạo cơ bản: túi phổi (Acini), mỗi túi phổi gồm khoảng 20 - 25 5 phế nang và phế quản phế nang. Sự phát triển của phổi từ sơ sinh đến 8 tuổi chủ yếu là do tăng số lượng phế nang, còn thời kỳ sau tăng về kích thước các phế nang. - Phổi trẻ em ít tổ chức đàn hồi, đặc biệt là xung quanh các phế nang và thành mao mạch. Các cơ quan ở lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, khí phế thũng, giãn các phế nang khi bị viêm phổi… - Phổi trẻ em nhất là trẻ nhỏ có nhiều mạch máu, các mạch bạch huyết và sợi cơ nhẵn. Vì vậy phổi trẻ em có khả năng co bóp lớn, tái hấp thu các chất dịch trong phế nang nhanh chóng. - Rãnh liên thuỳ phổi trẻ nhỏ không rõ rệt, phổi phải có 2 rãnh, phổi trái có 1 rãnh. Các rãnh này dần dần sẽ rõ và sâu hơn. c. Rốn phổi - Gồm phế quản gốc, thần kinh, mạch máu, hạch bạch huyết. Những hạch này có mối liên hệ với các hạch khác ở phổi. Do đó mọi quá trình viêm nhiễm ở phổi đều có thể gây phản ứng đến các hạch rốn phổi. - Rốn phổi phải cao hơn rốn phổi trái (rốn phổi phải ngang với D5 - D6, còn rốn phổi trái ngang với D6 - D7). - Hạch bạch huyết ở rốn phổi chia làm 4 nhóm: nhóm hạch khí quản; nhóm hạch khí - phế quản; nhóm hạch phế quản - phổi; nhóm hạch ở giữa chỗ khí quản phân đôi. Những nhóm hạch ở rốn phổi có liên quan với hạch bạch huyết ở trung thất, thượng đòn nên rất dễ bị viêm nhiễm. d. Màng phổi - Màng phổi trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: rất mỏng, dễ bị dãn ra khi thở vào sâu hoặc khi bị tràn dịch, tràn khí màng phổi - Khoang màng phổi do 2 lá màng (lá thành và lá tạng tạo nên), khoang màng phổi ở trẻ nhỏ dễ thay đổi vì các lá thành của màng phổi dính vào thành ngực chưa chắc. Sự tích lũy các chất dịch do các quá trình viêm tạo nên trong màng phổi dễ gây ra hiện tượng chuyển dịch các cơ quan trong trung thất. 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh Vi khuẩn hoặc Virus xâm nhập vào phổi gây tổn thương viêm các phế quản nhỏ, túi phổi (phế nang) và tổ chức xung quanh phế nang. Do phổi bị tổn thương gây tăng tiết đờm dãi, phù nề niêm mạc phế quản gây bít tắc đường thở dẫn đến rối loạn thông khí và khuếch tán khí, cuối cùng là suy hô hấp. Hậu quả của suy hô hấp 6 là thiếu , tăng trong máu và gây nên các rối loạn bệnh lý khác. [3] Hình 1.2: Sơ đồ cơ chế bệnh sinh của viêm phổi 1.1.3. Viêm phổi a. Định nghĩa Viêm phổi (Pneumonia) là quá trình viêm và đông đặc của nhu mô phổi do nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, Mycoplasma…), diễn biến thường cấp tính. Vách phế nang nói chung không bị tổn thương, cấu trúc phổi thường hồi phục lại hoàn toàn. [3] Hình 1.3: Hình ảnh viêm phổi 7 b. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi như: - Vi khuẩn: ở các nước đang phát triển nguyên nhân do vi khuẩn còn phổ biến. Các loại vi khuẩn thường gặp là phế cầu, haemophilus influenzae, sau đó là các loại vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu, E coli, klebsiella pneumoniae…[3] - Virus: các virus thường gặp gây viêm phổi là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm, adenovirus…[3] - Nấm: thường gặp nhất là nấm candida albicans gây tưa miệng có thể phát triển xuống phế quản phổi gây viêm phổi do nấm [3] - Trẻ thiếu tháng sinh non, trẻ thiếu cân cũng dễ bị viêm phổi do các phản xạ đường thực quản của bé còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày.[5] - Trẻ bị mắc các bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn,.. cũng có thể gây bệnh viêm phổi ở bé.[5] c. Triệu chứng [4][7] Hình 1.4: Triệu chứng viêm phổi - Viêm phổi cấp + Sốt nhẹ, nhiệt độ có thể tăng lên từ từ hoặc sốt cao ngay từ đầu. Trẻ 8 mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, ăn kém. + Viêm long đường hô hấp trên như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho. + Rối loạn tiêu hóa: nôn, trớ, tiêu chảy. - Viêm phổi nặng + Sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, môi khô lưỡi bẩn + Ho khan hoặc ho xuất tiết nhiều đờm dãi + Nhịp thở nhanh: ≥ 60 lần/phút với trẻ dưới 2 tháng ≥ 50 lần/phút với trẻ từ 2 – 12 tháng ≥ 40 lần/phút với trẻ trên 1 – 5 tuổi. + Khó thở, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, rút lõn lồng ngực. Trường hợp nặng hơn có thể có dấu hiệu tím tái ở lưỡi, quanh môi, đầu chi, rối loạn nhịp thở, có cơn ngừng thở. + Nghe phổi có ran ẩm to nhỏ hạt rải rác ở 1 hoặc cả 2 bên phổi, ngoài ra có thể có ran ngáy, ran rít. + Có thể có rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy, bụng chướng… + Trường hợp suy hô hấp nặng có thể có biểu hiện suy tim, trụy mạch. d. Biến chứng [4] Hình 1.5: Biến chứng của bệnh viêm phổi Biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc. Một số biến chứng hay gặp khác là tràn mủ màng phổi, áp xe phổi và tràn khí màng phổi. - Tràn dịch màng phổi: Trẻ bị viêm phổi có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi 9 hoặc viêm mủ màng phổi. Với biểu hiện trẻ vẫn sốt dai dẳng mặc dù đã dùng kháng sinh phù hợp; khám phát hiện hội chứng 3 giảm bên tràn dịch (giảm thông khí, gỗ đục, rung thanh giảm) hoặc tiếng cọ màng phổi; X-quang phổi có hình ảnh tràn dịch; chọc hút màng phổi có dịch. - Áp xe phổi: là một khoang có vách dày nằm ở nhu mô phổi bên trong có chứa mủ do nhu mô phổi bị hoại tử và mủ hóa. Với biểu hiện trẻ sốt, đau ngực, ho đờm đục hoặc lẫn máu, sút cân. Khám thấy di động lồng ngực giảm, giảm thông khí, gõ đục, có ran ẩm hoặc ran phế quản. X-quang ngực có ổ nằm trong nhu mô phổi, thành dày, thường có mức nước - hơi. Siêu âm, chụp CT ngực xác định vị trí, kích thước tổn thương và định hướng chọc dò dẫn lưu mủ. - Tràn khí màng phổi: là sự tích tụ khí trong khoang màng phổi, thường thứ phát do vỡ phế nang hoặc do nhiễm vi khuẩn sinh khí. Triệu chứng biểu hiện tùy thuộc vào mức độ xẹp phổi, áp lực trong khoang màng phổi và mức độ tiến triển của tràn khí. Lồng ngực bên tổn thương nhô cao hơn, tim bị đẩy sang bên đối diện, tam chứng Galliard (giảm thông khí, rung thanh mất, gõ vang), thở rên, suy hô hấp, tím tái tùy tiến triển của tràn khí. X-quang phổi cho chẩn đoán xác định. e. Điều trị và chăm sóc [4][6] • Viêm phổi cấp - Điều trị tại nhà hoặc trạm y tế xã, phường. - Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà: cách cho trẻ uống thuốc; cách nuôi dưỡng (chia nhỏ bữa ăn nếu trẻ nôn); cách làm thông thoáng mũi; cho trẻ uống đủ nước; cách làm một số thuốc ho dân gian an toàn cho trẻ; theo dõi để phát hiện các dấu hiệu phải đưa trẻ đến khám ngay (rút lõm lồng ngực nặng và các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân). - Kháng sinh liệu pháp Kháng sinh uống được chỉ định cho tất cả trẻ được chẩn đoán viêm phổi khi không có các xét nghiệm hỗ trợ (X-quang phổi, công thức máu,…) Kháng sinh ban đầu lựa chọn theo tuổi: Trẻ < 5 tuổi: Nguyên nhân hay gặp là phế cầu và HI. - Theo dõi trẻ viêm phổi: + Hẹn trẻ khám lại sau 3 ngày hoặc sớm hơn nếu người chăm sóc trẻ phát hiện thấy có dấu hiệu nặng. + Khi trẻ khám lại: Nếu trẻ giảm sốt, thở chậm hơn, không thở gắng sức, ăn 10 tốt hơn tiếp tục kháng sinh đã cho hết liệu trình.Trường hợp nếu trẻ không giảm sốt, còn thở nhanh hoặc xuất hiện các dấu hiệu của viêm phổi nặng, các dấu hiệu toàn thân nặng cho trẻ nhập viện tìm nguyên nhân và điều trị. Viêm phổi nặng. • Trẻ viêm phổi nặng được điều trị tại bệnh viện. Phòng và điều trị suy hô hấp: tất cả trẻ viêm phổi có thở gắng sức đều có - nguy cơ suy hô hấp cần theo dõi sát liên tục. Trẻ có dấu hiệu suy hô hấp phải được nhập viện cấp cứu và xử lý kịp thời + Thông thoáng đường thở: trẻ nằm trên giường phẳng, cổ hơi ngửa, nới lỏng quần áo, hút rửa mũi miệng sạch sẽ; cân nhắc đặt ống thông dạ dày chống trào ngược nếu suy hô hấp nặng. + Oxy liệu pháp: tùy thuộc vào nhu cầu oxy, đáp ứng của trẻ để lựa chọn phương pháp thở oxy phù hợp • Chăm sóc và điều trị triệu chứng - Chống rối loạn thân nhiệt + Hạ sốt: khi thân nhiệt đo ở nách > 38,5oC cần cho trẻ thuốc hạ sốt: Paracetamol 10-15 mg/kg/lần uống, đặt hậu môn, cách mỗi 6 giờ. Khi sử dụng thuốc bà mẹ nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn và liều lượng thuốc phù hợp cho trẻ theo đúng độ tuổi và cân nặng. Cho trẻ mặc mát, nằm phòng thoáng khí, lau người bằng nước ấm. Trường hợp trẻ sốt cao liên tục không đỡ mẹ cần cho trẻ đến các cơ sở y tế. + Đối với trường hợp trẻ sốt < 38,5ºC bà mẹ nên mặc quần áo thoáng mát cho trẻ và lau người trẻ bằng nước ấm đặc biệt là vùng nách, bẹn, trán…. Quần áo trẻ nên mặc loại thấm hút mồ hôi tốt và dọn phòng thông thoáng sạch sẽ để cơ thể có thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt. + Chống hạ nhiệt độ: ở trẻ nhỏ có thể không sốt mà hạ nhiệt độ, khi thân nhiệt đo ở nách < 36oC. Điều trị bằng ủ ấm, nằm phòng kín gió, cho trẻ ăn đủ để tránh hạ đường huyết. Chú ý giữ ấm cho trẻ khi chuyển tuyến. 11 Hình 1.6: Chăm sóc trẻ khi trẻ sốt cao Vỗ rung, giúp trẻ bài tiết đờm - + Bà mẹ nên vỗ nhẹ rung cho trẻ để giúp lưu thông tuần hoàn máu trong phổi, giúp đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng hơn. Thực hiện vỗ rung trước khi ăn, hoặc 2 giờ sau ăn để tránh nôn. Vỗ bên trái rồi sang bên phải khoảng 3-5 phút, khi vỗ rung dùng lực từ cổ tay đến bàn tay không dùng lực cả cánh tay, không vỗ vào dạ dày, xương ức hay xương sống + Cho trẻ nằm nghiêng khi ngủ, kê gối cao hơn một chút để trẻ thoải mái hơn. Hình 1.7: Hướng dẫn vỗ rung cho trẻ. - Cung cấp đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng và nước + Trẻ viêm phổi thường có sốt, thở nhanh, nôn hoặc tiêu chảy, trong khi trẻ lại kém ăn, uống nên dễ mất nước, thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm cho tình trạng bệnh nặng lên hoặc chậm hồi phục, có thể hạ đường huyết ở trẻ nhỏ. Trẻ viêm phổi cần ăn đủ ba bữa chính hàng ngày, cho trẻ ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa, dễ nuốt. Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều các bữa ăn trong ngày và số lượng của mỗi bữa ăn ít hơn so với bình thường, không được ép
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan