Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức phát hiện và xử lý sớm của người nhà người bệnh đột quỵ não...

Tài liệu Thực trạng kiến thức phát hiện và xử lý sớm của người nhà người bệnh đột quỵ não tại khoa nội thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh nam định

.PDF
47
1
124

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN DIỆU LINH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ SỚM CỦA NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI KHOA NỘI THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN DIỆU LINH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ SỚM CỦA NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI KHOA NỘI THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH Ngành: Điều dưỡng Mã số: 7720301 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: TS.BS TRƯƠNG TUẤN ANH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cùng các anh chị điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Đại học, và Khoa y học lâm sàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn thầy giáo TS. BS Trương Tuấn Anh – Hiệu trưởng, Trưởng khoa Y học lâm sàng – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm khóa luận hoàn thành tốt khóa luận này. Một lần nữa em chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy công tác tốt. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị nhân viên y tế tại khoa Nội thần kinh –Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã giúp đỡ em trong quá trình điều tra số liệu. Xin cảm ơn những người bệnh đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ em để có những dữ liệu quý báu để hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày 15 tháng 06 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Diệu Linh ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo khoá luận của riêng tôi. Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Báo cáo này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người làm báo cáo Nguyễn Diệu Linh iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN ............................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4 1.1.1. Định nghĩa .............................................................................................. 4 1.1.2. Phân loại ................................................................................................. 4 1.3. Nguyên nhân ................................................................................................. 6 1.3.1. Đối với nhồi máu não .............................................................................. 6 1.3.2 Đối với xuất huyết não ............................................................................. 7 1.4. Biểu hiện ....................................................................................................... 7 1.4.1. Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ............................................................ 7 1.4.2. Các triệu chứng thần kinh khu trú............................................................ 8 1.4.3. Các dấu hiệu cận lâm sàng ...................................................................... 9 1.4.4. Các biểu hiện kết hợp khác...................................................................... 9 1.5. Điều trị ........................................................................................................ 10 1.6. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ........................................................ 11 1.7. Cách phòng ngừa đột quỵ ............................................................................ 12 Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................ 14 2.1. Kiến thức về đột quỵ của người dân ............................................................ 14 2.1.1. Trên thế giới:......................................................................................... 14 2.1.2. Tại Việt Nam: ....................................................................................... 14 2.2. Người nhà người bệnh ................................................................................. 16 2.3. Các dấu hiệu phát hiện bệnh đột quỵ não ..................................................... 16 2.3.1. Dấu hiệu đột quỵ não là gì? ................................................................... 16 iv 2.3.2 Các dấu hiệu khác .................................................................................. 17 2.4. Các biện pháp xử lý sớm cho người bị đột quỵ não ..................................... 18 2.5. Vai trò của thân nhân khi phát hiện người bệnh đột quỵ .............................. 19 Chương 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 21 3.1. Thông tin chung .......................................................................................... 21 3.1.1. Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định................................... 21 3.1.2 Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ........................ 22 3.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 22 3.2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................... 22 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 23 3.2.3. Phương pháp điều tra số liệu ................................................................. 23 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 23 3.2.5. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 23 3.3. Thực trạng kiến thức phát hiện và xử lý sớm của người nhà người bệnh đột quỵ não tại Khoa Nội thần kinh bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022 ... 23 3.3.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.............................................. 24 3.3.2. Đánh giá kiến thức của người nhà về bệnh đột quỵ não ......................... 25 3.3.3 Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức về đột quỵ não ........... 27 3.4 Các ưu nhược điểm ...................................................................................... 29 3.4.1 Ưu điểm ................................................................................................. 29 3.4.2 Nhược điểm ........................................................................................... 29 3.4.3 Nguyên nhân .......................................................................................... 29 Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP........................................................................ 30 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục: Bảng câu hỏi kiến thức phát hiện và cách xử trí của người nhà có người thân bị đột quỵ trước nhập viện v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT WHO : Tổ chức y tế thế giới TBMMN : Tai biến mạch máu não vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ............................... 24 Bảng 3.2. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh đột quỵ não........... 25 Bảng 3.3 Kiến thức về dấu hiệu nhận biết bệnh ..................................................... 26 Bảng 3.4. Kiến thức xử trí của người nhà người bệnh ............................................ 26 Bảng 3.5. Mối tương quan giữa trình độ học vấn đến nhận biết dấu hiệu bệnh nhân đột quỵ ................................................................................................. 27 Bảng 3.6: Tỉ lệ mối tương quan giữa trình độ học và cách xử trí của người nhà người bệnh đột quỵ trước khi vào viện.................................................. 28 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Hai thể đột quỵ não .................................................................................. 6 Hình 1.2: Các biểu hiện đột quỵ não ........................................................................ 8 Hình 1.3: Hình ảnh CT của người bệnh đột quỵ não ................................................ 9 Hình 2.1: Hình ảnh liệt mặt của người đột quỵ não ................................................ 17 Hình 3.1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định......................................................... 21 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là một trong các nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu trong sau các nguyên nhân tim mạch,ung thư . Trên toàn cầu 15 triệu người bị đột quỵ não cấp tính mỗi năm và một phần ba trong số họ tử vong sau đột quỵ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ não hiện nay là nguyên nhân phổ biến đứng thứ hai và dự báo đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên phạm vi toàn thế giới . Tỉ lệ mới mắc theo Tổ chức y tế thế giới là 250/100000, ở Việt Nam nói chung từ 20-35/100000 , tại Huế là 27,71/100000 dân theo điều tra 1989-1994. Tỉ lệ hiện mắc theo Tổ chức Y tế thế giới là 500700/100000, ở Việt Nam nói chung từ 456-485/100000. Tỉ lệ tử vong trên 100000 dân ( nói lên tính chất trầm trọng của bệnh). Tỉ lệ này rất khác nhau giữa các nước, từ 35-240/100000, ở Việt Nam 20-25/100000 dân. Với sự tiến bộ của y học, tuy tỷ lệ tử vong do đột quỵ ngày càng giảm nhưng số lượng người bệnh bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng. Mức độ di chứng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách thức người bệnh được phát hiện, chẩn đoán và can thiệp .Các nghiên cứu cũng cho thấy kiến thức về đột quỵ của người dân cũng còn hạn chế. Hậu quả tỷ lệ tử vong và tàn tật của người bệnh đột quỵ còn cao . Đột quỵ não là một trong những bệnh có khả năng dự phòng hiệu quả, nhận thức được các yếu tố nguy cơ đồng thời nhận diện sớm được các dấu hiệu đột quỵ não và điều trị kịp thời các trường hợp đột quỵ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cải thiện tiên lượng người bệnh [11]. Trong đó sự hiểu biết về bệnh đột quỵ não của người bệnh và người nhà là một khâu quan trọng trong chiến lược dự phòng này .Nhiều nghiên cứu trên thế giới nhận thấy, việc chạy đua với thời gian để cứu sống các tế bào não và hy vọng để lại ít di chứng nhất đang là mục tiêu hướng đến với tỷ lệ bệnh nhân (BN) hồi phục cao nhất [3]. Việc người dân biết các phát hiện sớm các dấu hiệu của đột quỵ, thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ, các bệnh viện có đơn vị cấp cứu đột quỵ, biết đưa người bệnh đến bệnh viện bằng các phương tiện vận chuyển bệnh nhân đúng cách, hạn chế tình trạng chở bệnh nhân trên các phương tiện tự có giúp tăng tỷ lệ bệnh nhân được tái thông mạch não sớm. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện khảo sát đánh giá sự hiểu biết và phản ứng của người dân khi đột quỵ xảy ra, trên cơ sở đó đề ra chương trình giáo dục hữu hiệu. Tại Việt Nam nói chung, có rất 2 ít công trình khảo sát thực trạng công tác giáo dục cũng như những hiểu biết cơ bản về đột quỵ của cộng đồng. Nhiều người cảm thấy lúng túng và không biết phải làm sao khi chứng kiến những trường hợp đột quỵ não, khiến cho việc điều trị không đạt hiệu quả. Vì vậy, người nhà người bệnh cần có kiến thức để đạt được hiệu quả cao trong chăm sóc và hồi phục của người bệnh, giúp họ phòng tránh các thương tật thứ cấp. Nhận thấy sự quan trọng trong việc phát hiện và xử trí sớm đột quỵ não của thân nhân người bệnh vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định Với mong muốn tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức xử trí Đột quỵ não của thân nhân người bệnh để làm cơ sở cho công tác giáo dục sức khỏe trong thực hành điều dưỡng nên em mong muốn thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức về phát hiện và xử trí sớm của người nhà người bệnh Đột quỵ não tại khoa Thần Kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022” nhằm mục tiêu sau. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng kiến thức phát hiện và xử trí sớm trước nhập viện của người nhà người bệnh Đột quỵ não tại khoa Thần Kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức phát hiện và xử trí sớm trước nhập viện của người nhà người bệnh Đột quỵ não tại khoa Thần Kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não được định nghĩa như sau: Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc người bệnh tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương. Tổ chức y tế thế giới cũng định nghĩa, đột quỵ não là khi người bệnh có biểu hiện rối loạn nặng chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nửa người, nuốt sặc.., xuất hiện nhanh, đột ngột. Các rối loạn chức năng này tồn tại quá 24h giờ. Đột quỵ não có thể liên quan tới thời tiết bởi gặp rải rác quanh năm nhưng tập trung vào vào các tháng 6, 10, 11, 2 và 3, đặc biệt trong những dịp chuyển mùa. Bệnh thường gặp nhiều về ban ngày chiếm khoảng 73,5%. Tai biến mạch máu não (TBMMN) là các thiếu sót thần kinh với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa xảy ra đột ngột do mạch máu não (động mạch, mao mạch và hiếm hơn là tĩnh mạch) bị vỡ hoặc bị tắc mà không do chấn thương sọ não [1]. Đột quỵ não hay TBMMN là tình trạng rối loạn khu trú chức năng não tiến triển nhanh, trên lâm sàng thường do mạch máu nuôi dưỡng một vùng bị tắc hoặc vỡ làm vùng não đó bị tổn thương hậu quả là vùng cơ thể do vùng não đó chi phối bị rối loạn hoạt động [1]. 1.1.2. Phân loại Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, đột quỵ não được chia ra 2 thể nhồi máu não và xuất huyết não. 5 1.1.2.1. Nhồi máu não: Một cơn nhồi máu não có thể xảy ra theo hai cách: • Đột quỵ do nghẽn mạch Nếu máu đông hình thành ở một nơi nào đó trong cơ thể (thường là ở tim), nó có thể di chuyển theo dòng máu đến não. Một khi tới não, cục máu đông di chuyển đến mạch máu có kích thước nhỏ hơn nó. Nó sẽ mắc kẹt ở đó và khiến máu không đi qua được. Các loại đột quỵ này được gọi là đột quỵ do nghẽn mạch. • Đột quỵ do máu đông tại chỗ Khi máu chảy qua động mạch, nó có thể để lại mảng cholesterol dính vào các thành bên trong của động mạch. Qua thời gian, những mảng bám có thể tăng kích cỡ và sẽ làm hẹp hoặc tắc động mạch và ngăn máu đi qua. Trong trường hợp đột quỵ, các mảng bám thường ảnh hưởng đến các động mạch lớn ở cổ đưamáu đến não. Đột quỵ bị gây ra theo cách này được gọi là đột quỵ do máu đông tại chỗ. 1.1.2.2. Xuất huyết não: Là sự vỡ mạch tại thành mạch trong não nó làm máu bị rò rỉ vào trong não, không cung cấp được ô-xy và chất dinh dưỡng. Đột quỵ chảy máu có thể bị gây ra bởi nhiều chứng rối loạn ảnh hưởng đến mạch máu, bao gồm tình trạng cao huyết áp kéo dài và chứng phình động mạch não. Phình động mạch là điểm yếu hoặc mỏng trên thành mạch máu. Các điểm yếu gây ra phình động mạch thường có từ lúc sinh. Phình động mạch phát triển trong một số năm và thường không gây ra vấn đề gì có thể phát hiện được cho đến khi chúng vỡ ra. Dị dạng thông động tĩnh mạch (arteriovenuous malformation - AVM) là một khối lộn xộn các mạch máu (động mạch và tĩnh mạch). Nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể bao gồm cả não. AVM thường có từ lúc sinh. Nó có thể là do bạn lớn lên, các mạch máu to lên và yếu đi. Nếu dị dạng động tĩnh mạch nằm trong não và các thành mạch máu vỡ, bạn sẽ bị chảy máu não. 6 Hình 1.1: Hai thể đột quỵ não 1.3. Nguyên nhân 1.3.1. Đối với nhồi máu não - Tắc mạch + Xơ vữa động mạch , thường gặp nhất khi trên 50 tuổi , nếu có đái tháo đường , hoặc tăng huyết áp , nghiện thuốc lá thì có thể tuổi dưới 50. Hậu quả là gây hẹp mạch tại não (hẹp trên 80% mới có triệu chứng ) và có thể gây lấp mạch từ mảng xơ vữa của các động mạch lớn. + Viêm động mạch : viêm động mạch hạt của Wegner , giang mai, lao, bệnh Takayashu, bệnh tạo keo, bệnh Horton... + Bóc tách động mạch cảnh, động mạch chủ bụng ( sống lưng), đáy não + Các bệnh máu : tăng hồng cầu, hồng cầu hình liềm, thiếu hồng cầu nặng... + U não chèn ép các mạch não + Bệnh Moyamoya gây tắc mạch ở đa giác Willis làm tân sinh nhiều mạch nhỏ - Co mạch Co mạch sau xuất huyết dưới nhện Co mạch hồi phục nguyên nhân không rõ , đau nửa đầu , sang chấn sọ não, sản giật, hạ hay tăng huyết áp quá mức - Lấp mạch ( embolie): 7 + Nguồn gốc từ xơ vữa : nơi phân đôi động mạch cảnh chung thành động mạch cảnh trong và ngoài ( 50%) , vòi cảnh (20%) , động mạch sống lưng khúc tận, quai động mạch chủ + Nguồn gốc từ tim: thường gặp , khoảng 20% , dưới 45 tuổi ( tim bẩm sinh) , hẹp hai lá, thấp tim, van giả, sa van hai lá, loạn nhịp tim chủ yếu là rung nhĩ, hội chứng yếu nút xoang, viêm nội tâm mạch nhiễm khuẩn cấp hoặc bán cấp , nhồi máu cơ tim giai đoạn cấp. Ngoài ra còn có ung thư ( phổi), động kinh, thuốc chống thụ thai 1.3.2 Đối với xuất huyết não - Tăng huyết áp, thường gây xuất huyết ở động mạch não giữa, nhánh sâu. - Xuất huyết nguyên nhân không xác đinh. - Vỡ túi phồng động mạch : thường gặp ở chỗ phân nhánh của mạch máu lớn vùng đáy não gây chảy máu vào khoang đáy dưới nhện. Tỉ lệ cao ở trên vòng Willis , động mạch cảnh trong 41%, động mạch não trước 34%, nơi xuất phát động mach thông sau 25%,, động mạch não giữa 20%, động mạch sống nền 20%, khúc trên của động mạch cảnh 14% và ở xoang hang 2%. - Vỡ túi phồng động tĩnh mạch: chủ yếu ở ½ bán cầu não sau, nam nhiều hơn nữ, thường gây tụ máu và ít gây xuất huyết dưới nhện - Các bệnh gây cháy máu: bệnh bạch cầu , tiểu sợi huyết, bệnh ưa chảy máu... - Xuất huyết vào tổ chức não tiên phát và thứ phát do u não - Xuất huyết thứ phát sau nhồi máu não - Viêm nhiễm động tĩnh mạch - Các nguyên nhân hiếm gặp sau chụp mạch não, thuốc giãn mạch , gắng sức thủ thuật thăm dò tiết niệu, biến chứng rò động- tĩnh mạch xoang hang, thiếu dưỡng khí máu, bán đầu thống, dị dạng, viêm não thể vùi. 1.4. Biểu hiện 1.4.1. Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ Nếu tự nhiên đang trong tình trạng sức khỏe bình thường mà thấy các triệu chứng sau thì có khả năng rất cao bạn đang bị đột quỵ: 8 Hình 1.2: Các biểu hiện đột quỵ não 1.4.2. Các triệu chứng thần kinh khu trú - Các triệu chứng vận động * Liệt hoặc biểu hiện vụng về nửa người hoặc một phần cơ thể. * Liệt đối xứng. * Nuốt khó (cần có thêm triệu chứng khác kết hợp). - Rối loạn thăng bằng. - Rối loạn ngôn ngữ: * Khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt bằng lời nói. Khó khăn khi đọc, viết. * Khó khăn trong tính toán. Nói khó (cần có thêm triệu chứng khác kết hợp).-Các triệu chứng cảm giác, giác quan: * Cảm giác thân thể (rối loạn cảm giác từng phần hoặc toàn bộ nửa người). * Thị giác (mất thị lực một hoặc cả hai bên mắt, bán manh nhìn đôi kết hợp với triệu chứng khác). - Các triệu chứng tiền đình: Cảm giác chóng mặt quay cuồng, nôn hoặc buồn nôn 9 - Các triệu chứng tư thế hoặc nhận thức: Khó khăn trong việc mặc quần áo, chải tóc, đánh răng, rối loạn định hướng không gian, gặp khó khăn trong việc mô phỏng lại - Các triệu chứng thần kinh khác: Rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng, rối loạn tâm thần, hội chứng màng não. 1.4.3. Các dấu hiệu cận lâm sàng Các xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị trong chuẩn đoán như chụp cộng hưởng từ, chụp CT cắt lớp vi tính, chụp động mạch não, các phương pháp chẩn đoán đồng vị phóng xạ, siêu âm Doppler, xét nghiệm dịch não tủy… Hình 1.3: Hình ảnh CT của người bệnh đột quỵ não 1.4.4. Các biểu hiện kết hợp khác - Bệnh xảy ra ở tuổi trên 50 trở lên. - Người bệnh có biểu hiện xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, có bệnh tim mạch. - Tắm lạnh, căng thẳng tâm lý, hoặc thể xác, sau uống bia-rượu. 10 1.5. Điều trị Mục đích của điều trị đột quỵ não là giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa mức độ tàn phế. Để đạt được tiêu chí trên, cần tuân theo các nguyên tắc chung là: điều trị cấp cứu và tối ưu hoá tình trạng thần kinh, hạn chế lan rộng ổ tổn thương; bảo đảm tưới máu não; phòng ngừa biến chứng; phục hồi chức năng và phòng ngừa tái phát. Đối với đột quỵ não có hai thể chính là chảy máu não và nhồi máu não. Điều trị đặc hiệu cho mỗi thể khác nhau nhưng phác đồ điều trị tổng hợp chung cho cả hai thể của đột quỵ não giống nhau: Điều trị tổng hợp: nhằm duy trì chức năng sống, chống phù não. Chiến thuật chống phù não tích cực bao gồm: kê đầu giường cao 25- 30 độ, hạn chế kích thích, hạn chế dịch truyền, tăng thông khí, phẫu thuật giảm ép, dẫn lưu và dùng thuốc... Ngoài ra, cần chú ý duy trì đường máu hợp lý; lưu thông đường thở cho bệnh nhân có rối loạn chức năng hô hấp, thiếu ôxy vùng tranh tối - tranh sáng càng rõ rệt, cần cho thở ôxy và làm thông thoáng đường thở, hút đờm rãi và chống nhiễm trùng phế quản ngay lập tức, triệt để. Nên tránh cho ăn đường miệng sau đó hoặc để sau 2-3 ngày, phòng viêm phổi do trào ngược; nuôi dưỡng qua đường sonde dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, giúp tăng cường chuyển hoá cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột. Điều trị đặc hiệu (chủ yếu cho thể đột quỵ thiếu máu não): bằng các thuốc tiêu huyết khối và điều trị dự phòng tái phát bằng các thuốc chống kết tập tiểu cầu. Các tác nhân này làm giảm kết tập tiểu cầu, làm giảm sự lan rộng của huyết khối động mạch, tiêu biểu là aspirin. Đây là thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch, nhưng có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu. Dùng thuốc chống đông làm giảm cục máu đông và dùng thuốc điều trị tiêu cục huyết khối. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này đòi hỏi bệnh nhân đến viện sớm trước 3 – 4,5 giờ và tuân theo những chỉ định rất chặt chẽ, được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên sâu có phương tiện theo dõi các xét nghiệm tin cậy, phòng tai biến chảy máu ồ ạt. Các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh cũng được các nghiên cứu cho thấy có vài cơ chế cùng tồn tại song song, mục đích giúp đỡ chuyển hoá ở mô bị rối loạn và có nguy cơ bị rối loạn dẫn đến phá huỷ tế bào thứ phát; dùng các thuốc tăng dinh dưỡng thần kinh... 11 Các kỹ thuật điều trị đột quỵ - dự phòng đột quỵ: kỹ thuật tạo hình động mạch não qua da; giải phóng, làm tiêu cục tắc huyết khối gây tắc mạch; nong rộng lòng mạch ở các động mạch bị hẹp; điều trị các phình mạch, dị dạng động -tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch bằng coil kim loại; kỹ thuật khai thông động mạch; kỹ thuật lấy bỏ các cục máu tụ, giảm ép não bằng phẫu thuật; kỹ thuật điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị. Người bệnh đột quỵ não càng được điều trị sớm càng tốt. Tốt nhất là được cấp cứu trong 6h đầu sau cơn đột quỵ, việc điều trị có thể chia ra làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn cấp(Hồi sức toàn diện): Trong giai đoạn này người bệnh cần được điều trị để đảm bảo duy trì các chức năng sống cơ bản như hô hấp, tuần hoàn… Tiếp đó là điều trị đặc hiệu tùy theo nguyên nhân và loại đột quỵ: Thuốc tiêu huyết khối với trường hợp đột quỵ do tắc mạch và không có nguy cơ xuất huyết. Phẫu thuật lấy máu tụ trong một số trường hợp xuất huyết não. - Giai đoạn ổn định: Điều trị chăm sóc nhằm phục hồi các chức năng như vận động, ngôn ngữ 1.6. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh Trong thực tế có rất nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh - Lứa tuổi: tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất trong đột qụy - Giới: nam mắc bệnh nhiều hơn nữ trong mọi nhóm tuổi. Tỷ lệ nam/nữ tuỳ theo từng tác giả, từng quốc gia có thể khác nhau - Chủng tộc: người da đen có tỷ lệ mắc đột qụy não cao nhất, sau đó đến người da vàng và cuối cùng là người da trắng. - Di truyền: đột qụy não nằm trong phổ lâm sàng của CADASIL biểu hiện là nhồi máu dưới vỏ và bệnh chất trắng não. - Xơ vữa động mạch não: + Xơ cứng động mạch: gồm những thay đổi làm dày và cứng thành các động mạch lớn và vừa, những động mạch đàn hồi và thành có lớp cơ. + Xơ vữa động mạch: là một dạng của xơ cứng động mạch, đặc trưng bởi các ổ hoại tử ở lớp áo trong (intima) và các sản phẩm đạm, mỡ đọng trong thành động mạch đã bị xơ cứng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan