Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tại công ty tnhh giải pháp phần mềm cmc...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty tnhh giải pháp phần mềm cmc

.DOC
14
5560
146

Mô tả:

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP I, KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. 1.1. Giới thiệu khái quất về công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn/TNHH giải pháp phần mềm CMC ( CMCSoft). Tên giao dịch: CMC Software Solution Co. ltd. Trụ sở chính: Tầng 14, Tòa nhà CMC, Cụm Tiểu thủ Công nghiệp và Công nghiệp nhẹ, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện Thoại: (84-4) 3943 9066. Fax:(84-4) 39439067. Email:[email protected] Website:http://www.cmcsoft.com Chi nhánh: Tầng 7, 111 – 121 Ngô Gia Tự, Phường 2, Quận 10, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84-8). 3832 5088 Fax: ( 84- 8) 3832 5087 [email protected] Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm CMC ( CMCSoft) là một thành viên của CMC Group – một trong những tập đoàn ICT lớn của Việt Nam 1996, Trung tâm phát triển phần mềm CMCSoft – tiền thân của Công ty Giải pháp phần mềm CMC ngày nay, được thành lập với mục tiêu trở thành một đơn vị kinh doanh chiến lược của CMC Group. Ngay từ những ngày đầu thành lập, CMCSoft đã tập trung vào việc phát triển phần mềm dành cho doanh nghiệp và chính phủ. Năm 1997, Phòng Hệ thống và phần mềm CMC đổi tên thành Trung tâm phát triển phần mềm của CMC đồng thời cho ra đời Docman – phần mềm quản lý văn bản và luồng công việc. Năm 2000, cho ra đời sản phẩm iLib- Giải pháp thư viện tích hợp. Năm 2001, thành lập phòng eDocman, phòng giải pháp tài chính và bảo hiểm và dịch vụ theo yêu cầu; Phát hành giải pháp thư viện số Dilib; ra đời Smilib- giải pháp cho thư viện có quy mô vừa và nhỏ. Năm 2004, thành lập phòng OSDC- Trung tâm gia công và xuất khẩu phần mềm, thông qua đó công ty sẽ kinh doanh thêm dịch vụ gia công phần mềm cho nước ngoài. Đây là một hướng đi mới và trở thành một mục tiêu chiến lược trong thời gian tới của công ty. Năm 2005, phòng giải pháp phần mềm CSS được thành lập. Năm 2006, CMCSoft được thành lập trên cơ sở trung tâm phát triển phầm mềm CMC. Từ đó đến nay, công ty đã cung cấp rất nhiều những sản phẩm, giải pháp và dịch vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực như Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Giáo dục, Chính phủ… như CPC, eDocman, iLib, IU… Các sản phẩm này, không chỉ được khách hàng đánh giá cao, mà còn nhận được rất nhiều giải thưởng do các tổ chức, hiệp hội về Công nghệ thông tin trong và ngoài nước trao tặng. Hiện nay, công ty có khoảng trên 300 cán bộ có trình độ và kinh nghiệm.Với chiến lược của mình, CMCSoft đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong nghành phần mềm Việt Nam, cùng góp phần khẳng định vị trí hàng đầu của CMC Group trong lĩnh vực CNTT và truyền thông. 1.2. - Chức năng, nhiệm vụ của công ty Chức năng: Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC là đơn vị kinh tế độc lập, thực hiện chức năng sản xuất trong lĩnh vực sản xuất phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin phụ vụ lĩnh vực quản lý hệ thống thông tin Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Giáo dục, Chính phủ… góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bao gồm: - Sản xuất, kinh doanh phần mềm đóng gói và cung cấp các dịch vụ theo sản phẩm đóng gói. Cung cấp giải pháp và dịch vụ phần mềm trong lĩnh vực Tài Chính, Bảo Hiểm, Ngân hàng, Viễn thông, Quản lý Thư viện, Chính phủ và Doanh nghiệp. Tư vấn và triển khai các ứng dụng ERP, Business Intelligence, Billing,… Kinh doanh cung cấp dịch vụ gia công phần mềm. Kinh doanh cung cấp các thiết bị, phần mềm đặc thù và chuyên dụng. - Nhiệm vụ: Quy trình xử lý công việc chính là mạch máu của một tổ chức và những hệ thống tài liệu chính là bộ não của tổ chức đó- nắm bắt được những nhu cầu càng ngàng càng to lớn về các ứng dụng, phần mềm quản lý trong tiến trình đổi mới phát triển đất nước, CMCSoft cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin có chất lượng tốt nhất, hữu ích nhất cho xã hội, trực tiếp và gián tiếp xây dựng xã hội của chúng ta ngày càng giàu mạnh. Ngoài ra công tác cải thiện, nâng cấp các phần mềm luôn được chú trọng đặt nên hàng đầu, đảm bảo cho chất lượng sản phẩm phải ngày càng được nâng cao, nhanh chóng tới tay người tiêu dùng, các sản phẩm sau chú trọng hơn đến việc tích hợp nhiều chức năng hơn, xử lỷ dữ liệu nhanh chóng giúp tiết kiểm thời gian, tính khắt khe cũng như sự chuẩn xác trong số liệu không nhừng được nâng cao. Các ứng dụng của quy trình quản lý quy trình và hồ sơ vào trong tổ chức phải đảm bảo hạn chế được những nhược điểm của phương thức quản lý truyền thống, khai thác tối đa những tiện ích của ứng dụng để phát huy những lợi thế sẵn có, đưa hoạt động của tổ chức đạt năng suất và hiệu quả cao. Liên tục triển khai hoàn thiện các dự án sản phẩm mới đảm báo tính sáng tạo, khả thi. Thông qua việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, CMCSoft đã góp một phần không nhỏ trong sự ủng hộ tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc GĐ Kinh doanh GĐ Công nghệ GĐ Chi nhánh SG Marketing eDocman Tổ chức-Nhân sự Kếế toán- kiểm toán Chất lượng IU ILib FIS Phòng gia công phần mềm-OSDC Phòng giải pháp phần mềm-CSS Hành chính Quản trị mạng (Nguồn : Phòng tổ chức-nhân sự) Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty CMCSoft Ban Tổng giám đốc và Giám đốc của công ty: - +Là ban có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ bộ máy hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm điều hành và chỉ huy thực hiện nhiệm vụ của các ban. - Khối nghiệp vụ: + Thực hiện công tác cán bộ, Đảng, Đoàn, quản lý xuất nhập cảnh, xây dựng kế hoạch lao động. Tiền lương, chính sách người lao động, đào tạo đánh giá sắp xếp nhân sự. Thực hiện công tác văn thư bảo mật, quản lý thiết bị văn phòng, thực hiện các hoạt động đối ngoại. + Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị, quản lý tiến trình dự án đầu tư. + Đảm bảo các hoạt động của công ty tuân thủ đúng pháp luật, là đầu mối liên hệ với các cổ đông. + Thực hiện công tác tìm hiểu thị trường mới, triển khai các hoạt động tại các thị trường. Tổ chức đấu thầu, đàm phán, ký hết hợp đồng mua bán hàng hóa, vật tư, công cụ dụng cụ, đảm bảo logistic cho các thị trường mới. - Khối kỹ thuật: + Thực hiện quy hoạch, thiết kế mạng cho các dự án mới, kiểm soát quy hoạch các mạng đang hoạt động, kiểm soát quá trình vận hành khai thác, tối ưu các mạng đang hoạt động. + Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho vật tư, các thiết bị phụ trợ, xây dựng các hướng dẫn thực hiện, kiểm tra chất lượng xây lắp, tổ chức kiểm tra và nghiệm thu công trình. + Quy hoạch thiết kế, triển khai các ứng dụng CNTT với các thị trường. - Khối kinh doanh: + Tiếp nhận và sử lý các đơn hàng gia công + Tổng hợp phân tích đánh giá tình hình kinh doanh của công ty và các thị trường đưa ra khuyến nghị. + Truyền thông nội bộ, bên ngoài. Xây dựng thương hiệu tổ chức các sự kiện của công ty. Thông qua mô hình tổ chức của công ty ta có thể thấy rằng, công ty chưa có phòng ban chuyên phụ trách nghiên cứu thị trường và triển khai các hoạt động tại các thị trường. 1.4. đóng gói. - Ngành nghề kinh doanh của Công ty Phát triển phần mềm đóng gói và cung cấp các dịch vụ theo sản phẩm Cung cấp giải pháp và dịch vụ phần mềm trong lĩnh vực Tài Chính, Bảo Hiểm, Ngân hàng, Viễn thông, Quản lý Thư viện, Chính phủ và Doanh nghiệp. Tư vấn và triển khai các ứng dụng ERP, Business Intelligence, Billing,… Dịch vụ gia công phần mềm. Cung cấp các thiết bị, phần mềm đặc thù và chuyên dụng. 2. Tình hình sử dụng lao động của công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC Số lượng, chất lượng lao động của Công ty Hiện tại công ty có 310 thành viên phân bổ về các phòng ban trong đó: 2.1. Bảng 1.1 : Số lượng nhân viên trong Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm CMC năm 2012 Đơn vị: Người Phòng ban Số lượng Tỷ lệ ( %) Ban Tổng giám đốc và giám 05 1.62 Khối nghiệp vụ 96 30.97 Khối kỹ thuật 153 49.36 Khối kinh doanh 56 18.05 Tổng (Nguồn : Phòng tổ chức-nhân sự) 310 100 đốc Nhận xét: Theo số liệu thống kê của phòng tổ chức hành chính, cho đến cuối năm 2012 công ty có tổng cộng 310 lao động, có thể thấy số lượng lao động hiện tại của công ty tương đối hợp lý để đáp ứng các điện kiện về quy mô sản xuất và nhu cầu thị trường. Ngoài ra, số liệu bảng 1.1 cho ta thấy lao động của công ty chủ yếu tập trung trong khối kỹ thuật và đây cũng là đặc thù của các công ty hoạt động trong linh vực kỹ thuật- phần mềm, thể hiện sự chú trọng và đầu tư của công ty vào khâu nghiên cứu và sản xuất sản phẩm. Bảng 1.2. Chất lượng lao động trong Công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC năm 2012 Trình độ Trên đại học Số (người) 15 lượng Tỷ lệ (%) 4.8 Đại học 223 71.9 Cao đẳng 72 23.3 Tổng 310 100 (Nguồn : Phòng tổ chức-nhân sự) Dựa vào bảng 1.2 ta có thể thấy các nhân viên đều có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, chất lượng lao động của công ty CMCSoft khá cao với tỷ lệ lao động có bằng đại học chiếm trên 70%. Mặt khác ban Tổng giám đốc, giám đốc, các trưởng phó phòng đều có trình độ đại học trở lên. Toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty đều phải biết tiếng anh, cán bộ công nhân viên công tác từ 6 tháng trở lên trình độ tiếng anh đạt chứng chỉ TOEIC cấp độ 1 trở lên , với một chố chức danh đòi hỏi thêm trình độ tiếng Nhật như các Tester Tiếng Nhật. Điều này thể hiện quyết tâm tiêu chuẩn hóa đầu vào của công ty đang rất được chú trọng và đầu tư. Cơ cấu lao động của công ty Bảng 1.3: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2012 2.2. Năm 2010 Số Phân lượng ỷ lệ ( ng loại ười) Theo giới tính 1. Nam lượng ( %) 270 ( n 8 60 ỷ lệ gười) 1.81 2. Nữ Năm 2011 Số T T ( 24 1 lượng %) 8 Năm 2012 Số ỷ lệ ( ng ười) 8 8.19 ( %) 255 2.67 52 T 8 2.26 1 45 7.33 1 7.74 Theo độ tuổi 20- 245 35tuổi 7 4.24 36- 85 55tuổi 21 0 2 330 00 (Nguồn : Phòng tổ chức-nhân sự) 215 8.86 95 5.76 Tổng 6 9.36 3 95 1.14 1 30 5 6 3 0.64 1 00 310 1 00 Do tính chất ngành nghề thuộc lĩnh vực phần mềm máy tính nên chúng ta có thể thấy lượng lao động nam trong công ty chiếm tỷ trọng trên 80% cao hơn nhiều so với lượng lao động nữ. Ngoài ra dựa vào bảng 1.3, ta thấy CMCSoft duy trì nhân sự ổn định trong năm 2012, cơ cấu đội ngũ nhân viên theo độ tuổi của công ty còn khá trẻ, số nhân viên có độ tuổi từ 23 tới 35 tuổi chiếm gần 70% trong tổng số nhân viên, điều này sẽ giúp công ty có thể khai thác triệt để sức trẻ, sự năng động cũng như nhạy bén của tuổi trẻ trong sản xuất và phát triển. Quy mô vốn kinh doanh của công ty Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu vốn của công ty năm 2012 3. 3.1. Chỉ tiêu Giá trị (đồng) Tài sản dài hạn 28.839.235.525 Tài sản ngắn hạn 91.511.901.823 Tổng 120.351.137.348 ( Nguồn : Phòng kế toán – kiểm toán ) 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Bảng 1.5 : Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn công ty năm 2012 Chỉ tiêu Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Vốn vay Tổng Giá trị (đồng) 68.119.177.755 42.501.675.963 9.730.283.627 120.351.137.348 ( Nguồn : Phòng kế toán – kiểm toán ) 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 1.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đơn vị: Triệu đồng So sánh 201 Chỉ tiêu 0 2 011 2 012 Số tiền Doanh thu thuần bán hàng 95.4 05,16 Giá vốn hàng bán 67,361 Chi phí tài chính 6.136,16 7 6.228,55 8 1.678,28 3 065,489 1 .683,445 1 .685,176 1 6,037 1.80 .000,58 .117,69 804,442 1 .140,574 16.4 85,512 1 .119,161 12.3 8 0.638,37 1 7 ố tiền 3,47 1 13,75% - - 2,8 17,11 11,7 8 9,13 9 .519,21 6, 1 123,934 79 6 1 6, 8 6,12 - 1 03,9 15.366,351 11.554,5 998,269 5,43 9 3.040,45 6,59 - 5 42, ỷ lệ(%) 67 4,17 T - 9 - 791 1 S 9 16 1 .016,64 T 10. 2 1.09 lý doanh nghiệp 7,783 Lợi nhuận kinh doanh Lợi nhuận sau 9.176,61 2.84 5,022 Chi phí quản thuần từ hoạt động - 3.232,85 9,482 Chi phí bán hàng 8 và 2011 ỷ lệ(%) 8 73.1 2012 2011 và 2010 9 50,56 7 9 thuế 64,134 39,371 .978,78 11.524,763 79 .899,409 50,56 ( Nguồn : Phòng kế toán – kiểm toán ) Nhận xét: thông qua bảng số liệu, có thể thấy rằng kết quả kinh doanh của công ty đã có những thay đổi trong 3 năm qua. - Doanh thu của 3 năm giảm dần, doanh thu năm 2011 giảm 6.228,55 triệu đồng chỉ chiếm 93,47% so với doanh thu năm 2010. Còn năm 2012 tiếp tục giảm so với năm 2011 số tiền là 3.040,45triệu đồng chỉ chiếm 96,59%. Về lợi nhuận sau thuế của công ty trong 3 năm qua có sự biến động rõ rệt. Cụ thể như năm 2011 mức lợi nhuận đạt được là quá thấp chỉ đạt 839,371 triệu đồng , so với năm 2010 đã giảm đi 11.524,763 triệu đồng chỉ bằng 6,79% so với lợi nhuận sau thuế năm 2010. Tuy nhiên năm 2012 công ty đã ngay lập tức có sự thay đổi như giảm mạnh chi phí tài chính xuống chỉ còn là 1.685,176 triệu đồng, chỉ bằng 62,8% so với năm 2011, đồng thời đầu tư tăng thêm vào chi phí bán hàng thêm 117,11 triệu đồng bằng 111,7% so với 2011 đã khiến lợi nhuận sau thuế của công ty tăng thêm 7.899,409 triệu đồng bằng 950,56% so với năm 2011, điều này cho ta thấy công ty đã có những điều chỉnh rất nhạy bén và chính xác để nhanh chóng ổn định sản xuất. Nhìn chung, trong thời kì kinh tế đất nước nói chung và ngành phần mềm nói riêng khá khó khăn như hiện nay thì những kết quả trên khá khả quan, cho ta thấy công tác quản trị của công ty khá hiệu quả. II, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CMC ( CMCSoft) Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của Công ty CMCSoft 2.1  Công tác hoạch định: Công ty đưa ra mục tiêu chiến lược năm 2009- 2014 là: CMCSoft tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trong mảng Tích hợp hệ thống, dữ liệu gói, phần mềm là các mảng dịch vụ truyền thống của CMCSoft. Các mục tiêu chiến lược thường kéo dài 4-5 năm, kết hợp hàng năm sau khi có bản tổng hợp về kết quả kinh doanh công ty sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và đưa ra những điều chỉnh trong các mục tiêu ngắn hạn trong năm sau, nhằm tạo ra sự linh hoạt trong hoạch định.  Công tác tổ chức: Qua khảo sát thực tế tôi thấy bộ máy quản trị của công ty được phân cấp khá rõ ràng. Cấp quản trị sẽ đề ra các chiến lươc, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể sau đó các nhà quản trị sẽ giao cho các bộ phận, nhân viên một cách rõ ràng và có văn bản kèm theo, tiếp đến các bộ phân và nhân viên sau khi tiếp nhận và nghiên cứu các chỉ thị sẽ tiến hành đưa ra các ý kiến điều chỉnh được tập hợp và gửi lên cấp lãnh đạo để xem xét và điều chỉnh cho phù hợp hơn. Chính nhờ áp dụng hỗn hợp phương pháp tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên đã tạo ra hiệu quả không nhỏ trong công tác tổ chức. Các nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về công việc và mục tiêu cần đạt được, đồng thời cấp lãnh đạo sẽ có nhiều nguồn thông tin hơn giúp tăng sự chính xác và linh hoạt trong ra quyết định.  Công tác lãnh đạo: Công ty đã và đang thực hiện công tác này khá thành công trong thời điểm hiện tại. Chính nhờ sự phân công phân quyền khá rõ ràng nên các nhà quản trị thuận lợi hơn trong việc tạo động lực cũng như gây ảnh hưởng đến các nhân viên trong tiến trình thực hiện công việc.  Công tác kiểm soát: Đây là một trong những công tác mà Công ty làm rất tốt, việc xây dựng thêm phòng Chất lượng với các yêu cầu tiêu chuẩn TVCN ISO 9001:2008, ISMS và CMMi3 và phù hợp với tính chất, đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phù hợp với yêu cầu của các khách hàng đã và đang giúp CMCSoft nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời cấp quản trị luôn được đòi hỏi phải nắm bắt thông tin và cập nhật thông tin về chính nhân sự cũng như công việc thuộc trách nhiệm quản lý của mình sau đó đưa ra các điều chỉnh hợp lý nên đã giảm thiểu rất nhiều những sai sót không đáng có trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên. 2.2 Công tác quản trị chiến lược của Công ty CMCSoft Có thể nói ngành sản xuất phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin đã không còn xa lạ nữa mà đã trở thành một phần thiết yếu của quá trình xây dựng và phát triển của xã hội. Hầu hết các tổ chức, cơ quan, đơn vị hiện nay đều ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành hoạt động. Vì vậy mà các đối thủ cạnh tranh của công ty CMCSoft ở trong khu vực cũng như trong và ngoài nước là tương đối nhiều, cường độ cạnh tranh trong ngành là khá lớn. Mặt khác với đặc thù là ngành dịch vụ nên rất khó trong việc đăng ký bản quyền tác giả cũng như khả năng bắt trước về sản phẩm là rất khó kiếm soát. Vì vậy mà việc xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường luôn là một trong những vấn đề được CMC quan tâm nhiều nhất. Hiện tại, xem xét trong ngành cũng như trên địa bàn cả nước thì công ty CMCSoft có ưu thế hơn các đổi thủ cạnh tranh của mình, điều này được minh chứng khi CMCSoft được vinh dự nhận cách danh hiệu như: Top 2 Công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam ( bình trọn của HCA liên tục từ năm 2007- năm 2011); Sản phẩm ATTT được yêu thích ( bình chọn của VNISA năm 2010), mặt khác công ty còn dẫn đầu thị trường phần mềm đóng gói trong lĩnh vực giáo dục, quản lý thông tin doanh nghiệp ( chiếm khoảng 40% thị phần so với các sản phẩm cùng loại) và là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam có năng lực mạnh trong tự nghiên cứu và phát triển phần mềm đóng gói. Ngoài ra, công ty công ty còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty này đều là những công ty có quy mô lớn, công nghệ, cơ sở vật chất và trang thiệt bị hiện đại. Do đó việc cạnh tranh của công ty gặp không ít khó khăn khi thâm nhập thị trường nước ngoài. - Nhìn chung, tuy công ty đã gặt hái được không ít thành công nhưng vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của công ty. Cụ thể như công ty mới chỉ thành công ở thị trường phần mềm đóng gói trong lĩnh vực giáo dục, quản lý thông tin doanh nghiệp còn các lĩnh vực khác như : cung cấp giải pháp và dịch vụ phần mềm trong lĩnh vực Tài Chính, Bảo Hiểm, Ngân hàng, Viễn thông, Quản lý Thư viện, Chính phủ và Doanh nghiệp, Tư vấn và triển khai các ứng dụng ERP, Business Intelligence, Billing,… Dịch vụ gia công phần mềm, Cung cấp các thiết bị, phần mềm đặc thù và chuyên dụng vẫn chưa đạt được những thành công vang dội. Qua nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp của công ty, tôi nhận thấy công tác quản trị chiến lược là tương đối tốt, cụ thể như CMCSoft đưa ra mục tiêu chiến lược tới năm 2014 là CMCSoft tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trong mảng Tích hợp hệ thống, Phần mềm là các mảng sản phẩm dịch vụ truyền thống của CMCSoft.Có thể thấy chiến lược đưa ra là tương đối cụ thể và rõ ràng nhưng quá trình thực hiện chiến lược vẫn còn nhiều khúc mắc và cần được hoàn thiện hơn, thể hiện ở kết quả kinh doanh năm 2011 của công ty là tương đối thấp. Vì vậy, để đạt được những thành công mới đòi hỏi công tác quản trị chiến lược cần phải được chú trọng hơn. 2.3 Công tác quản trị tác nghiệp của Công ty CMCSoft Với đặc thù ngành dịch vụ nên trong thực tế Công ty CMCSoft công tác quản trị tác nghiệp tập trung nhiều vào khâu quản trị bán hàng so với các khâu khác. - Hiện nay công ty có các chủng loại sản phẩm như:  Nhóm sản phẩm phục vụ Doanh nghiệp- Tổ chức: eDocman Plus- Hệ thống thông tin quản trị; C-Office Phần mềm quản trị thông tin doanh nghiệp; eDocman V2.5- phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp; eDocman One V2.0 - Quản lý hành chính một cửa; eDocman Archive V2.0- phần mềm Quản lý dự trữ.  Nhóm sản phẩm Thông tin- Thư Viện: iLib.LRC v5.0 –Giải pháp trung tâm học liệu mở; iLib v5.0- Thư viện điện tử tích hợp; iLib.Easy v5.0- Phần mềm thư viện điện tử quy mô nhỏ; iLib.Me v5.0 – Phần mềm thư viện điện tử quy mô vừa; iLib.School v5.5 –Phần mềm thư viện điện tử trường học.  Nhóm sản phẩm Giáo dục –Đào tạo: IU v5.0 –Quản lý đào tạo mô hình niên chế đa ngành, đa hệ; Edu Mark v5.0 –Phần mềm quản lý điểm; Edu Test v3.0 –Phần mềm quản lý thi trắc nghiệm; SMSU v2.0 – Dịch vụ tin nhắn học đường; Edu Register v5.0 –Quản lý tuyển sinh; e-Learning –Quản lý đào tạo trưc tuyến.  Các sản phẩm chuyên ngành khác: CMC.HRM – phần mềm quản lý nhân sự; CMC.AMS –Phần mềm quản lý tài sản; CMC.EzBiz –Phần mềm quản trị doanh nghiệp; CMC.Hotel –Phần mềm quản lý khách sạn; CMC.Hospital –Phần mềm Quản lý tổng thể bệnh viện; CMC.CRM –Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng; CMC.Pharm –Phần mềm Quản lý nhà thuốc; CMC.Mart –Phần mềm Quản lý siêu thị;CMC.Shop –Phần mềm Quản lý bán hàng.  Và một số sản phẩm khác của CMCSoft. Chính sách bán hàng: Trong thực tế, CMCSoft đang sử dụng 2 phương thức bán hàng chính :  Đối với khâu bán buôn cho công ty CMCSoft thường sử dụng phương thức bán giao hàng trực tiếp: sau khi ký kết các chứng từ bán hàng thì hàng hóa sẽ được chuyển quyền sở hữu, khách hàng sẽ nhận hàng trực tiếp.  Đối với khâu bán lẻ công ty áp dụng phương thức bán hàng thu tiền trực tiếp: nhân viên bán hàng trực tiếp giao hàng và thu tiền của khách hàng. Cuối ngày nhân viên bán hàng sẽ lập báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền để làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán. Và áp dụng 2 phương thức thanh toán là: Thanh toán qua ngân hàng( thanh toán bằng Sec, bằng thư tín dụng, thanh toán bù trừ, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,...) và Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Nhận xét: Qua phân tích cho ta thấy công tác quản trị bán hàng của công ty khá hoàn chỉnh, phương thức thanh toán khá linh hoạt tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng. Tuy nhiên hiện tại công ty mới chỉ có 1 chi nhánh ở TP. HCM, như vậy là khá hạn chế so với chiến lược mà CMCSoft đề ra, chính vì vậy CMCSoft cần phải linh hoạt hơn khi sử dụng kênh phân phối, có thể mở thêm thị trường công ty, sử dụng thêm kênh phân phối trung gian độc quyền . 2.4 Công tác quản trị nhân lực của Công ty CMCSoft Dựa vào số liệu bảng 1.3 Phần I mục 2.2 ta có thể thấy CMCSoft duy trì nhân sự khá ổn định trong năm 2012, tính đến thời điểm hiện tại công ty có tổng cố cán bộ nhân viên là 310 người. Và để duy trì và khai thác được nguồn lực được cho là quan trọng nhất trong mọi tổ chức này thì CMCSoft đã có các chính sách sau: - Công tác tuyển dụng nhân viên vào các phòng ban trong công ty có các chỉ tiêu yêu cầu chủ yếu như: + Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành CNTT, tin học và các ngành có liên quan. + Có kinh nghiệm hoặc kiến thức về quy trình sản xuất phần mềm + Yêu thích công việc + Có kỹ năng giao tiếp, cẩn thận, chăm chỉ, chịu được áp lực trong công việc. + Đọc hiểu tài liệu bằng tiếng Anh + Có khả năng nghiên cứu công nghệ mới, năng động, sáng tạo, tinh thần làm việc nhóm cao. Đây đều là những yêu cầu được coi là cần thiết đối với sự phát triển của doanh nghiệp, ngoài ra đối với mỗi chức vị, công việc đặc thù khác nhau, công ty sẽ đưa ra thêm các yêu cầu phù hợp. Đào tạo và phát triển nhân lực: Bên cạnh việc thực hiện chủ trương thu hút cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao vào làm việc, Công ty CMCSoft luôn thực hiện các chính sách đào tạo nhắm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên và các cán bộ nhân viên. Năm 2012 vừa qua, CMCSoft đã tuyển dụng thêm nhiều cán bộ, quản lý, chuyên viên, lãnh đạo cấp cao đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và thực hiện 50 khóa đào tạo bên ngoài cũng như trong nội bộ cho tất cả các cấp lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty về công nghệ, chuyên môn, kỹ năng về chuyên môn và kỹ năng mềm Bố trí và sử dụng nhân lực: Công tác bố trí và sử dụng nhân lực của CMCSoft được đánh giá khá tốt, chính việc quy chuẩn ngay từ công tác tuyển dụng nên hầu hết các nhân viên không tốn quá nhiều thời gian để hòa nhập, bên cạnh đó các khóa đạo tạo và phát triển nhân lực của Công ty được tổ chức khá đều đặn với kiến thức bám sát với công việc đã giúp nhân viên trau dồi kiến thức chuyên môn và tự tin hơn rất nhiều. Đãi ngộ nhân lực: Toàn bộ cán bộ nhân viên của Công ty CMCSoft được làm việc tại tòa nhà CMC 19 tầng có tiêu chuẩn hạng A về không gian và trang thiết bị làm việc, với nhiều tiện ích văn phòng mang tính ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra CMCSoft là một trong những đơn vị có nhiều các hoạt động sôi nổi, các phong trào thi đua, các chính sách khen thưởng… nhằm tôn vinh những giá trị lao động, ghi nhận sự cống hiến về công sức, trí tuệ của tập thể, cá nhân có thành tích vượt bậc. Các danh hiệu khen thưởng hàng năm được ban Thi đua Khen thưởng Công ty đánh giá và trao cho các cá nhân và phòng ban trong công ty như: lãnh đạo xuất sắc, chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến, lao động xuất sắc,…. Nhận xét: Nhìn chung công tác quản trị nhân sự ở công ty khá được chú trọng và đảm bảo được các yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên công tác tuyển dụng vẫn còn khá cứng nhắc, nặng về bằng cấp, và chưa thật sự linh hoạt để có thể tìm kiếm và khai thác được các ứng viên tài năng, bên cạnh đó công tác đãi ngộ tuy có được quan tâm nhưng chưa thực sự làm hài lòng được cán bộ công nhân viên, dẫn đến việc thuyên chuyển, nghỉ việc vẫn có tỷ lệ khá cao. 2.5 Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của Công ty CMCSoft  - Công tác quản trị dự án của CMCSoft: Nối tiếp thành công năm 2012 khi CMCSoft đưa ra thị trường sản phẩm eDocman Plus, đây là phần mềm quản lý văn bản, quản lý công văn, hồ sơ công việc và điều hành tác nghiệp dành cho các khách hành như Bộ, ngành, UBND Tỉnh..... CMCSoft khẳng định chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới sẽ tiếp tục chú trọng vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới cũng như tìm kiếm sự thay đổi đột phá cho các sản phẩm và dịch vụ hiện có nhằm đem lại giá trị tối đa cho khách hàng. Các lĩnh vực quan tâm chủ yếu như : Điện toán đám mây, Chính phủ điện tử, kinh doanh điện tử, Các giải pháp phần mềm và dịch vụ mới độc đáo. Có thể nói công tác quản trị dự án của CMCSoft đã và đang gặt hái được những thành công lớn.  - Công tác quản trị rủi ro của CMCSoft: Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro đối với tổ chức nên Công ty CMCSoft khá quan tâm tới các chương trình quản trị rủi ro nên công tác quản trị rủi ro ở đây được thực hiện khá tốt. Công ty xây dựng 1 hệ thống quản lý chất lượng với các yêu cầu tiêu chuẩn TVCN ISO 9001:2008, ISMS và CMMi3 và phù hợp với tính chất, đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phù hợp với yêu cầu của các khách hàng giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó các hợp đồng mua bán đều được kiểm tra giám sát một cách kỹ lưỡng để giảm thiểu và phân chia rủi ro trong quá trình mua bán. Ngoài ra các điều kiện về an toàn lao động của nhân viên, bảo hiểm về tài sản, và bảo hiểm của nhân viên luôn được công ty quan tâm, các phong ban đều được trang bị các thiết bị dự phòng chống cháy nổ theo đúng tiêu chuẩn về an toàn lao động. III/ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN Qua quá trình khảo sát thực tiễn tại Công ty CMCSoft tôi có thể đưa ra 2 vấn đề còn tồn tại mà công ty cần có những biện pháp khắc phục nhằm mang lại những kết quả tốt đẹp trong tương lai: 1.Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC. 2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC. 3.Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC. Lưu ý: Sinh viên thực tập tổng hợp và làm báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH A nào thì phải làm đề tài khoá luận liên quan đến vấn đề giải quyết tại chính Công ty TNHH A đó.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan