Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tìm số liệu về gdp(gnp) của việt nam qua các năm 2008,2009,2010,2011,2...

Tài liệu Tiểu luận tìm số liệu về gdp(gnp) của việt nam qua các năm 2008,2009,2010,2011,2012, từ đó đánh giá về việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế việt

.DOC
14
343
96

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hai thập niên qua, kể từ khi áp dụng những chính sách kinh tế toàn diện với nội dung cốt lõi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa và mở cửa ra nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế quốc dân, GDP là một biến số quan trọng nhất và được biết đến như chiếc “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Bởi vậy, nghiên cứu về số liệu GDP(GNP) của Việt Nam qua các năm 2008,2009,2010,2011,2012 sẽ cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn và toàn diện về việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế việt nam. Đồng thời, chúng ta sẽ hiểu hơn về việc sử dụng công cụ chính sách tài khóa của chính phủ để tác động đến tổng cầu của nền kinh tế nhằm tăng trưởng GDP. Với ý nghĩa quan trọng đó, chúng em đã lựa chọn đề 4 “tìm số liệu về GDP(GNP) của Việt Nam qua các năm 2008,2009,2010,2011,2012, từ đó: -Đánh giá về việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua -Trong năm 2012, Chính phủ đã sử dụng công cụ chính sách tài khóa để tác động đến tổng cầu của nền kinh tế nhằm tăng trưởng GDP như thế nào? Do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên trong bài làm còn gặp nhiều sai sót. Vậy nên, chúng em mong nhận được sự góp ý của thầy cô bộ môn để bài làm của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn! 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trước tiên để hiểu rõ sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam chúng ta cần hiểu về các khái niệm: 1. Khái niệm:  Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường được tính trong một năm).  Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): đo lường tổng giá trị của các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)  Chính sách tài khóa: là việc Chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Chính sách tài khóa được sử dụng khi sản lượng của nền kinh tế ở quá xa so mức sản lượng tiềm năng. Đây là phương pháp hữu hiệu để chính phủ ổn định nền kinh tế và trong trường hợp này nó được gọi là chính sách tài khóa tích cực.  Tổng cầu của nền kinh tế: Là tổng sản lượng hay thu nhập thực tế mà xã hội muốn mua và có khả năng mua( khả năng thanh toán) tại mỗi mức giá 2.GDP ( GNP) của Việt Nam qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Và đánh giá việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ năm 2008 đến năm 2012. 2.1: GDP ( GNP) Việt Nam năm 2008 Theo số liệu thống kê, tổng sản phẩm (GDP) trong nước năm 2008 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7,0%, nhưng trong bối cảnh tài 2 chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn. GDP tính theo giá thực tế năm 2008 tăng cao; với mức tăng trưởng và tăng giá khác nhau ở ba khu vực nên cơ cấu kinh tế năm 2008 tăng ở khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và giảm ở khu vực công nghiệp, xây dựng. Tuy nhiên, xu hướng này chỉ là tạm thời trong bối cảnh đặc biệt của năm 2008 với sự tăng chậm lại của khu vực công nghiệp, xây dựng và giá nông lâm thuỷ sản tăng cao. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,91%; khu vực dịch vụ chiếm 38,1%. 2. GDP( GNP) của Việt Nam năm 2009 Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (GSO), nền kinh tế Việt Nam năm 2009 đã có GDP tăng dần qua các quý và tính cả năm, mức tăng này là 5,32%. Tổng sản phẩm (GDP) năm 2009 ước đạt 11.340 tỉ đồng (theo giá so sánh 1994). Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 7,6%, không đạt kế hoạch đề ra (14,5%), thấp hơn mức tăng trưởng năm trước (14,1%), trong đó khu vực I tăng 3,7% (năm 2008 tăng 5,7%); khu vực II tăng 8,3% (năm 2008 tăng 25,0%); khu vực III tăng 11,4% (năm 2008 tăng 11,0%). Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2002 đến nay và là năm đầu tiên trong vòng 5 năm qua có mức tăng dưới 2 chữ số. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 18,85 triệu đồng. Nguyên nhân do ảnh hưởng suy thoái kinh tế nên ngành công nghiệp của tỉnh tăng trưởng thấp; khu vực nông nghiệp và thương mại dịch vụ tương đối ổn định mặc dù trong năm có nhiều dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi. Từ diễn biến và kết quả tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2009 có thể đưa ra một số nhận xét, đánh giá như sau: 3 Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008, nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một thành công lớn. Hai là, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I và quý II năm 2009 thấp hơn tốc độ tăng của quý I và quý II năm 2008; nhưng quý III/2009 tăng 6,04%, cao hơn tốc độ tăng 5,98% của quý III/2008 và quý IV/2009 tăng 6,9%, cao hơn tốc độ tăng 5,89% của quý IV/2008 cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ đề ra, được triển khai trong năm vừa qua phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy hiệu quả. 2.3: GDP ( GNP ) của Việt Nam năm 2010 Theo số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê về mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2010 thì tổng sản phẩm quốc nội GDP tính theo giá thực tế đạt 1,98 triệu tỷ đồng. Con số này tương đương khoảng 104,6 tỷ USD, nhiều hơn so với năm 2009 là 13 tỷ USD. Nếu so với kỳ gốc (năm 1994), tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2010 đạt khoảng 6,78% so với năm 2009. Con số này cao hơn gần 0,3% so với kế hoạch được Quốc hội phê duyệt đầu năm. Tốc độ tăng trưởng cũng tăng dần đều theo các quý và cao nhất vào quý IV (khoảng 7,3%). Về cơ cấu ngành, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh nhất (7,7%), dịch vụ tăng 7,5% trong khi đó nông nghiệp chỉ tăng khoảng 2,8%. 2.4: GDP( GNP) của Việt Nam năm 2011 Sáng ngày 29/12/2011 tổng cục thống kê đã tổ chức họp báo công bố số liệu kinh tế -xã hội năm 2011.Theo đó,tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010.Mức tăng này thấp hơn gần 1% so với 6,78% của năm 2010. Tuy nhiên, theo đánh giá của tổng cục thống kê trong 4 điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn, cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý . Khu nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4% so với năm 2010 , đóng góp 0,66% vào mức tăng GDP chung của nền kinh tế. Khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,99%, đóng góp 2,91% còn khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53% đóng góp 2,32% . Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng 11.Tính chung cả năm 2011 CPI tăng 18,58% so với năm 2010. Nhập siêu hàng hóa năm 2011 ước tính là 9,5 tỷ USD ,bằng 9,9%tổng kim nghạch xuất khẩu .Mức nhập siêu năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua .Đây cũng là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim nghạch xuất nhập khẩu thấp nhất kể từ năm 2002 . Bội chi ngân sách năm 2011 bằng 4,9% GDP ,thấp hơn nhiều so với mức kế hoạch 5,3% .Tổng phương tiện thanh toán năm 2011 ước tính tăng 10% so với tháng 12/2010 ,tổng dư nợ tín dụng tăng 12%. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2011 theo giá thực tế ước tính đạt 877.900 tỷ đồng ,tăng 5,7% so với năm 2010 và bằng 34,6% GDP ,giảm so với mức 41,9% GDP của năm 2010 . Từ những số liệu trên cho ta thấy năm 2011nền kinh tế Việt Nam vẫn phải tiếp tục đối mặt với ba chướng ngại lớn là vấn đề tỷ giá ,nhập siêu và lạm phát để nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Việt Nam cũng cần khắc phục những “nghịch lý” vĩ mô như lạm phát cao trong một thế giới lạm phát thấp hoặc giảm phát. Tạo cho nền kinh tế vĩ mô nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà nếu không kịp thời điều chỉnh và xử lý thì sẽ gây ra hậu quả tiêu cực đến sự phát triển lâu dài và bền vững .Và để khắc phục được cần phải có những thay đổi mạnh mẽ trong tư duy với lòng quyết tâm cao với những giải pháp thực sự quyết liệt .Năm 2011 là năm có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn phát triển sắp của nền kinh tế Việt Nam .Bởi vì đây là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm mới (20112015) và để thực hiện được thành công kế hoạch này cần có một tư duy tăng trưởng mới :Tăng trưởng dựa trên cơ sở một môi trường kinh tế thuận lợi ,trong 5 đó các nguồn lực được phân bố một cách hợp lý ,được sử dụng một cách hiệu quả và trọng tâm của tăng trưởng là chất lượng . 2.5: GDP (GNP) của Việt Nam năm 2012 Năm 2012: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2012 theo giá so sánh năm 1994(đơn vị %) như sau: Phân theo khu vực kinh tế:+Nông, lâm nghiệp và thủy sản:2,7. Công nghiệp và xây dựng: 4,5, Dịch vụ: 6,4. Phân theo quý trong năm:+Quý I:4,64; Quý II: 4,80; Quý III:5,05; Quý IV:5,44. Tổng là: 5,03. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,8%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Như vậy, mức thực tế 5,03% theo thống kê này thấp hơn so với mức ước tính trước đó của Chính phủ, dự kiến vào khoảng 5,2-5,5%.Theo đánh giá của cơ quan thống kê, mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý.Đồng thời, qua từng quý, mức tăng trưởng GDP có xu hướng được cải thiện. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm. GDP cả nước năm nay tăng thấp hơn nhiều so kỳ vọng và cách xa mức trung bình đạt được trong nhiều năm gần đây vào khoảng 7% hàng năm. Điều này được lý giải do "sức khỏe" nền kinh tế bị tác động do khủng hoảng toàn cầu diễn biến phức tạp. 2.6: đánh giá chung về việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012. 6 Một trong những tiêu chí đánh giá một nền kinh tế năng động, đang phát triển mạnh hay không là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP). Trong suốt 20 năm qua, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam đạt khoảng hơn 7%. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng - không quá nóng đến mức lo ngại và cũng không quá thấp đến mức ì ạch. Một nền kinh tế đi lên gần như từ số 0 sau chiến tranh, không thể phủ nhận đó là thành tựu đáng ghi nhận. Nếu chỉ tính trong giai đoạn khủng hoảng 5 năm gần đây, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn thuộc tốp khá của thế giới và thuộc tốp cao ở khu vực. Việt Nam là nước có mức tăng trưởng GDP ấn tượng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Lào, mức tăng trưởng bình quân của Việt Nam trong 5 năm này là 6,56%. Năm 2008 là một năm không vui với tăng trưởng GDP của Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt ~6,23%, thấp nhất kể từ năm 1999. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP tụt xuống còn 5,3%, năm 2010 là 6,78% và năm 2011 là 5,89%. Sang năm 2012, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế rất khó khăn, trong đó nổi bật là nợ xấu ngân hàng và hàng tồn kho tăng cao, thị trường Bất động sản và Chứng khoán suy thoái, đặc biệt là thị trường bất động sản suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên cán cân thương mại trong giai đoạn này đã khởi sắc khi mức nhập siêu đã giảm dần, và năm 2012 là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu kể từ năm 1992. 3. Trong năm 2012, chính phủ đã sử dụng chính sách tài khóa để tác động đến chính sách của nền kinh tế nhằm tăng cường GDP: Tính đến hết tháng 11/2012, đã thực hiện phát hành được gần 130.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, bằng 185% số thực hiện năm 2011 và 81,2% nhiệm vụ huy động vốn trong nước năm 2012. Trong tháng 11, chính sách tài khóa tiếp tục được điều hành theo hướng chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt. Căn cứ diễn biến tình hình thực tế, chính sách thu và 7 chi NSNN đã được điều chỉnh linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kích cầu đầu tư để kích thích nền kinh tế, phấn đấu hoàn thành dự toán NSNN năm 2012, giữ bội chi NSNN năm 2012 ở mức Quốc hội quyết định là 4,8% GDP, bảo đảm mức dư nợ công, dư nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn. Về thu ngân sách nhà nước: Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-BTC về tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế năm 2012, đã tập trung chỉ đạo ngành Thuế và Hải quan làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp và đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá, chống buôn lậu và gian lận thương mại; tổ chức đánh giá thực trạng công tác hoàn thuế và kiểm tra thực tế tình hình thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng tại một số địa phương trọng điểm; thanh tra chuyên đề về thu, quản lý và sử dụng phí và lệ phí,... qua đó đã phát hiện và xử lý kịp thời nhiều trường hợp vi phạm, gian lận, trốn lậu thuế. Đã thực hiện rà soát, nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh các chính sách thu để khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu phù hợp với cam kết hội nhập, khuyến khích sử dụng hàng sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Tiếp theo việc trình Chính phủ ban hành Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, Bộ Tài chính đang khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Luật Hải quan (sửa đổi) và một số văn bản liên tịch hướng dẫn triển khai cơ chế một cửa quốc gia trong giai đoạn thí điểm. Bám sát tình hình thực tế, đã thực hiện điều chỉnh kịp thời thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng quan trọng (xăng, dầu, than, vật liệu xây dựng, thép) nhằm bình ổn giá trong nước và khuyến khích sản xuấtkinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước thực hiện tháng 11 ước 59.245 tỷ đồng; luỹ kế thu 11 tháng đạt 628.645 tỷ đồng, bằng 84,9% dự toán, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó: (i) thu nội địa đạt 81,5% dự toán, tăng 8 4,2%; (ii) thu về dầu thô đạt 119,9% dự toán, tăng 7%; (iii) thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 74,6% dự toán, giảm 15,5% so với cùng kỳ. Chiều 24/12, Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội cả năm 2012 Về chi ngân sách nhà nước: Đã tổ chức điều hành chủ động, tích cực, đáp ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi về đảm bảo quốc phòng, an ninh, các sự nghiệp giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, đảm bảo xã hội; thực hiện tăng lương tối thiểu chung và tăng phụ cấp công vụ theo đúng quy định từ ngày 01/5/2012. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán vốn ngân sách nhà nước; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nahf nước và có nguồn gốc ngân sách nhà nước. Từ đầu năm 2012 đến nay, cơ quan Kho bạc Nhà nước đã kiểm tra, phát hiện trên 51.800 khoản chi của 23.600 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục chế độ quy định; xử lý tạm dừng chưa thanh toán trên 736 tỷ đồng. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,8%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. 4.Các giải pháp để hoàn thiện tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam Để thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, chinh phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện 9 nhóm giải pháp chủ yếu gồm:  Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát  Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh  Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.  Đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. 9  Phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.  Tăng cường quản lí nhà nước về đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.  Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phòng chống tham nhũng, lãng phí, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và xây dựng đời sống văn hóa  Bảo đảm quốc phòng an ninh và ổn định chính trị, xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.  Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Có thể nói rằng, tuy chỉ là một biến số kinh tế nhưng GDP(GNP) đã cho chúng ta một cái nhìn khá tổng quát về diến biến kinh tế của nước ta trong những năm gần đây. Nhìn nhận một cách khách quan thì nền kinh tế nước ta trong các năm 2008,2009,2010,2011,2012 đã có nhiều bước chuyển dịch đáng kể, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công cuộc phát triển kinh tế. Các chính sách tài khóa được Chính phủ sử dụng tuy chưa tỏ rõ hiệu quả rõ rệt nhưng đã có nhiều những ảnh hưởng tích cực đến tổng cầu của nền kinh tế. Hi vọng trong năm 2013 này, với những nỗ lực của Đảng và Nhà nước thì đất nước chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trên công cuộc xây dựng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước! 10 HÌNH ẢNH MINH HỌA ( Tăng trưởng kinh tế của việt Nam 1990-2010) 11 ( tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2007 đến 2012) ( hướng đến GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng hơn trong tương lai) 12 Mục Lục ĐẶT VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3. Khái niệm:  Tổng sản phẩm quốc dân (GNP):…………………………………………  của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):…………………………………………  Chính sách tài khóa:………………………………………………………  Tổng cầu của nền kinh tế:…………………………………………………. 2.GDP ( GNP) của Việt Nam qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Và đánh giá việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ năm 2008 đến năm 2012………………………………………………………………….. 2.1: GDP ( GNP) Việt Nam năm 2008………………………………….. 2.2: GDP( GNP) của Việt Nam năm 2009………………………………. 2.3: GDP ( GNP ) của Việt Nam năm 2010…………………………….. 2.4: GDP( GNP) của Việt Nam năm 2011……………………………… 2.5: GDP (GNP) của Việt Nam năm 2012……………………………… 2.6: đánh giá chung về việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012……………………………………….. 3. Trong năm 2012, chính phủ đã sử dụng chính sách tài khóa để tác động đến chính sách của nền kinh tế nhằm tăng cường GDP …………………………………………………………………....... 4.Các giải pháp để hoàn thiện tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam ……………………………………………………………………………… KẾT THÚC VẤN ĐỀ HÌNH ẢNH MINH HỌA 13 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan